“Chúng ta đều sống nhờ vào Sức Mạnh mà ta giả vờ là hiểu được.” (W. H. Auden)
Trong tất cả sức mạnh định hình cuộc đời, cảm xúc của ta là thứ nổi trội về khả năng ảnh hưởng một cách đáng kể tới sức khỏe và cách chúng thực hiện điều này 1 cách bí hiểm. Bởi khi bị cuốn vào trong một cảm xúc mãnh liệt, ta thường mất đi khả năng phân biệt lý trí và phi lý trí, đúng sai, và trong trường hợp cực đoan là giữa thực tế và tưởng tượng. Cảm xúc có thể thúc đẩy ta làm những điều mình hiếm khi nghĩ rằng bản thân có thể làm được – đôi khi là tốt, nhưng thông thường thì xấu. Và trong tất cả mọi cảm xúc, cơn giận nổi bật như là một trong những cảm xúc hùng mạnh và chắc chắn là mang tính tàn phá nhất.
Thịnh nộ, phẫn uất, thù địch thành thói và lòng căm thù là tất cả những hình thái của cơn giận mà, nếu cho phép kéo dài có thể gây ra nỗi đau khổ dữ dội về mặt cá nhân, làm hại tới những người xung quanh,và thậm chí là cái chết ở quy mô lớn. Trong thế kỷ 20, hàng trăm triệu người chết dưới bàn tay của những phong trào chính trị làm tăng sự phẫn nộ của quần chúng, 1 thực tại nên được cảnh tỉnh cho chúng ta về mối nguy của việc phớt lờ cơn giận.
Tuy nhiên ko phải tất cả cơn giận đều là bệnh lý và mang tính phá hoại. Đôi khi cơn giận là 1 phản ứng xác đáng với sự ngược đãi thậm chí cơn giận có thể mang lợi ích nếu cuộc đời ta đang gặp nguy hiểm.
“Những ai ko thể hiện sự tức giận trước những điều cần phải khơi dậy cơn giận đều được coi là kẻ ngu ngốc.” (Aristotle)
Cơn giận cũng mang đến cho ta năng lượng và sự quyết đoán cần thiết để thay đổi bản thân, đạt được mục tiêu, và tham gia vào các hoạt động mang tính xây dựng. Cơn giận là 1 dấu hiệu cho thấy rằng điều gì đó bên trong ta muốn được sống và khẳng định bản thân, trong khi đối nghịch của nó, là sự thờ ơ, biểu thị rằng ý muốn chết (Will-to-death) đã chiếm hữu ta. Nhưng vấn đề tất cả chúng ta đang đối diện chính là cách để khai thác khía cạnh xây dựng của cơn giận trong khi tránh đi các khuynh hướng hủy diệt của nó. Mục tiêu của Video này là để giải thích cách ta có thể làm điều này và để bắt đầu thì chúng ta phải tìm hiểu mối liên kết giữa sự bất lực và cơn giận.
“Thực vậy, ko 1 cảm xúc xã hội nào ngày nay lan rộng nhiều hơn là niềm tin về sự bất lực bản thân, cảm giác bị bao vây, khốn cùng và hành hạ.” (Arthur M. Sclesinger, Jr.)
Trong khi Lord Acton đã đúng khi nhận định rằng “Quyền lực tuyệt đối dẫn đến tha hóa tuyệt đối” (Lord Acton ), vế đảo nghịch lại cũng đúng. Sự bất lực tuyệt đối dẫn đến tha hóa tuyệt đối. Khi ta cảm thấy cuộc sống mình chẳng có gì đáng kể; khi thờ ơ dẫn tới sự trì trệ dưới hình thái của 1 công việc chỉ tạo ra phiếu lương và sự trống trải trong tâm hồn; khi ta bị bao quanh bởi chính quyền và tập đoàn với quyền lực vượt xa tất cả những gì ta có khả năng; và khi ta thấy bản thân mình lạc lối trong con biển của “Những người vô hồn” (Faceless others) (W. H. Auden) mà ta ko thể kết nối, tác động, hay tiếp cận, đầu tiên là sự bất lực và sau đó là cơn giận và thịnh nộ, dường như sẽ là kết cục.
“Vấn đề đặc thù của ta…tại thời điểm trong lịch sử này” Rollo May viết “là sự lan tràn cảm giác mất mát tính ý nghĩa của cá nhân, một tổn thất được cảm nhận từ sâu trong thâm tâm như là sự bất lực…Vậy nên nhiều người cảm thấy họ ko và ko thể có sức mạnh, rằng ngay cả việc tự nhận thức bản thân cũng bị chối bỏ, rằng họ ko còn điều gì khác để khẳng định, và kể từ đây ko còn một lời giải trước mắt nào cho một sự bùng nổ dữ dội.” (Rollo May, Power and Innocence)
Nhưng ngoài các ảnh hưởng xã hội, bản thân cuộc đời, hay các gánh nặng hiện sinh mà tất cả chúng ta đều đối mặt, cũng có thể kích hoạt cảm giác bất lực tạo nên cơn giận. Khi sinh ra, chúng ta bị quẳng vào một hiện thực có thể gây trái ý, thất vọng và thù địch với mong muốn của ta. Sự bất lực mà ta cảm thấy khi đối diện với hiện thực lạnh nhạt thờ ơ càng trở nên tồi tệ hơn bởi sự thực rằng, cho dù chúng ta đã cố gắng hết sức để phủ nhận nó một cách tuyệt vọng, sâu thâm tâm ta biết rằng việc kéo dài mãi ham muốn nguyên thủy của mình chắc chắn sẽ thất bại. Cái chết nằm chờ đợi tất cả chúng ta. “Đừng thoai thoải đi vào cái đêm tốt lành đó.” Nhà thơ Dylan thomas viết. “Phẫn nộ, phẫn nộ chống lại ánh sáng sắp tàn.” (Dylan Thomas)
Tuy nhiên, mặc dù cơn giận là lẽ tự nhiên, và đôi lúc lành mạnh, để phản hồi cảm giác bất lực, hầu hết chúng ta đều bị biến đổi về mặt văn hóa (Culturally Conditioning) để kìm nén cơn giận. Ta đề ra các nghi thức xã hội rối rắm để duy trì hình tượng vị tha chung của bản thân mà đằng sau đó, ta che đi cơn giận và nỗi phẩn uất ẩn chứa sâu bên trong. Và khi làm thế, ta đã biến bản thân mình bất ổn, yếu đuối về mặt tâm lý và dễ mắc các chứng rối loạn tâm thể và những cơn thịnh nộ dường như có thể đến từ sự vô cớ của vô thức ta. Dựa vào mức độ bất lực, và có khuynh hướng ngả về cơn giận, mà nhiều người đang mắc phải đang mắc phải trong thời hiện đại, chúng ta buộc phải tìm một cách thức mang tính xây dựng để đương đầu với sự hiện diện của cơn giận dữ, và để giúp ta làm được điều này, ta sẽ đến với khái niệm của Daimonic.
Daimonic là thuật ngữ Hy Lạp cổ đại ban đầu được dùng để nhắc đến một sức mạnh đến từ con người mà ko có – thần linh hay phương tiện nào giữa các vị thần và con người. Rollo May khái niệm hóa lại từ Daimonic trong thuật ngữ tâm lý học ngày nay và định nghĩa nó như là “bất kỳ chức năng bẩm sinh nào có khả năng kiểm soát toàn bộ con người.” (Rollo May, Love and Will) Tình dục, tình yêu, cơn giận, thịnh nộ, và ham muốn quyền lực đều là những Daimonic có sức mạnh chiếm hữu và chế ngự khả năng nhận thức của mình. Chúng là những động lực bản năng mạnh mẽ thúc đẩy 1 cách phi luân lý tới sự đủ đầy và chính vì lẽ đó, chúng có khả năng truyền sức sống hoặc gây hại cho ta. Trong khi những lợi ích của các Daimonic như là tình dục và tình yêu là điều rõ rệt, bởi vì việc định hình văn hóa mà hầu hết mọi người đều ko nhận ra khía cạnh xây dựng của cơn giận.
Note: Về Daimonic, xét về định nghĩa của Rollo May thì nó là 1 kiểu lực bẩm sinh có tính hủy diệt hoặc xây dựng, thường là cả 2. Nếu mỗi cá nhân trải qua sự thành toàn, 1 sự phát triển tự nhiên hướng tới trưởng thành về mặt cá nhân và hòa hợp với bản chất tập thể con người, thì Daimonic sẽ là yếu tố thúc đẩy sự thành toàn đó.
Cultural conditioning: Định hình văn hóa là 1 quá trình qua đó ta hấp thu và diễn giải những quy tắc, tác động, và thông điệp từ môi trường và biến chúng thành những gì ta tin là hành vi “chấp nhận được”.
“Văn hóa chúng ta”, May viết, “đòi hỏi ta kìm nén hầu hết cơn tức giận, và chính vì vậy, ta đang đè nén hầu hết sự sáng tạo của mình.” (Rollo May, Rollo May: Man and Philosopher)
Mong muốn sáng tạo ko bị giới hạn ở họa sĩ hay các loại tính cách nhất định, đúng hơn, trở nên sáng tạo là điều tất yếu được khơi dậy bên trong tất cả chúng ta mỗi khi có mâu thuẫn bên trong hoặc bên ngoài và hỗn loạn xuất hiện trong cuộc sống. Sự hiện diện của mâu thuẫn và hỗn loạn báo hiệu cho thấy sự cần thiết của một số kiểu thay đổi trong tính cách hoặc môi trường. Khi ta trở nên sáng tạo, thay vì phản hồi với hỗn loạn và mâu thuẫn bằng sự thụ động và bất lực, ta phản hồi theo một hướng chủ động bằng cách thay đổi tâm trí hoặc hình thành một số thành phần ở thế giới bên ngoài giúp ta hiểu rõ về cơn hỗn loạn, đương đầu với nó, và sau cùng là vượt qua nó.
“Quá trình sáng tạo là quá trình thay đổi, phát triển, tiến hóa, trong cơ cấu của cuộc đời chủ quan.” (Brewster Ghiselin, The Creative Process)
Với vai trò của sáng tạo trong việc chuyển đổi hỗn loạn và mâu thuẫn thành trật tự và có hình thái và cảm giác bất lực thành sức mạnh, việc thiếu đi một nguồn sáng tạo thích đáng trong cuộc đời cũng là nguyên nhân chính cho nhiều vấn đề cá nhân của ta.
Tuy nhiên, như Pablo Picasso nhận xét rằng, “Mọi hành động sáng tạo trước hết là 1 hành động phá hoại.” (Pablo Picasso) Bất kể ta đang tạo ra một trạng thái tâm trí mạnh mẽ hơn hay điều gì đó cực kỳ đáng giá ở thế giới bên ngoài, ta trước hết cần phải gạt bỏ cái cũ và lỗi thời để nhường chỗ cho cái mới.
“Ngươi phải tự thiêu cháy bản thân trong ngọn lửa của mình:” Nietzsche viết. “làm sao ngươi có thể trở thành cái mới nếu ko biến bản thân mình thành tro bụi trước tiên!” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)
Và để giúp ta tham gia vào sự phá hủy sáng tạo này, lòng can đảm, quả quyết và năng lượng đi kèm với cơn giận có thể minh chứng là điều ko thể thiếu. Trong khi ta bị đình hình để phủ nhận cơn giận trong ta, nhiều nhà tư tưởng lỗi lạc, người nổi tiếng, và họa sĩ xuyên suốt nhiều thời đại đã đề cao tính thiết yếu của việc khai thác và sử dụng Daimonic như là một tác nhân kích thích cho sáng tạo và thay đổi bản thân; đó là lý do vì sao trong cuốn The Marriage of Heaven and Hell của William Blake “Satan là biểu tượng của sáng tạo, linh lợi và năng lượng đang vùng vẫy để được tự do.” (Jeffrey Russell, The Prince of Darkness) Cơn giận có thể là Daimonic của sự hủy diệt thiết yếu cho bất kỳ hình thái sáng tạo lâu dài và có ý nghĩa nào.
“…kiến tạo, hiện thực hóa khả năng của 1 người, luôn luôn liên quan tới tính hủy diệt cũng như là khía cạnh xây dựng. Nó luôn liên quan tới việc phá hủy tình thế hiện tại (Status quo), phá hủy các khuôn mẫu cũ mèm bên trong bản thân, dần dà phá hủy những gì mà họ bám víu trong thời thơ ấu, và tạo ra các hình thái mới mẻ và độc đáo và cách sống… Mỗi trải nghiệm sáng tạo đều mang tiềm năng gây hấn hay phủ nhận đối với những người khác trong môi trường của họ hay đối với những khuôn mẫu có sẵn bên trong bản thân.” (Rollo May, The Meaning of Anxiety)
Với việc cơn giận là một phản hồi tự nhiên cho cảm giác bất lực và kìm nén cơn giận là điều nguy hiểm, ta cần phải nhận thức được cơn giận và ko cho nó phá hoại cuộc đời và thế giới quanh ta một cách vô thức. Bởi nếu ta có thể trở nên nhận thức hơn và chấp nhận cơn giận bên trong mình, ta có thể dùng nó để tiếp sinh lực, thúc đẩy ta một cách sáng tạo tới những mục tiêu xa xôi, và thay đổi ta thành một cá nhân tự quyết và dứt khoát. Nhưng nếu ta tuân theo sự định hình xã hội và ngó lơ hoặc kìm nén sự hiện diện của nó, cơn giận sau cùng sẽ biến đổi từ 1 Daimonic thành một sức mạnh ma quỷ, với kết quả có khả năng tàn phá.
“Để học cách sống 1 cách sáng tạo với Daimonic hoặc bị nó nuốt chửng 1 cách tàn bạo. Chúng ta sẽ tự quyết lấy số phận của mình. Hãy để cho bản thân đưa ra lựa chọn 1 cách khôn ngoan.” (Anger, Madness and the Daimonic, Stephen Diamond)