Trích một đoạn trong quyển Skin in the game.
Alexander Đại đế từng nói thà có đội quân cừu do một con sư tử dẫn dắt còn hơn là có đội quân sư tử do một con cừu lãnh đạo.
Alexander (hay bất cứ ai đưa ra cầu nói có lẽ là ngụy tạo này) hiểu rõ giá trị của nhóm thiểu số chủ động, cố chấp và dũng cảm. Hannibal đã khủng bố Rome suốt gần 15 năm với một đội quân lính đánh thuê nhỏ bé, giành chiến thắng 22 trận trước quân đội La Mã với quân số áp đảo. Động lực của ông xuất phát từ một dị bản của câu châm ngôn này. Trong trận Cannae, khi thấy Gisco tỏ ra lo lắng về việc quân đội Carthage quá nhỏ bé so với quân đội La Mã, ông nói: “Có một điều tuyệt vời hơn cả số lượng của họ… trong biển quân mênh mông kia, không ai có tên là Gisco cả.\”
Cái lợi to lớn của sự dũng cảm ương ngạnh này không chỉ giới hạn ở lĩnh vực quân sự. Margaret Mead’ đã viết, “Đừng nghi ngờ việc một nhóm nhỏ công dân có suy nghĩ có thể thay đổi thế giới. Thực ra, đó là điều duy nhất từng xảy ra.\” Rõ ràng, động lực thúc đẩy các cuộc cách mang chính là những nhóm thiểu số không khoan nhượng. Và sự phát triển toàn diện của xã hội, dù ở khía cạnh kinh tế hay đạo đức, đều xuất phát từ một số lượng người rất nhỏ.
À. Muốn ương ngạnh thì phải lì phải khoẻ, sinh lực dồi dào sung mãn. Chứ sida thì đời khè phát là sun chim mấy man à.
G9 mấy koo.