“Tôi đang trong tâm tính rằng nếu mình ở dưới nước, tôi cũng chẳng muốn bật sức để ngoi lên trên.” (John Keats)
Hiếm khi 1 cá nhân trải qua cuộc đời mà tại một thời điểm nào đó lại ko bị ảnh hưởng bởi nỗi đau khổ mà Keats đã nhắc đến. Đôi khi nó được kích hoạt bởi một sự kiện bất lợi hay bi thương, nhưng thông thường thì chỉ đơn thuần là phản ánh sự trái ngược giữa cuộc sống của ta và cách nó đáng ra nên trở thành, có thể phủ lên một đêm đen lên chính sự tồn tại của mình. Với hầu hết mọi người, những cảm giác này chỉ là tạm thời, những đám mây đêm đen cảm thấy cực kỳ khô héo trong khoảnh khắc gần như tự nhấc mình lên cao một cách thanh thoát, và cuộc đời tiếp tục. Nhưng đối với những người khác, cảm giác này ko giảm đi theo thời gian, mà chỉ càng dữ dội lên và trầm cảm được hình thành. Họ coi bản thân mình là vô dụng, là một đối tượng của sự thương hại, căm ghét, và giận dữ, và cuộc đời trở thành gánh nặng lớn nhất.
Câu hỏi cho việc điều gì đã dẫn con người vào hố sâu của trầm cảm đã được tranh luận trong nhiều thiên niên kỷ. Tại sao một số người hồi phục nhanh chóng khỏi nghịch cảnh, trong khi những hoàn cảnh tương tự vậy đẩy người khác vào một cơn sầu não kéo dài? Trong vài thập kỷ qua, ngày càng có nhiều sự quan tâm về các nguyên nhân sinh học của trầm cảm. Nhưng trong khi Gene và sinh học có thể khiến ta chịu đựng trầm cảm, ko thể phủ nhận rằng cách chúng ta chọn để sống, và các khuôn mẫu tư duy và hành vi ta vun trồng, cũng quan trọng ko kém. Ko phải mọi lối sống đều ngang nhau nếu ta mong ước thoát khỏi cơn đau khổ cực độ đi kèm với trầm cảm và trong Video này, ta sẽ khám phá 1 lối sống đã được các triết gia và nhà tâm lý học xác định lặp đi lặp lại là gây nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm. Đặc biệt, chúng ta sẽ thảo luận về mối nguy của việc dựa dẫm quá nhiều vào một số lượng nguồn giới hạn dành cho cảm giác về giá trị bản thân.
Là con người, chúng ta có nhu cầu cảm nhận rằng cuộc đời này mang giá trị và ta hiện diện tại đây trên trái đất này ko chỉ đơn thuần là chiếm chỗ, tiêu thụ tài nguyên, và sau cùng là chết. Nhu cầu nghĩ tốt về bản thân mình này, và để cho những người khác được làm như vậy là một trong những yếu tố định hình nền tảng của cuộc đời. Bởi thiếu đi cảm giác rằng ta là một cá nhân đáng giá, ta sẽ đau khổ, và do vậy rất nhiều thứ chúng ta làm chính là thúc đẩy để thỏa mãn nhu cầu này. Công việc ta chọn, người mà ta kết giao với, biểu tượng địa vị ta có, và các vấn đề xã hội mà ta đấu tranh cho, tất cả đều bị ảnh hưởng bởi việc liệu chúng có cản trở hay giúp đỡ ta về khía cạnh này hay ko.
Càng nhiều nguồn ta có được để từ đấy thu thập cảm giác về giá trị bản thân càng tốt. Nhưng với 1 số người, thông thường do tác động của sự giáo dục, cực kỳ giới hạn bản thân họ trong khía cạnh này và khi làm như vậy, họ tự đưa chính mình vào cơn trầm cảm. Bởi trầm cảm thông thường là kết quả của sự tổng hòa 2 yếu tố. Sự mất mát của 1 đối tượng có giá trị kết hợp với tâm lý cứng nhắc, tâm lý đó là sự bất lực trong việc tạo ra tính biến thiên trong các khuôn mẫu tư duy và hành vi, và thích ứng một cách sáng tạo để thay đổi trong môi trường. Nguy cơ cho cả 2 yếu tố này sẽ tăng nhiều hơn khi ta dựa vào một, hoặc 1 vài đối tượng để có cảm giác về giá trị bản thân.
Trong vài trường hợp, con người dựa dẫm quá mức vào người khác. Những cá nhân như thế luôn luôn thèm khát sự khen ngợi của gia đình hay vợ/chồng để cảm thấy tốt về bản thân. Thay vì tin rằng họ có thể mang ý nghĩa vào cuộc đời và trở thành một cá nhân có giá trị thông qua hành động có định hướng, những người như này luôn tìm kiếm sự chắc ăn, chỉ thị, và phê chuẩn từ cái được gọi là “những người có tính chi phối cao”. (Dominant other)
Note: Dominant other như đã dịch, từ này đến từ 1 nghiên cứu về bệnh trầm cảm. Trong phần Abstract nghiên cứu này người ta cho rằng người bị trầm cảm khó mà hồi phục sau nỗi buồn theo cơ chế thông thường bởi vì anh ta ngăn cản bởi những hệ tư tưởng trong cuộc sống tồn tại trước kia, nó có thể là việc sống với một người hay mục tiêu mang tính chi phối, ảnh hưởng lớn, điều này làm cho người đó bị giới hạn tầm nhìn về các con đường sống khác tốt hơn. VD: Thay vì tự làm, thì họ phải tìm những người ảnh hưởng cao như gia đình hay sếp vv để có được sự đồng thuận thì mới dám làm, ko đồng thuận thì họ ko làm, giống như 1 người lính phải đợi chỉ huy thì mới chịu làm.
Nhưng trong khi những người sống như vậy có thể mang nhiều lý do chính đáng để rơi vào một sự tồn tại như vậy, ko may thay, lối sống này chẳng bao giờ chữa lành những gì làm phiền não họ. Bởi ta càng dựa vào người khác để công nhận giá trị của mình, ta càng trở nên cứng nhắc về mặt tâm lý hơn. Ta sẽ chẳng bao giờ trau dồi khả năng cần thiết để có được lòng tự tôn bằng chính sức mình. Và tìm hiểu cách để cảm nhận như một cá nhân có giá trị mà ko cần lời khen ngợi ko ngớt của người khác, chính là kỹ năng sống thiết yếu. Bởi nếu người mang tính chi phối cao mất đi, hay bỏ rơi họ, thì thiếu đi khả năng này sẽ nhanh chóng dẫn đến mất mát và trầm cảm, và đôi khi mang tính chất nghiêm trọng. Hay như Ernest Becker đã nói một cách khéo léo, những người như vậy:
“…đã mất khi khán giả duy nhứt công nhận cốt truyện anh ta đang trình diễn. Anh ta bị bỏ rơi trong cơn tuyệt vọng sầu khổ của một người diễn viên chỉ biết 1 câu thoại và mất đi khán giả muốn nghe nó.” (Ernest Becker, The Revolution in Psychiatry)
Trong trường hợp khác, thay vì dựa vào người có tính chi phối cao, một số người đưa ra các mục tiêu cuộc đời vĩ đại và mong rằng ngày nào đó họ sẽ đạt được mục tiêu như thế, trở thành nguồn lực chủ chốt cho giá trị bản thân họ. Chiến thuật này thường được dùng bởi những cá nhân thiếu đi mối quan hệ đủ đầy giữa người với người. Có lẽ người như thế đã lớn lên trong 1 gia đình thiếu vắng về mặt cảm xúc, bị tẩy chay bởi bạn đồng trang lứa của anh hay cô ta, hay trải nghiệm quá nhiều sự khước từ sau này trong cuộc sống. Nhưng bất luận trường hợp là gì, nếu ai đó liên tục thất bại trong việc tìm sự chấp thuận của người khác, thì sau cùng họ sẽ có khả năng tin rằng có điều gì đó về cơ bản là ko đúng đối với họ. Họ buộc trở thành người khác nếu họ trở nên xứng đáng với tình yêu và tôn trọng từ người khác. Và cách tốt hơn để làm điều này đó là thông qua việc đạt được 1 kỳ công vĩ đại như là trở thành 1 nhạc sĩ lừng danh, 1 tác giả bán chạy, 1 doanh nhân thành đạt, hay thứ gì đó mang tính chất hoành tráng. Tin rằng 1 ngày nào đó họ sẽ đạt được mục tiêu của mình và cũng theo đó tìm được sự chấp thuận mà mình mong chờ, có thể mang đến ý nghĩa cho cuộc đời họ và giúp họ cảm thấy rằng mình là 1 cá nhân có giá trị, hay ít nhất là trên con đường đi đến vị trí đó.
Nhưng cũng như sống cuộc đời phục tùng người có tính chi phối, kiểu lối sống này khiến con người có nguy cơ cao bị trầm cảm. Phải nhấn mạnh rằng, vấn đề ở đây ko phải là tập trung vào 1 mục tiêu đơn lẻ, bởi ta thường muốn giới hạn mục tiêu để tránh phung phí tài nguyên bản thân. Thay vào đó thì nguy cơ trầm cảm xuất hiện khi ta đánh cược quá nhiều vào việc đạt được bất kỳ mục tiêu đơn lẻ nào – nhất là nếu mục tiêu đó có tính chất hoành tráng. Bởi, trong khi một số người đạt được mục tiêu vĩ đại, hầu hết thì ko. Và khi nhiều năm trôi qua và mục tiêu đó vẫn chẳng khác gì một ảo tưởng, sự nhận thức rằng họ sẽ khó có thể nào đạt được thành công cuối cùng sẽ xuất hiện. Và do vậy, giống như cá nhân bị mất đi người có tính chi phối, những người cá cược sự tồn tại của họ vào việc đạt được 1 mục tiêu xa vời cũng trải nghiệm cái chết tượng tự – nhưng trong trường hợp này là cái chết mang tính biểu tượng của cá nhân mà họ muốn trở thành:
“…khi 1 kẻ đầy tham vọng với khẩu hiệu “Hoặc thành Ceasar hoặc chẳng là gì” ko trở thành Ceasar, anh ta thất vọng về điều ấy. Nhưng nó cũng có nghĩa là điều khác: nói 1 cách chính xác thì bởi vì anh ta ko trở thành Ceasar, anh ta hiện giờ cũng ko thể chịu được việc trở thành chính mình.” (Soren Kierkegaard, The Sickness Unto Death)
Note: Either Ceasar or nothing: Như đã dịch trên, ko cần hiểu sâu xa đâu, nó tương tự câu này: “Được ăn cả, ngã về ko”
Nhưng ko quan trọng chúng ta giới hạn phạm vi nguồn để từ đó đạt được cảm giác về giá trị bản thân như nào, vấn đề vẫn y nguyên. Khi ta mất đi đối tượng mà mình đã đánh cược hạnh phúc của bản thân vào, ta sẽ ko biết phải làm gì. Hay như Silvano Arieti giải thích trong cuốn sách Psychotherapy of Severe and Mild Depression của ông:
“Người bị trầm cảm… nhận thấy 1 sự đối nghịch lớn giữa những gì anh ta mong muốn trong mối quan hệ giữa người với nhau và mục tiêu sống và những gì anh có thể đạt được trong thực tại nghèo nàn này. Anh ko thể giải quyết mâu thuẫn. Anh ko thể chấp nhận những gì sẵn có được, và những gì có thể chấp nhận được thì anh lại ko thể với lấy. Anh ta trải qua tình huống bi kịch khi ko còn lựa chọn.” (Silvano Arieti, Psychotherapy of Severe and Mild Depression)
Trong khi sự cứng nhắc về mặt tâm lý, hay bị bó buộc với những lối sống thay thế khác, đặc biệt phổ biến ở những người sống cho mục tiêu hay kẻ mang tính chi phối cao, tất cả chúng ta đều có nguy cơ trở nên quá cứng nhắc theo cách thức của mình. Hầu hết mọi người đều gắn quá chặt vào một mặt nạ nhân cách (Persona) nhất định, hay mặt nạ xã hội, và dựa dẫm quá nhiều vào những thứ như là ngoại hình hay các biểu tượng xã hội để có cảm giác về giá trị bản thân mình. Để tránh những cạm bẫy của sự cứng nhắc về mặt tâm lý, ta nên lấy 1 trang từ cuốn giáo huấn chủ nghĩa Khắc Kỷ và cách quãng có chu kỳ về sự thực rằng ta có thể, và thực sự có thể sẽ, mất đi một số thứ mà ta quý trọng nhất.
“Đối tượng của tình yêu là cái chết; nó ko phải là 1 trong những tài sản của ngươi; nó được mang đến với ngươi trong hiện tại, không phải là ko tách rời được và cũng không phải là mãi mãi.” (Epictetus, The Discourses)
Nhưng mặc dù đã nói như vậy, khi chúng ta mất đi thứ gì đó mang giá trị vĩ đại, ta có khả năng sẽ trải nghiệm ít nhất 1 lần rơi vào cơn đêm tối của trầm cảm. Tuy nhiên, ko nên nhìn nhận những giai đoạn này là hoàn toàn vô dụng, bởi thông thường trong những thời điểm này ta mới nhìn thấy thế giới, và vị thế của mình trong đó rõ ràng hơn 1 chút. Hay như herman Melville đã nói:
“Luồng sáng mãnh liệt nhất của lý trí và thiên khải kết hợp với nhau, cũng ko thể truyền đến sự hào nhoáng như vậy tới những sự thực sâu thẩm trong con người, dù đôi lúc sẽ xuất phát từ nỗi u ám thăm thẳm trong bản thân mình. Bóng tối trao trùm tuyệt đối bây giờ chính là nguồn sáng của anh, và giống như 1 con mèo, anh nhìn thấy rõ ràng tất cả vật thể thông qua một phương tiện mà đơn thuần là mù mờ so với cái nhìn thông thường.” (Herman Melville, Pierre, Or The Ambiguities)
Để tránh rơi quá sâu vào vực thẳm của nỗi đau tinh thần đi kèm với trầm cảm, cần nhận ra rằng sẽ luôn luôn có những nguồn thay thế khác mà từ đó ta có thể đạt được cảm giác về giá trị bản thân. Nhưng để khám phá ra nguồn như vậy, 1 cách tiếp cận tích cực với đời cần phải được thực thi, ta phải thử nhiều thứ và thí nghiệm các khuôn mẫu tư duy và hành vi mới. Bởi, trong khi 1 thời điểm buồn rầu có thể mang lại lợi ích sau khi mất mát, một cơn trầm cảm nặng nề sẽ xuất hiện nếu ta trì trệ trong trạng thái đó quá lâu.
“Thực vậy – Công cuộc thay đổi, công cuộc sống – ko thể được thực hiện trên danh nghĩa của một người khác… Ta có thể học hỏi những lời khuyên răn quan trọng từ người đi trước… Nhưng, sau cùng, mỗi người trong chúng ta đều đối mặt với những hình thái thử thách độc nhất và 1 trách nhiệm rất cá nhân dành cho lựa chọn ta đưa ra để tiếp tục tiến lên trong cuộc đời. Ta chỉ có phần nhỏ thông tin, sự thông hiểu hạn chế, và sự kiểm soát ko hoàn hảo. Tuy nhiên, thế giới vật chất và cộng đồng xã hội bắt ta phải chịu trách nhiệm. Đấy là tình trạng hiện sinh khó xử chung của chúng ta.” (Michael Mahoney, Constructive Psychotherapy)