Anh em marketing hay phản ứng là chuyện bán hàng. Nhưng mọi người quên mất là chính Kotler, trong bài giảng kinh điển ông đã nhắc lại một sự thật là lịch sử: Marketing ra đời là để làm những gì thằng sale không muốn làm. Trong đấy 3 thứ tiêu biểu mà thằng sale không muốn làm là:
• Thứ nhất là các tài liệu và nội dung phục vụ bán hàng, anh em sale không muốn mất thời gian vì cái này
• Thứ hai là tìm hiểu thị trường
• Thứ ba là bắt đầu thu hút các khách hàng tiềm năng
Cho nên do nguồn gốc đấy, đa phần anh em marketing đến cao hơn một chút, đấy chính là đến chuyện bán hàng thế nào. Trong quá trình quay trở lại con đường bán hàng của mình thì chính các thủ lĩnh sale, các thủ lĩnh marketing, do việc họ phải tự chốt đơn và họ phải trở thành người chốt đơn chính. Và do mục tiêu của họ, làm cho doanh nghiệp mà họ phụ trợ, doanh nhiệp mà họ làm dịch vụ có thể bán được hàng. Nên dần dần cái mong muốn tinh thần của họ trong việc áp đặt ấn kí tinh thần nó giảm đi
Bởi vì chúng ta đều biết khoảng thời gian đầu, thời gian đỉnh phong của một ông chủ marketing thì đối với họ, họ cảm giác sung sướng với việc xã hội tiếp nhận sản phẩm của họ. Họ nói đi nói lại câu chuyện của mình. Họ sung sướng với việc một ấn kí tinh thần được ghi khắc lên những người đã nghe, đọc, xem, biết… nhưng càng về sau anh em marketing, mục tiêu của họ là TIỀN
Tức là họ chuyển dần, trở về câu chuyện của sale – ÁP ĐẶT HÀNH VI. Còn việc ÁP ĐẶT Ý CHÍ, tức là còn việc của marketing, lĩnh vực tinh thần của marketing, lĩnh vực khai phá và sáng tạo của marketing trong chính họ dần dần có một dấu ấn phai nhạt. Và lối thoát của họ, đấy chính là họ phải quá quan lên bước thứ hai. Nếu họ không đột phá như bước thứ 2 (chi tiết tại bài: https://www.facebook.com/luclongquynguyen/posts/3032761183664736) họ sẽ ngã
Tầng thứ nhất trong Marketing gọi là TỰ. Tầng thứ hai gọi là BIẾN. Và trong đấy, bước thứ hai chia làm 3 mốc
Mốc thứ nhất là là BIẾN ĐỔI BẢN THÂN
Biến đổi bản thân tức là họ phải vượt ra khỏi ranh giới của một anh làm marketing. Tức là phải vượt qua ranh giới của một người đang làm hoạt động marketing để trở thành một TÔN SƯ marketing. Giai đoạn này là gia đoạn biến đổi chính mình, chính là trở thành một Tôn Sư
.
Một Tôn Sư có những đặc trưng như thế nào?
Một Tôn Sư có thể DẠY học cho số đông và số ít, họ luôn có thể linh hoạt tạo ra một phương thức marketing dành riêng cho lượng đối tượng khác nhau lẫn từng đối tượng đặc thù. Nói cách khác, họ có khả năng tùy biến marketing, dùng marketing thật sự như một phép thuật. Đấy là căn bản Tôn Sư
Trình độ của một ông chủ marketing thì chỉ là một hướng thôi. Có thể là marketing truyền miệng, có thể là marketing ngoài trời, có thể là marketing theo kiểu content… Là một-cái-gì-đấy. Tôi chỉ đứng đầu trong cái đấy thôi. Tôi làm dịch vụ ở đấy, tôi kiếm tiền ở đấy, tôi rất là giàu nhưng tôi chỉ là vậy thôi
Nhưng cấp độ Tôn Sư, tôi gặp một người, tôi biết được rằng, cái gì hợp nhất với người đấy. Anh nên làm gì và tôi sẽ bày cho anh một cách rất khôn ngoan để làm chuyện ấy.
Và muốn thế, ở cấp độ này đã phải va chạm với rất nhiều các phương diện xã hội khác nhau. Tự mình thấm nhập rất nhiều ngành hàng, con người… từ cấp độ thấp đến cấp độ cao. Không biến thành một ông chủ sang chảnh, biến trở thành một ông chủ hòa lẫn với cuộc sống này, hòa lẫn với sự sống này nói chung. Và dần dần cảm thụ được khả năng, lan truyền ấn kí tinh thần của từng người. Biết điểm nào là mấu chốt trong người đấy, trong năng lượng của người đấy, để lan tỏa ấn kí tinh thần
Cho nên, muốn đột phá giai đoạn Tôn Sư này, không chỉ dấn thân vào cuộc đời mà còn phải làm một chuyện đấy là tìm hiểu tri thức bác tạp đa ngành. Tri thức bác tạp đa ngành là gì? Là bằng một mong muốn xem xét cái phương thức lan truyền ấn kí tinh thần
Bậc Thày này họ đọc tất cả các ngành khác, từ tâm lý học, xã hội học, triết học cho đến kinh doanh… đến các ngành như là tài chính, kế toán, các ngành tin học, cho đến các ngành về công nghệ thông tin. Họ trải dài trong một loạt các lĩnh vực tri thức đang được cập nhật. Để họ xem xét thành quả, lịch sử và mấu chốt là họ xem xét những gợi ý của tư duy ở các ngành khác nhau. Cả tri thức và tư duy, để họ tìm ra một phương thức lan tỏa ấn kí tinh thần. Đây là một giai đoạn rất là quan trọng
Tóm lại thì, để tiến-hóa lên cấp độ TÔN SƯ, phải tích lũy 3 điều:
• Thứ nhất họ phải khao khát lan tỏa ấn kí tinh thần
• Thứ hai họ phải tích lũy sự sống của rất nhiều người
• Thứ ba họ phải tích lũy tri thức, tức là kết tinh trong hoạt động sống của rất nhiều người, rất nhiều thiên tài khác nhau, trong các lĩnh vực khác nhau
Và ở bước thứ nhất là khao khát tinh thần này, họ phải có một giấc mộng lớn, họ phải có hoài bão. Khi hoài bão của họ mà chấm dứt bằng tiền, bằng doanh thu là bao nhiêu, bằng việc khách này chốt bao nhiêu. 1,3 tỉ, 1,5 tỉ, 3,1 tỉ… tức là đầu óc của họ như thế thì bản thân cái khát khao này nó chết rồi . Bởi vì con đường trở thành một Tôn Sư marketing là con đường dấn thân, con đường chấp nhận sự ghẻ lạnh, chấp nhận sự lạc lõng, chấp nhận sự thất bại để có thể từ từ phá vỡ vỏ bọc cũ và bước lên. Nhưng tiền là gánh nặng đè đầu người ta và ngươi ta sẽ ngất. Cho nên là hoài bão này phải đủ lớn để thắng được vật chất
Thứ hai là hoài bão hòa nhập với cuộc sống này, cảm nhận được tâm cảm, tâm lý, tiến trình của rất nhiều người khác nhau. Cảm nhận được tinh phách tâm hồn của họ, dần dần mới bắt đầu biết cách để tinh luyện cái tinh phách tâm hồn đấy. Cho nên điều này cần trái tim bao dung, rộng mở. Tâm của họ phải từ bi, bao la, phải rộng lớn thì họ mới có thể làm được việc này. Thắp được ánh sáng của tất cả những bóng đêm. Tìm được điểm lung linh nhất ở trong một miên trường tăm tối của một người, thì lúc đấy mới có thể khai phát lên được
Còn lại, giống như làm thương hiệu cá nhân vậy. Một người họ nổi bật sẵn nhưng người ta không thành công, bạn muốn làm nổi bật sự thành công hơn thì làm kiểu gì. Bậc Thày marketing bước vào, Tôn Sư marketing bước vào thì họ nhìn thấy ngay, điểm nào mà đáng lẽ anh có thể tỏa sáng nhưng anh đã không tỏa sáng. Nó giống như một nhà phong thủy, đặt lại một chậu cây có thể biến đổi toàn bộ trường khí. Đấy là cái đặc tính của một Tôn Sự
Nhân tố thứ ba rất quan trong trong việc tự biến cải mình. Đấy là vì anh đang không có đủ phát triển về Ý, về Trí, về Tư Duy thì anh ta không có cách nào đột phá lên cả
Ba nhân tố này: Hoài bão cá nhân, sự thấu hiểu và lòng từ bi, bao dung đối với một người khác và một trí tuệ mãnh liệt. Ba điều này là yêu cầu tiến triển của một Tôn Sư về mặt ấn kí tinh thần, đúng hơn là Tôn Sư marketing đích thực
Thực ra những nhân tố này cần phải tích lũy trong suốt cuộc đời. Nhưng để có một tiến trình như vậy thì họ phải làm chủ chuyện này, mà nó cũng là tư chất của một con người.
Tư chất của một người từ khi mới chỉ là một anh sinh viên tập tọe làm marketing, tập toe đi làm doanh nghiệp. Họ bắt đầu có những ý thức rất rõ là cái này nên làm thế nào, cái kia nên làm thế nào, học hỏi người này, học hỏi người kia, đọc thêm sách vở, lắng nghe trên báo đài, đến các buổi hội thảo, xong rồi tìm những thông tin tốt, chỉ để mở mang trí tuệ, chỉ để mở mang trái tim. Và chỉ để nuôi một hoài bão lớn hơn trong trái tim mình. Mà cái hoài bão này là cái hoài bão xã hội, nó không bao giờ là một hoài bão theo kiểu là tự do tài chính trước tuổi 30, nó rất là khác nhau đúng không
Quay lại là chỉ có những hoài bão mà vươn ra ngoài xã hội, cho mình một đỉnh cao giữa cuộc đời này để làm gì đấy cho cuộc đời này. Sứ mệnh mà từ sớm không ai nói với mình, nhưng mình khao khát một cách âm thầm. Và sứ mệnh này phải được nuôi dưỡng một cách âm thầm trong trái tim nó mới thành động lực để người ta có thể mở rộng tư duy của mình, với những kết tinh tư duy khác. Đấy chính là con đường căn bản nhất tiến đến giai đoạn Tôn Sư
Ở trong mức BIẾN này còn hai mức nữa, đấy là mức Tông sư và Nhất đại Tông sự marketing mà buổi sau chúng ta sẽ trao đổi. Và chúng ta sẽ thấy, trên hành trình của một người, họ sẽ phải đi ngang qua con đường mà các nhà Vi Diệu Pháp đã từng đi.
Cho nên không ngẫu nhiên Phật giáo sau Vi Diệu Pháp là Phật giáo của cả thế giới, là một tôn giáo toàn cầu theo nghĩa đen. Còn trước Vi Diệu Pháp đấy là thánh linh của những người tu luyện muốn vượt xuất cõi trần. Đấy là hai giai đoạn khác nhau của Phật giáo. Một là Phật giáo để cho người ta tự tu và tiềm tu, còn một là Phật giáo phổ độ đại bác chúng sinh, để thay đổi tâm cảm, tư duy của chúng sinh
Trên hành trình của những nhà Vi Diệu Pháp, đã vén lộ ra hành trình của nhân loại mà đến tận bây giờ chúng ta vẫn đang sống trong một tinh thần phương đông của Phật giáo. Mà cái tinh thần này nó đã truyền khắp từ đông sang tây, chứng tỏ sức mạnh của mình qua mấy nghìn năm