“Khi một người có thể nói về trạng thái và hành động của mình như này, “Vì tôi là người như vậy, nên tôi hành động như thế,” thì khi đó anh mới có thể trở thành chính mình… và anh có thể chịu trách nhiệm cho bản thân mình dù cho anh đang đấu tranh với nó.” Carl Jung, Two Essays on Analytical Psychology.
Carl Jung là một người yêu thích chủ nghĩa chiết trung (Eclectic) và nó được phản ánh trong những tác phẩm có bản chất đầy hoa mỹ của ông. Nhưng tất cả trong số đó thì có một chủ đề được ông xem là quan trọng nhứt và đó là câu hỏi làm cách nào con người có thể vun trồng nên một nhân cách vĩ đại. Bởi Jung nhận ra được chân lý trong lời phát biểu của Heraclitus rằng “tính cách của chúng ta chính là số phận”. Những tai ương do số phận mang đến có thể nhẹ nhàng hoặc tàn nhẫn và những người khác có thể đối xử tốt hoặc tệ bạc với mình, nhưng kinh nghiệm của ta về những điều này và cách ta tận dụng những gì mình đã có sẵn phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái nhân cách của ta. Vun trồng lên một nhân cách vĩ đại chính là công việc cực kỳ quan trọng và trong video này ta sẽ khám phá một số góc nhìn sâu sắc của Jung về cách ta có thể đạt được thành tựu này, một thành tựu mà ông gọi là sự thành toàn (Individuation) hay nói đơn giản hơn là tự nhận thức bản thân (Self-realization)
Trước khi bắt đầu thì ta phải biết rằng Jung tin việc đạt được một nhân cách vĩ đại chính là điều mà bất kỳ ai cũng có thể đạt được. Nó không phụ thuộc vào những thành tựu đến từ bên ngoài, ví dụ như việc tích lũy tài sản hay địa vị xã hội, nó cũng không cần một tài năng xuất chúng hay một trí thông minh vượt bậc, hay như Jung đã nói:
“…để trải qua một quá trình phát triển tâm lý sâu sắc hơn, thì một trí thông minh vượt trội hay bất kỳ tài năng nào khác là điều không cần thiết…”
Carl Jung, Two Essays on Analytical Psychology.
Để biết được điều gì là cần thiết thì có một câu trích dẫn từ bài tiểu luận của Jung mang tên The Philosophical Tree có thể chỉ cho ta một lối đi đúng đắn:
“Con người không thể trở nên thông tuệ hơn bằng cách tưởng tượng về ánh sáng, mà đúng hơn là ý thức được phần bóng tối.”
Carl Jung, The Philosophical Tree
Để trở thành một trong số ít cá nhân sống trong một trạng thái hòa hợp và có thể tự tin mà tuyên bố rằng “Vì tôi là người như vậy, nên tôi hành động như thế” thì chúng ta phải sẵn sàng nhìn vào bên trong, để chiếu một luồng sáng vào phần đen tối của vô thức và liên hợp những gì mình khám phá được vào trong ý thức. Jung nhấn mạnh rất nhiều về tiềm năng của vô thức trong việc giúp ta biết mình là ai bởi sự thực rằng vô thức chính là một vùng đất cực kỳ rộng lớn của cái Psyche toàn thể. Những gì ta nhận thức được, hay những gì tồn tại bên trong vùng nhận thức của ta, chỉ là một phần rất nhỏ nếu so với phần nhân cách tổng thể của mình. Chúng ta che giấu nhiều điều của bản thân mình, thậm chí là quên, và theo lời Jung thì nó còn tồn tại cả những tiềm năng và phần năng lượng bản năng mà có lẽ xuyên suốt cả cuộc đời này ta vẫn chưa nhận ra.
Nhưng, kể cả nếu ta có chấp nhận rằng vô thức chứa nhiều thứ có thể liên hợp vào trong nhân cách thì ta lại không có một lý do xác đáng nào cho việc tại sao những thứ này lại ở trong vô thức ngay từ ban đầu? Chẳng phải sẽ tốt hơn nếu như ta để một vài yếu tố của nhân cách được tồn tại bên ngoài ý thức mình?
Jung trả lời câu hỏi này bằng một câu nói quả quyết là “không” và bởi một lý do đơn giản rằng những nhân tố của vô thức vẫn sẽ ảnh hưởng tới ta dù cho ta không biết được sự tồn tại của nó. Nói cách khác, điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa một yếu tố tâm thức mà ta nhận thức được và một cái vẫn còn trong vô thức, đó là những gì tồn tại ở ý thức thì ta có thể kiểm soát được, trong khi những gì tồn tại trong vô thức thì sống theo kiểu độc lập và do đó nó thường tạo ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe ta:
“Từ chối vô thức thường sẽ mang đến những kết cục không có hậu… Hữu thức càng có thái độ tiêu cực đối với vô thức, thì vô thức lại càng trở nên nguy hiểm hơn.”
Carl Jung, Symbols of Transformation
Một lý do sâu xa để ta nhận thức bản thân tốt hơn, đó là vì vô thức không chỉ chứa đựng những yếu tố của nhân cách đối nghịch với hình tượng của bản thân ta và gợi nên nỗi nhục nhã, như là những điểm yếu và lỗi lầm của nhân cách, nhưng nó còn chứa đựng những gì tốt đẹp nhất của bản thân ta. Điều này thực sự đúng trong thời kỳ hiện đại, khi chúng ta dựa dẫm vào vai trò xã hội của mình quá nhiều, hay như Jung gọi là Persona, trong quá trình xây dựng nhân cách của mình. Khi làm những điều này ta vô tình tạo ra:
“…một sự đối nghịch kinh tởm đối với thế giới bên ngoài, một cách để thực sự giết chết bản thân mình và khiến cho bản ngã tự đồng nhất hóa nó với Persona, do đó những con người này tồn tại, tin rằng họ là những gì mình giả vờ trở thành.”
Carl Jung, Two Essays on Analytical Psychology.
Persona không phải là thứ định nghĩa nên chúng ta, nó chỉ là một vai trò mà ta đóng vai ở những thời điểm nhất định. Bởi, khi tin rằng mình chính là cái mặt nạ mà mình đeo thì khi đó ta đã từ bỏ tất cả những điều tốt đẹp của nhân cách, thứ đối nghịch với mong muốn được thích ứng do Persona của ta tạo ra. “Bản chất thực của ta lùi về phía sau và nhường chỗ cho sự công nhận của xã hội.” (Carl Jung) và chúng ta trở thành tấm gương phản chiếu những gì người khác muốn ta trở thành. Điều này đi kèm với một cái giá phải trả rất đắt, bởi nếu quá nhiều thứ bị bỏ lại trong bóng tối, quá nhiều tính cách bị phủ nhận thì khi đó một bản thân bị chia cắt sẽ hình thành.
“Một người không thể tự loại bỏ bản thân của mình để sống dưới một nhân cách giả tạo mà không có sự trừng phạt,” Jung viết. “Trong mọi trường hợp thông thường, kể cả ta cố gắng thực hiện điều này, thì những phản ứng vô thức dưới hình thức những tâm trạng sầu não, sự đau buồn, chứng sợ, những suy nghĩ ám ảnh, sa ngã, thói xấu xa, vân vân. Cuộc sống cá nhân của những “người khỏe mạnh” trong xã hội đơn thuần giống như một đứa trẻ con, nơi mà những trạng thái cảm xúc của chính bản thân anh được quan tâm; các quy tắc của anh khi ở nơi công cộng (thứ mà anh đòi hỏi khá nhiều từ những người khác) trở nên vô dụng một cách thảm bại khi được áp dụng ở nơi riêng tư.”
Carl Jung, Two Essays on Analytical Psychology
Để vun trồng nên một nhân cách vĩ đại, chúng ta phải trở thành một trong số ít người giải quyết những xung đột bên trong đến từ việc quá đồng nhất với vai trò xã hội của mình. Chúng ta cần phải hiểu rằng Persona chỉ là thứ đại diện cho một phần của nhân cách tổng thể và ta bắt buộc phải loại bỏ lớp mặt nạ xã hội này và tìm hiểu những gì ẩn sâu bên trong đó. Để làm được điều này Jung đề nghị rằng ta nên bắt đầu bằng cách lựa chọn cho mình một góc nhìn tổng quan hơn về bản thân. Đôi mắt của ta nên hướng ra bên ngoài và ta nên quan sát và chú tâm tới những nét tính cách đặc biệt của những người quanh ta. Lời khuyên này nghe có vẻ nghịch lý, bởi Persona của ta phần lớn được hình thành nhờ vào sự quan sát và bắt chước người khác. Nhưng mục đích của bài tập này là giúp ta biết được những gì ẩn giấu đằng sau mặt nạ của những người xung quanh và để cho chính bản thân mình tiếp xúc với những yếu tố ngự trị trong vô thức của họ. Trong khi nhìn thấu Persona của người khác, để ý tới những điểm khác thường trong hành vi của họ, những vết nứt trong bộ giáp của họ dễ hơn so với việc nhận ra những yếu tố tương tự như thế ở chính bản thân mình. Thêm nữa, bởi vì khuynh hướng muốn phóng chiếu những nét đặc trưng của nhân cách ta tới những người xung quanh, nên bài tập này sẽ giúp ta đối diện với những yếu tố được phóng chiếu này.
Nếu ta có một sự quan sát nhạy bén thì cách thức này sẽ giúp ta dễ dàng có một bức tranh toàn cảnh về bản thân mình và khi đó ta sẽ nhận ra rằng
“Mỗi người đều có trong mình một phần tội ác, thiên tài, và cả thánh nhân.”
Carl Jung, Two Essays on Analytical Psychology
Nhưng sự phát triển nhân cách không chỉ dừng lại ở việc nhận ra bản chất tự nhiên vốn có của mình, bởi mục tiêu mà ta đang hướng tới, đó là một nhân cách vĩ đại, và nó đòi hỏi ta có một phương pháp và phong cách riêng biệt với những yếu tố mang tính toàn thể. Theo lời của Jung ta phải “chấp nhận sự độc đáo sâu sắc, lâu bền nhất và không thể so sánh của chính mình.” Trong khi bản chất tự nhiên của ta có nhiều phần giống nhau, Jung cũng nhấn mạnh rằng sự phân chia của những nét tính cách giống nhau và mức độ mà mỗi người có thể phát triển một khả năng nhất định luôn là điều độc nhứt.
“Tính riêng biệt của một cá nhân không phải là những thứ kỳ dị bên trong bản chất hay những thứ cấu thành nên anh, mà đúng hơn nó là một tổ hợp độc đáo, hay một sự cách biệt dần dần đối với những hành vi và hiểu biết mang tính toàn thể. Khuôn mặt mỗi con người đều có một cái mũi, 2 con mắt, vân vân, nhưng những yếu tố mang tính phổ quát đều có thể thay đổi, và nhờ vào tính thay đổi này mà những điểm đặc biệt của mỗi cá nhân là điều khả thi. Do đó, [tự nhận thức bản thân], chỉ là một quá trình phát triển tâm lý giúp mỗi cá nhân hoàn thiện những phẩm chất có sẵn; nói cách khác, nó là quá trình con người trở thành một thực thể riêng biệt, độc đáo mà họ vốn có sẵn.”
Carl Jung, Two Essays on Analytical Psychology
Một phương thức hữu dụng trong việc mang đến một trật tự phù hợp cho những hình thức độc đáo của nhân cách ta đó là chú ý tới bất kỳ nét đặc biệt nào, mà khi quan sát ở những người khác, gây nên cảm giác tự ti bên trong chính chúng ta. Một sự nhạy cảm cụ thể đối với những nét đặc trưng của người khác, và điều này đúng với cả điểm mạnh và điểm yếu của mình, đó là một dấu hiệu tốt cho thấy có một nét đặc biệt bị giam cầm quá lâu trong màn đêm của vô thức:
“[một] cảm giác thấp kém về đạo đức” Jung viết “luôn ngụ ý rằng phần nhân tố bị thiếu đi là một thứ gì đó mà, nếu đánh giá bởi cảm nhận về nó, thì thật sự nó không nên bị bỏ mặc, hay thứ có thể được ý thức nếu như một người chịu đủ những gian khổ…Bất cứ khi nào cảm giác thấp kém về mặt đạo đức xuất hiện, nó không chỉ cho thấy nhu cầu liên hợp một thành phần của vô thức, mà nó còn cho thấy cả khả năng đồng hóa nó như nào.”
Carl Jung, Two Essays on Analytical Psychology
Khi ta liên hợp nhiều yếu tố của nhân cách vào ánh sáng của hữu thức thì chúng ta sẽ tiến tới một trạng thái lý tưởng đó là toàn vẹn về mặt tâm lý, và sự toàn vẹn này theo như Jung nói chính là cột mốc quyết định của một nhân cách vĩ đại và cũng là cách để ta điều khiển số phận của mình tốt hơn. Bởi mỗi lần ta chấp nhận yếu điểm của mình, thay vì phủ nhận nó, thì ta có thể chi phối một phần của nó và ta có thể học cách để giảm thiểu những tác động của nó tới bản thân mình. Mỗi lần ta khám phá ra một điểm mạnh của nhân cách, thì một loạt những tiềm năng mở ra trước mắt ta và nhờ đó cuộc đời sẽ trở nên tốt hơn rất nhiều. Vì những lý do này, không có một nhiệm vụ nào mà ta không thể đặt ra cho chính mình, không có một kế hoạch trong cuộc đời nào mà ta không thể thực hiện, đó là điều đáng khen hơn là tu dưỡng một nhân cách vĩ đại. Và không như những kế hoạch trong đời, thứ cần sự hỗ trợ của những yếu tố bên ngoài, có thể là tiền bạc hoặc nhân công, nhưng kế hoạch này chẳng cần những điều đấy. Chúng ta có thể đảm nhận nó bất kỳ lúc nào chúng ta muốn và vì bản chất của sự tồn tại rất ngắn ngủi và bất định, chính vì thế mà ngay bây giờ đây chính là thời điểm tốt nhất để bắt đầu hành trình thay đổi cuộc đời để biết được mình là ai:
“Ở bất kỳ trường hợp nào thì việc sở hữu một nhân cách đầy đủ chính là một lợi thế, nếu không thì những thứ bị dồn nén của nhân cách sẽ trở thành chướng ngại cản đường ta ở một lúc nào đó, nó không xảy ra vào những lúc không quan trọng, mà nó xảy ra ở thời điểm nhạy cảm nhất của ta: Con sâu này sẽ ăn mục đến cả lõi. Thay vì tự gây chiến với bản thân mình thì tốt hơn hết một người nên học cách để kiềm chế bản thân, và chuyển những trắc trở xảy ra bên trong mình thành những trải nghiệm thực tế, thay vì dùng nó cho những ảo mộng vô nghĩa. Ít nhất thì anh sẽ được sống và không phải lãng phí cuộc đời mình trong những cuộc đấu tranh không hồi kết.”
Carl Jung, Two Essays on Analytical Psychology.