Ở góc độ cá nhân:
Quản trị thời gian (time management) là cấp độ 1
Còn quản trị tâm trí (mind management) và quản trị năng lượng (energy management) là cấp độ 2,
Cấp độ 1 thì người ta nói quá nhiều rồi, nhưng cấp độ 2 thì tôi thấy ít người chia sẻ. Tâm của chúng ta là gốc, nên chọn hướng nào để đi thì do tâm nó quyết định, nên khi đã chọn sai hướng thì dù có quản lý thời gian tốt đến đâu thì cũng là sai hướng.
Nên mind management nó xếp cao hơn time management là như thế, dù cả hai đều quan trọng.
Nói về energy management, chắc nhiều anh em thấy lạ lẫm, nhưng nếu quy tất cả hoạt động của anh em thành ‘đơn vị năng lượng’ thì sẽ dễ hiểu hơn, bản chất, dòng năng lượng lưu thông qua thân tâm anh em chỉ có 2 mãng chính: input and output, năng lượng vào và năng lượng ra.
Tất cả hoạt động sinh hoạt ăn uống, ngủ nghỉ, giải trí, thư giãn, đi làm, kiếm tiền, đầu tư, tiết kiệm, thể thao, thiền, ca hát, var nhau, quật nhau v.v… đều rơi vào một trong hai nhóm trên, input vào và output ra.
Tại sao chuyện quản lý năng lượng nó quan trọng?
Nếu giữa 2 ông có tài nghệ giống nhau, xếp vào chung một cuộc chơi, thì năng lượng ông nào quản lý tốt hơn thì chắc chắn sẽ bền sức hơn và càng lợi thế khi cuộc chơi càng kéo dài.
Xếp quân đi đ.ánh trận cũng thế, ngoài chiến lược quan trọng ra, mà khi đi đ.ánh càng xa nhà thì quân lương phải đầy đủ, vì lính dù có tinh nhuệ đến đâu mà thiếu cơm thì cũng tạch hết. Ăn uống vào để đủ năng lượng nạp vào, tiếp theo là kích thích tinh thần để dũng khí lên, cũng là hình thức kích hoạt năng lượng.
Ai quản lý năng lượng tốt, rất dễ nhìn ra, vì thần sắc họ toát ra được hết cái khí (năng lượng) đó, họ ít nói, trầm tĩnh, quan sát nhiều, bước đi chắn chắn, thao tác dứt khoát.
Nhìn họ lúc nào cũng đầy pin, dù sau hơn 8-10 tiếng làm việc, đôi mắt vẫn có thần, tay chân vẫn linh hoạt… và điều cốt lõi nhất là họ không tốn năng lượng vào những-việc-không-đáng.
Thế việc-gì-không-đáng-tốn-năng-lượng vào?
1. Chuyện người khác nghĩ gì,
2. Chuyện riêng của người khác, rồi so sánh với người khác.
3. Chuyện phân tích, bình luận không cần thiết,
4. Những tranh cãi không đáng đào sâu,
5. Nghĩ ngợi quá nhiều về tương lai,
6. Tiếc nuối về quá khứ,
7. Chuyện ăn, chuyện mặc, chuyện ở, quá cầu kỳ, vượt xa mức cần thiết của người đó.
8. Các thú vui không lành mạnh, gây hao mòn năng lượng gốc.
9. Những mối quan hệ có năng lượng thấp !!!
mà ông yếu năng lượng thì lại hay đi kiếm ông có năng lượng tương tự. Yếu hút yếu.
..
Nói chung, còn rất nhiều thứ hao tốn năng lượng không đáng bỏ vào.
Tuy nhiên để dễ nhớ, anh em chỉ cần nhớ 1 câu thôi
‘Đã làm chuyện lớn thì đừng có làm lớn chuyện !’
Chuyện lớn ráng sắp xếp thành chuyện nhỏ,
Còn chuyện nhỏ thì sắp xếp thành không có gì,
Cái gì né được thì né, cái gì bỏ được thì bỏ,
Cái gì không đáng để tâm trí vào thì lướt qua càng nhanh càng tốt,
Nghĩ ngợi quá tốn năng lượng, thay vì dùng năng lượng đó để bắt tay vào trải nghiệm luôn đi, sai thì sửa, còn có hội học, tâm bớt ảo tưởng.
Tôi cũng đi làm ngày 8-10 tiếng như anh em, sáng đi tập sớm, đưa con đi học, vẫn nghe audio sách tầm 1 tiếng mỗi ngày, rồi vẫn viết lách đều đều cho anh em đọc. Có khi 9-10g đêm rồi, chạy xe đưa vợ đi vòng vòng chơi, vợ tôi vẫn bảo năng lượng của tôi còn dư quá… để lát nữa về, bà kiểm tra pin rồi xã pin cho bớt dư.
Đó là tại sao vài anh em thắc mắc, tôi viết như cái máy… tốc độ viết đang nhanh hơn tốc độ đọc, nên anh em bỏ Nghệ giữa đường cũng khó tránh.
Quy chung lại, khi anh em không tốn năng lượng vào mấy chuyện linh tinh, thì anh em có năng lượng cho chuyện quan trọng hơn. Đôi lúc thời gian vẫn có dư đó, mà đi làm cả ngày về, anh em không còn năng lượng để nạp thêm kiến thức nữa, hay không có sức để chơi hay dạy con cái nữa… nó kẹt là kẹt ngay chỗ đó.
Năng lượng nạp vào (input) nó phải chất lượng,
Một là có thể thao để làm mới và tăng dòng năng lượng mỗi ngày,
Hai là ăn uống ngủ nghỉ cho chất lượng và khoa học vào nữa,
Năng lượng vào ngon, rồi không xài năng lượng ra phung phí, thì anh em có dưỡng khí dưỡng thần… thần khí nó vượng thì làm gì cũng dễ dung thông.
Anh em hiểu được cái chỗ này, cũng là cái phước phần của anh em, còn áp dụng được, kiên trì thành nếp sống, thì thành một dòng chảy mới, cải số / cải nghiệp hay không là nằm ở chỗ này.
Tôi tin ai cũng có hạt giống trí tuệ hết, cái duyên gặp sách hay, Thầy hay, bạn hay, luôn xảy ra… chẳng qua ngay cái khúc quan trọng đó thì năng lượng chúng ta yếu quá nên không tiếp thu nổi… uổng là uổng chỗ đó.
Năng lượng luôn sẵn sàng thì mới cái nền móng vững để trí tuệ nó sinh sôi được, hoặc ít nhất là ngã gánh, thì đứng dậy cũng nhanh.
Tôi xếp chuyện đi tập là số 1, ăn uống ngủ khoa học là số 2, vì không có năng lượng thì dù có Phật Chúa ngồi kế bên độ thì đầu tôi cũng không đủ pin để nạp vào.
Cheers,
Bác 7B
-——
Hình của WatchDamien