“Tính kỷ luật của nỗi đau, của nỗi đau thốn trời xanh – ngươi ko biết rằng chính cái kỷ luật này đã tạo ra vạn sự cải tiến của con người cho đến nay?” (Friedrich Nietzsche, Beyond Good and Evil
Nỗi đau là điều bất biến. Nó là thành phần thiết yếu của hoàn cảnh con người, và nguồn gốc của nỗi đau thì nhiều vô vàn. Một số người đi xa hơn khi cho rằng nỗi đau khổ, ko phải đối nghịch của nó là niềm vui và hạnh phúc, chính là trải nghiệm phổ biến hơn.
“Con người khốn khổ bởi hoàn cảnh ép buộc, và kiên quyết tin rằng bản thân họ khốn khổ bởi biến cố bất ngờ.” (Giacomo Leopardi, Thoughts)
Vậy nên, cho rằng ta sẽ đau khổ, câu hỏi quan trọng là: Chúng ta sẽ đau khổ như nào? Liệu ta sẽ để nó phá hủy bản thân và đưa ta vào hố sâu tuyệt vọng, hay để nỗi đau nâng ta tới những tầm cao của một cuộc sống đủ đầy? Trong Video này, ta sẽ khám phá giá trị tiềm ẩn trong trải nghiệm đau khổ và đưa ra luận điểm rằng mọi người tiếp cận nỗi đau khổ theo cách mâu thuẫn với đời.
“Mọi điều thiện trong một người được ca tụng và yêu thương,” Hermann Hesse viết “chỉ đơn thuần là nỗi đau khổ chính đáng, đúng loại, kiểu sống đau khổ, đau khổ đến cùng cực… Sức mạnh, thể chất đều bắt nguồn từ nỗi đau.” (Hermann Hesse, Zarathustra’s Return)
Thoạt đầu, đau khổ hiện lên như là một trong những tai họa cuộc đời. Nó thường xuất hiện với vận rủi bệnh tật, thương tổn, thất bại, mất mát, hay sự phản đối. Nó là một trải nghiệm đau lòng bao gồm việc công kích dữ dội vào những cảm xúc tiêu cực và nó thường cô lập ta khỏi bạn bè và gia đình. Giá trị nào có thể hiện diện ở một trải nghiệm bao hàm những điều tiêu cực này? Đau khổ là điều gì mà khiến cho Nietzsche viết rằng. “…nó gần như quyết định thứ tự cấp bậc mức độ con người có thể chịu đựng… Nỗi đau khổ sâu sắc tạo nên cái cao quý; nó là thứ phân định.” (Friedrich Nietzsche, Beyond Good and Evil)
Trong kiệt tác mang tên The Matter With Things của Iain McGilchrist, ông làm sáng tỏ giá trị của đau khổ bằng cách đưa ra mối tương quan giữa con người và cây cối. Vào cuối những năm 1980, các nhà khoa học liên quan đến dự án Biosphere 2 đã tạo nên một hệ sinh thái kín để khám phá khả năng sinh trưởng độc lập tiềm tàng nhằm hỗ trợ sự sống trên hành tinh khác, và như McGilchrist viết:
“Các nhà khoa học liên quan tới dự án Biosphere 2…đau đầu nhức óc vì hiện thực rằng cây cối bên trong dự án liên tục trưởng thành thất bại trước khi ngã xuống. Sau đó, họ nhận ra rằng cây cối cần gió để phát triển mạnh mẽ. Tiếp xúc với gió làm cho “sức chống chịu của gỗ” (Stress wood) tăng lên, nó là sức mạnh và tính toàn vẹn cốt lõi của cây. Gió cũng khiến cho hệ thống rễ của cây được củng cố.”
Stress Wood, tên khác là reaction wood, xem thêm ở https://en.wikipedia.org/wiki/Reaction_wood. Khi một cây bị thứ gì đó tác động, nó sẽ tạo ra một thứ gọi là Stress Wood để chống lại, Stress Wood giúp cây kiên cường hơn và giúp nó tìm một vị trí hấp thụ ánh sáng lý tưởng. Nói 1 cách đơn giản, thiếu đi những tác động, cây sẽ ko phát triển tốt, để nó sống lâu dài thì cần những tác động, hay còn gọi là Stress (căng thẳng)
Cũng như cây, nếu một người đàn ông hay phụ nữ được đặt trong môi trường che chở hay bảo vệ khỏi những tác nhân gây căng thẳng của đời, anh hay cô ta sẽ lớn lên trong sự yếu mềm và mỏng manh. Khó khăn, nghịch cảnh và đau khổ đi cùng với những trải nghiệm như thế, là điều cần thiết cho sự phát triển lành mạnh. Nietzsche nhận ra sự thật này về cây cối và con người trước khi có dự án Biosphere 2, và như ông đã viết:
“Xem xét cuộc đời của những người giỏi và thành công nhất… và tự hỏi bản thân rằng liệu một cái cây được mong đợi phát triển độ cao đáng hãnh diện lại bỏ qua thời tiết tệ hại và bão tố; vận rủi và sự phản kháng bên ngoài…ko thuộc về bất kỳ tình cảnh ưu ái gần như chẳng phát triển tính vĩ đại, thậm chí là phẩm hạnh nào.” (Friedrich Niezsche, The Gay Science)
Nhưng giá trị của nỗi đau nằm ngoài sự thực rằng nó là một sản phẩm phụ ko thể tránh khỏi của những gian khổ dẫn đến sự phát triển cá nhân. Thay vào đó, giá trị của nỗi đau là bản chất của trải nghiệm. Đầu tiên, nỗi đau là một người thầy vĩ đại, hay như Nietzsche đã nói: “Nỗi đau tột cùng chính là kẻ giải phóng tâm trí tối thượng…” Nỗi đau có thể chỉ ra những sai sót rõ rệt và hướng tới sự thay đổi cấp thiết. Nỗi đau cũng là điều cần thiết cho lòng thấu cảm – trừ khi ta đau khổ, làm sao ta có thể biết người khác phải trải qua điều gì trong những thời điểm khốn khó? Cũng có một điều rõ rệt rằng một số hình thức đau khổ, tiêu biểu nhất là trầm cảm, giúp gia tăng khả năng đánh giá cuộc đời một cách thực tế, hay như McGilchrist giải thích:
“…trầm cảm được nhiều lần minh chứng là có liên quan đến cách nhìn hiện thực tốt hơn – miễn là trầm cảm ko quá nặng nề… Bằng chứng là điều này ko phải vì sự hiểu biết sâu sắc làm bạn trầm cảm, mà là vì, đến một thời điểm nhất định nào đó, việc bị trầm cảm mang đến cho bạn hiểu biết sâu sắc. Khi hiểu rõ về vai trò gây nên một kết quả nhất định của con người, những người bị trầm cảm “nối kết” nhiều hơn với hiện thực so với đối tượng bình thường…” (Iain McGilchrist, The Matter with Things)
Tuy nhiên, nỗi đau, ngoài truyền dạy ra, nó cũng có thể làm tăng khả năng tận hưởng cuộc đời của ta. Bởi nỗi đau tồn tại ở một đầu của lưỡng cực, hay tập hợp của những cái đối lập, và ở mặt khác chính là hạnh phúc và niềm vui. Cũng như tất cả cặp đối lập đồng lòng tồn tại, do đó mặt còn lại cũng nên vậy – để một cá nhân biết đến niềm vui, anh hay cô ta phải hiểu sự đau nhói của nỗi khổ và khả năng tiếp nhận một trong số những kiểu trải nghiệm này càng lớn, khả năng dành cho những trải nghiệm khác càng tốt hơn. Hay như Nietzsche nói:
“Ngươi chẳng biết gì về hạnh phúc con người, những kẻ êm ấm và rộng lượng, bởi hạnh phúc và bất hạnh là chị em và là cặp song sinh xấu xa lớn lên cùng nhau hoặc trong trường hợp của các ngươi, mãi nhỏ bé cùng nhau.” (Friedrich Niezsche, The Gay Science)
Hay như McGilchrist giải thích:
“Mặt đối lập ko thể giải quyết bằng cách loại bỏ một mặt ta ghét, cũng như việc loại bỏ hướng Nam của thanh nam châm để loại bỏ cực Nam, nó chỉ làm thanh nam châm đó ngắn đi.” (Iain McGilchrist, The Matter with Things)
Nhưng nếu những trắc trở và nghịch cảnh gây ra đau khổ thúc đẩy phát triển bản thân, nếu sự đau khổ dẫn tới một cách nhìn hiện thực và kiến thức bản thân tốt hơn, và nếu nó là điều cần thiết để thực sự trải nghiệm niềm vui và hạnh phúc, vậy thì tại sao quá nhiều người trở nên tệ đi bởi vì nỗi đau của họ? Nói cách khác, tại sao, nỗi đau đưa đẩy nhiều người chúng ta vào trạng thái trầm cảm, oán giận, bi quan, hư vô và tuyệt vọng mãn tính?
Nói đơn giản, ta đã bị làm hư bởi thành quả của nền văn minh hiện đại và kết quả là hầu hết mọi người ko thực hành nghệ thuật đau khổ. Với sự tiếp cận dễ dàng vào những điều thiết yếu cho sinh tồn, bao quanh bởi nguồn khoái cảm và thoải mái, và cũng với bệnh tật và cái chết bị giấu đi trong bệnh viện và nhà xác – chúng ta được bao bọc khỏi nỗi đau thể chất và tinh thần, điều từng là lẽ thường của thời đại trước kia. Tâm trí và cơ thể ta trở nên mềm yếu và ko sẵn sàng đương đầu với nỗi đau cuộc đời:
“…tính cải tiến và xoa dịu sự tồn tại khiến ngay cả những vết muỗi đốt ko thể tránh khỏi lên cơ thể và tâm hồn dường như quá tàn bạo và độc ác.” (Nietzsche, The Gay Science)
Sự thoải mái của nền văn minh hiện đại đã thổi phồng độ nhạy cảm với cơn đau và nỗi khổ đến mức độ mà nhiều người cho rằng một “thoáng đau đớn” đơn thuần giống như một “lời khiển trách chống lại sự tồn tại.” (Nietzsche) Hay như Nietzsche tiếp tục nói:
“…nỗi đau…ko gây tổn thương nhiều như bây giờ…bây giờ nỗi đau bị ghét nhiều hơn so với tình cảnh con người trước đây, người ta nói về nó tồi tệ hơn nhiều.” (Nietzsche, On the Genealogy of Morality)
Kết quả của tính quá nhạy cảm bệnh hoạn của ta, khi nỗi đau xuất hiện, nhiều người sẽ chạy trốn khỏi chúng. Ta chuyển sang dùng thuốc, rượu cồn, hay ánh sáng hấp dẫn của màn hình để làm ta sao lãng. Nếu những kỹ thuật này thất bại, thuốc hướng thần có thể làm ta chết lặng trước cơn đau. Nhưng liên tục chạy trốn, phủ nhận, hay giấu giếm nỗi đau, ta ko thể thu hoạch được lợi ích của nó. Bởi giá trị của nỗi đau chỉ xuất hiện với những ai nguyện lòng chịu đựng và chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với nó. Và như Nietzsche viết:
“Nếu bạn ko sẵn lòng chịu đựng nỗi đau của bản thân dù chỉ là một giờ đồng hồ, và liên tục ngăn chặn mọi vận rủi có thể xảy ra, nếu bạn nhìn nhận đau khổ và nỗi đau như là ác quỷ, đáng ghê tởm, xứng đáng bị hủy diệt, một vết nhơ cho sự tồn tại của mình, vậy thì, bạn bây giờ đã có…trong tim mình…tín ngưỡng của tánh dễ dàng thiển cận tự mãn.” (Nietzsche, The Gay Science)
Nhưng nói là vậy, nỗi đau ko phải một trạng thái chúng ta muốn chìm đắm một cách vô nghĩa. Nỗi đau mãn tính là điều bệnh hoạn và sẽ phá hủy cơ thể và tâm trí của ta, thay vì mãi ở trong vũng lầy của nỗi đau, một khi ta học hỏi từ nó, vai trò thích hợp của đau khổ, giống như một đầu lưỡng cực chính là tạo ra sức ép để thúc ta tiến đến sự phát triển và sinh trưởng:
“Chính sức ép giữa hai đầu xung khắc của cây cung giúp mũi tên có sức để bay, cũng chính cái sức ép của dây đàn lia tạo nên giai điệu: đây chính là ý nghĩa của câu nói “chiến tranh là cha đẻ vạn vật.” (Iain McGilchrist, The Matter with Things)
Một số người có thể tự hỏi rằng liệu những gì được bàn luận cho đến giờ này áp dụng với nỗi đau khổ lớn lao ko: Đối với nỗi đau đến từ một bi kịch mất mát người thân, một căn bệnh mãn tính, đối diện cái chết, đùa cợt với cơn điên hoặc rơi vào sự hủy hoại bản thân. Nietzsche, chính là người trải nghiệm nỗi đau đơn ở tầm đó và ông cũng quả quyết rằng nó cũng có giá trị vĩ đại.
“Ở mỗi độ tuổi của cuộc đời, nỗi đau, nỗi đau quái gở, chính là điều thường ngày của tôi.” (Friedrich Nietzsche, Quoted in Struggle with the Daemon)
Nietzsche phải chịu đựng sự chối bỏ cá nhân, thiếu đi công nhận về mặt chuyên môn, và hơn thế Nietzsche còn mắc phải những căn bệnh mãn tính ko có thuốc chữa. Như ông viết trong một bức thư cá nhân:
“Mỗi 2 hoặc 3 tuần, tôi dành 36 giờ đồng hồ trên giường, thực sự bị dày vò…mùa đông này là điều tồi tệ nhất…Trải qua một ngày đầy căng thẳng đến nỗi, vào buổi chiều, chẳng còn niềm vui nào trong đời và tôi thực sự ngạc nhiên về việc tồn tại khó khăn đến mức nào. Nó dường như ko xứng đáng, tất cả mọi dày vò này…” (Friedrich Nietzsche, The Selected Letters of Friedrich Nietzsche)
Nhưng cũng chính người đàn ông viết những từ ngữ này lại nhận định rằng nỗi đau thúc đẩy ông tới những đỉnh cao vĩ đại. Nỗi đau giúp ông đạt được sự xuất chúng với tư cách là triết gia và nỗi đau giúp ông chạm tới, theo lời của ông, “những đỉnh cao của tâm hồn mà thậm chí bi kịch [ko] còn trông bi thảm” Do đó, nếu ta bị bao quanh bởi nỗi đau khôn nguôi, ta có thể dựa vào những người như Nietzsche để tiếp động lực. Bởi Nietzsche là một bằng chứng sống cho sự thật rằng với can đảm và tư duy phù hợp, chịu đựng những điều tồi tệ nhất của đời là điều khả thi, và ló hiện cùng với tính cách có chiều sâu hơn, minh triết hay hơn, và khả năng vui vẻ được nâng tầm:
“…nói một cách bí hiểm, con đường tới thiên đàng của một người luôn luôn đi qua địa ngục khoái lạc của chính người đó.” (Friedrich Nietzsche, The Gay Science)
Hay như ông viết đâu đó trong cùng cuốn sách:
“…từ vực thẳm [đau khổ] như này mà một người tái sinh trở lại, tự lột da chính mình…cùng với việc thưởng thức niềm vui tinh tế hơn, một cái lưỡi dịu dàng nếm mọi điều tốt lành, cảm giác vui vẻ hơn…trẻ thơ hơn và tinh tế gấp trăm lần so với trước kia.” (Friedrich Nietzsche, The Gay Science)