Nhiều người trong số chúng ta thường phớt lờ những nguy hiểm do một số khuôn mẫu hành vi gây ra, thứ ảnh hưởng tới sức khỏe dài hạn của mình. Thay vì đối diện với vấn đề của bản thân, ta lại cố và tự thuyết phục chính mình rằng những vấn đề đó chỉ là thứ nhỏ nhặt và có thể bỏ qua, hay chúng ta vờ rằng nó chưa bao giờ tồn tại. Chúng ta có thể tự dối mình, nhưng cuối cùng thì những vấn đề mà ta kiểm soát được sẽ trở thành một mớ rắc rối hỗn tạp mất kiểm soát. Bởi lý do này, Carl Jung đã nói rằng bước quan trọng trước tiên để tiến tới sự cải thiện bản thân chỉ đơn thuần là trở nên ý thức hơn về tình cảnh thực tế của chính mình.
Tuy nhiên, Jung, không phải là người duy nhất nói về khía cạnh này vì nhiều triết gia và nhà tâm lý học, từ quá khứ cho đến hiện tại, đều có cùng quan điểm này. Nhưng thứ độc nhất của ông đó chính là niềm tin rằng chúng ta không chỉ phải vượt qua việc thiếu hiểu biết về tình cảnh thực sự của mình, mà hơn nữa ta phải nhận thức rõ hơn về thứ mà ông gọi là hiện thực của Psyche.
“Hầu hết mọi người đều ngó lơ hoặc trông có vẻ chẳng hiểu gì lắm về sự thực rằng tôi coi Psyche là một thứ có thật.” (Carl Jung, Answer to Job)
Psyche, ở quan điểm của Jung thì nó không chỉ đơn thuần là sản phẩm phụ của một hình thái vật chất nhất định nào đó. Đúng hơn Psyche là một sự thật bất di bất dịch, được tiên nghiệm của tự nhiên mà nên được xem là điều có thật, giống như thế giới vật lý bên ngoài, và cũng như tác động của nó tới sức khỏe tổng thể của mình. Tuy nhiên, hầu hết mọi người, lại biết rất ít về thế giới bên trong của mình.
Một lý do cho sự thiếu hiểu biết này có thể là do những gì Thiên Chúa Giáo để lại và niềm tin về một đấng toàn tri, người không chỉ biết liệu ta có phạm phải những điều ác hay không, mà còn biết nếu ta có những suy nghĩ báng bổ hay không. Trong khi niềm tin về một vị thần thánh đã giảm đi rõ rệt, nhưng vẫn còn một khuynh hướng muốn đè nén những yếu tố đi ngược với hệ thống đạo đức ngày nay trong nhân cách của mình và nhờ đó ta có thể vươn lên để đạt được một dạng hoàn mỹ về mặt đạo đức.
Jung không phải là người đề xuất cái lý tưởng này. Phấn đấu để chạm tới sự hoàn hảo giống như là đuổi theo một cơn gió và còn lâu con người mới tốt lên nổi, trên thực tế nó chính là vật cản lớn nhứt trên con đường phát triển của mình. Chúng ta càng ham muốn sự hoàn hảo, thì ta lại càng thúc đẩy mặt tối của mình và dần không thể kiểm soát được những gì nó biểu hiện trong hoạt động thường ngày của mình. Thêm nữa, nếu ta liên tục dồn nén những suy nghĩ trái ngược với hệ thống đạo đức rộng lớn của xã hội, thì ta sẽ chẳng bao giờ chạm đến tầng sâu hơn của Psyche, nhận thức về điều này sẽ cải thiện cuộc sống ta một cách đáng kể.
“Con người không nên nghĩ rằng mình có thể đạt tới sự hoàn mỹ,” Jung viết “anh ta chỉ có thể ngắm tới sự trọn vẹn (Completion) – không phải hoàn hảo mà là trọn vẹn . Đó sẽ là điều kiện cần thiết và không thể thiếu được nếu như có bất kỳ câu hỏi nào về sự hoàn hảo. Bạn làm sao có thể thành thạo về một thứ gì đó nếu trước tiên nó chưa được hoàn thiện?
Cứ giải quyết xong một thứ gì đó và xem kết quả như nào. Nhưng để hoàn thành được cũng đã là một núi công việc khó nhằn, và cho đến khi bạn chạm tới sự toàn vẹn hoàn toàn, thì bạn sẽ thấy mình đã chết, nhờ vậy mà bạn sẽ chẳng bao giờ đủ điều kiện để khiến bản thân mình trở nên hoàn hảo nữa.” (Carl Jung, Visions: Notes of the Seminar Given in 1930-1934)
Việc hướng tới sự toàn vẹn, hay còn gọi với cái tên khác là “sự trọn vẹn về mặt nhân cách”, có tầm quan trọng lớn đến nỗi phần lớn sự nghiệp của Jung được dành cho việc khám phá quá trình này, một quá trình mà ông gọi là sự thành toàn (Individuation)
Jung không dùng thuật ngữ thành toàn (Individuation) cho đến năm 1921, tuy nhiên nguồn gốc của ý tưởng này đến từ luận án tiến sĩ của ông. Trong bản luận án này, có tiêu đề là “On the Psychology and Pathology of So-called Occult Phenomena”, Jung cố gắng để lý giải góc nhìn của ông về một bà đồng tự nhận mình đã thấy những hồn ma trong lúc gọi hồn. Để giải thích cho điều này thì Jung đưa ra giả thuyết rằng sự xuất hiện của những hồn ma này chính là kết quả của “những nhân cách vụn vỡ” nằm trong vô thức của bà đồng đó, nhưng bằng cách nào đó thì nó lại vào được ý thức của bà khi đang thực hiện quá trình gọi hồn. Thay vì chấp nhận những “nhân cách vụn vỡ” xuất hiện từ bên trong, từ hiện thực của Psyche, thì bà đồng này lại tin rằng nó là những hồn ma xuất hiện từ một cõi xa lạ với mình.
Khi quá trình nghiên cứu về Psyche của Jung có tiến triển thì ông bắt đầu tin rằng trải nghiệm của bà đồng này chỉ là một ví dụ của một hiện tượng siêu nhiên rộng lớn hơn. Tất cả chúng ta đều có những thành phần của vô thức nằm yên vị trong Psyche của mình và như Jolande Jacobi giải thích trong cuốn sách The Way of Individuation của mình:
“… nhờ vào những công sức trị liệu tâm lý và thực nghiệm không ngừng nghỉ của Jung để tạo ra một chuỗi các phương pháp giúp mang những thành phần này vào hữu thức và liên hợp các thành phần đó vào bản ngã, giúp ta nhận ra cái “nhân cách vĩ đại” đang tiềm ẩn bên trong mỗi cá nhân.” (Jolande Jacobi, The Way of Individuation)
Điều quan trọng cần phải lưu tâm đó là quá trình thành toàn, theo như Jung, là một thứ xảy ra tự nhiên, và không cần một cá nhân khởi xướng. Khi chúng ta già đi, thì chiều sâu và độ phức tạp của hữu thức chúng ta tăng lên, dù cho ta có cố tình phấn đấu để đạt được kết quả này hay không. Tuy nhiên, quá trình phát triển tự nhiên của sự thành toàn , không tiến triển theo kiểu mượt mà và liên tục. Mà đúng hơn nó thường bị ngưng lại, hoặc phát triển theo một cách gây hại tới sức khỏe tinh thần. Khi việc này xảy ra, thì điều cấp thiết nếu ta muốn giữ lại sức khỏe của mình đó là phải hiểu rõ quy trình này và biến nó trở thành một quá trình phát triển lành mạnh – và việc hỗ trợ hay giúp đỡ cho quá trình phát triển tự nhiên này có tiến triển, chính là mục đích cốt lõi của quá trình trị liệu tâm lý trường phái Jung (Jungnian Psychotherapy)
Một cách thức hay hơn để hiểu quá trình phát triển tự nhiên của sự thành toàn, và để nhận thức rõ ràng hơn quá trình thành toàn mà quá trình trị liệu tâm lý trường phái Jung nhắc đến, đó là xem xét sự tương đồng của cơ thể con người. Cơ thể vật lý của ta lớn lên và phát triển mà không cần ta phải để ý về nó. Tuy nhiên, ta có thể chủ động, ý thức, lập trường đối với việc phát triển về mặt thể chất này bằng cách vận động và ăn uống hợp lý. Cũng theo cách tương tự như vậy ta có thể chủ động hơn trong việc phát triển Psyche của mình bằng một số biện pháp nhất định giúp tăng tốc quá trình thành toàn này:
“Điểm khác biệt giữa quá trình phát triển “tự nhiên” của sự thành toàn, Jung viết “đó là trong khi một cái thì phát triển trong vô thức, và một cái thì được ý thức, cả hai có sự khác biệt rất lớn. Trong trường hợp đầu thì hữu thức không có can thiệp; và cuối cùng thì nó vẫn nằm trong bóng đêm như lúc đầu. Còn trường hợp thứ hai thì bóng tối được mang ra ngoài nhiều đến mức mà nhân cách tràn ngập trong ánh sáng rạng ngời, và hữu thức đạt thì đạt được một mức độ thông hiểu cần thiết.” (Carl Jung, Answer to Job)
Phương pháp tốt nhất để tăng tốc quá trình thành toàn đó là ghi lại và phân tích giấc mơ của ta trong một khoảng thời gian dài. Jung bị ảnh hưởng bởi công trình của Sigmund Freud về những giấc mơ rất nhiều, nhưng góc nhìn của ông càng lúc mở rộng hơn và cuối cùng thì khác biệt hơn so với những phương thức cơ bản của Freud. Cả Jung và Freud đều đồng tình rằng giấc mơ chính là sản phẩm của vô thức. Tuy nhiên, thứ mà cả hai khác biệt, đó chính là khái niệm của họ về những gì mà vô thức biểu lộ thông qua giấc mơ của mình.
“Với Freud,” Robert Hoptke viết “giấc mơ chính là một cơ chế tâm lý có chức năng bảo vệ giấc ngủ bằng cách biểu hiện và nhờ đó nó giải thoát những ham muốn không thể chấp nhận được của vô thức dưới hình thức ngụy trang.” (Robert Hoptke, A Guided Tour of the Collected Works of C.G.Jung)
Đó là nhận định của Freud, rằng giấc mơ chính là những biểu hiện được ngụy trang của vô thức, điều mà Jung không thể chấp nhận được. Giấc mơ, theo như Jung không giấu giếm bất kỳ thứ gì, mà đúng hơn nó không che đậy gì và chứa những biểu tượng mang tính đại diện tự phát trong vô thức, hay như ông viết:
“Giấc mơ của [c]húng ta như một cánh cửa sổ giúp ta nhìn vào, hay lắng nghe, quá trình tâm lý đang diễn ra liên tục trong vô thức của mình.” (Nietzsche’s Zarathustra: Notes of the Seminar Given in 1934-1939)
Bởi lý do này mà nhiều người thường gặp rắc rối trong việc thông hiểu giấc mơ của mình bởi vì họ không thể hiểu được ngôn ngữ đến từ vô thức, khi mà nó chỉ chứa đựng những biểu tượng, Jung để ý thấy một sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa những biểu tượng xuất hiện trong giấc mơ của nhiều bệnh nhân của ông và những biểu tượng có trong thần thoại của các nền văn minh từ quá khứ cho tới hiện tại. Để lý giải cho mối tương quan này Jung cho rằng vô thức chứa những thứ vượt xa tầm nhận biết của con người (Transpersonal), hay những yếu tố mang tính toàn thể được truyền lại và là sản phẩm của cơ chế sinh học con người, không phải là trải nghiệm cá nhân của họ. Tính tương đồng của biểu tượng có trong giấc mơ của người khác, và trong thần thoại của các nền văn minh từ quá khứ cho tới hiện tại, có thể là do biểu hiện của những thứ gọi là “cấu trúc tâm linh tương đồng với tất cả con người” mà Jung gọi là cổ mẫu (Archetype). Từ “cổ mẫu” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “hình mẫu ban đầu” và như một đồng nghiệp của Jung, Aniela Jaffé, giải thích:
“Đối với [từ “cổ mẫu”] trong bản thảo có nghĩa là “nguồn gốc”, là hình thức nền tảng cho những đề tài sau này. Trong tâm lý học thì từ cổ mẫu đại diện cho những khuôn mẫu trong cuộc sống, nét riêng biệt của con người.” (Aniela Jaffé, The Myth of Meaning)
Vì thế, sự thành toàn là quá trình mà theo đó một người ý thức rõ ràng hơn về những biểu tượng do cổ mẫu biểu hiện ra, thêm vào đó là có được hiểu biết về “những khuôn mẫu vĩnh cửu trong cuộc sống của con người”. Kiến thức này có giá trị rất lớn bởi nó cho ta một sự nhận thức rằng không chỉ mình ta gặp những vấn đề này, mà toàn thể nhân loại đều gặp chung như vậy. Chỉ cần biết rằng ta không phải là người duy nhất đau khổ cũng đã có tác dụng trị liệu khi mà nó mang cho ta một góc quan mới hơn:
“Thứ, ở một mức độ thấp hèn hơn, đã dẫn đến những xung đột đầy man rợ và làm cho cảm xúc bộc phát một cách đầy hoảng sợ, thì bây giờ nhìn giống như một cơn bão ở bên trong thung lũng khi nhìn từ đỉnh núi. Nó không có nghĩa rằng cơn bão này đã cướp đi hiện thực của ta, đúng hơn thay vì xảy ra ở bên trong hiện thực thì cơn bão này lại cách xa nó.” (Carl Jung, Alchemical Studies)
Với những người mong muốn bắt đầu quá trình thành toàn một cách ý thức thì bước đầu tiên, chúng ta bắt buộc phải làm điều như Jung nói đó là “kéo bản thân của mình ra khỏi những lớp vỏ bọc giả tạo của Persona” (The Relations between the Ego and the Unconscious). Persona chính là mặt nạ ta đeo để giao tiếp với xã hội. Nó được hình thành từ rất sớm trong cuộc đời khi mong muốn được hòa nhập khiến cho ta rõ ràng lựa chọn những yếu tố của nhân cách phù hợp với các giá trị xã hội ngày nay, cùng lúc đó loại bỏ những yếu tố đối nghịch với các chuẩn mực xã hội. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là nhiều người lại đạt đến một mức độ tin rằng mình chính là những cái mặt nạ dùng để giao tiếp và chính vì thế mà họ đã chia cắt bản thân mình khỏi những cõi sâu thẳm hơn của Psyche. Do đó, điều bắt buộc nếu như bất kỳ ai muốn đi theo con đường thành toàn một cách ý thức thì phải chấp nhận rằng cái mặt nạ xã hội của họ chỉ đại diện một phần của cái nhân cách toàn thể, hay như Jung giải thích:
“[M]ột người không thể thành toàn khi họ vẫn còn đang đóng vai chính bản thân mình; niềm tin rằng mình chỉ có mỗi bản thân chính là hình thức xảo trá nhất của Persona và là vật cản quỷ quyệt nhất trên con đường thành toàn thực sự. Một người trên thực tế có thể thừa nhận tất cả mọi thứ, nhưng đâu đó họ vẫn luôn giữ quan điểm rằng bản thân mình là thế này thế nọ, và đây như là một kiểu lý luận cuối cùng được mang vào; nhưng thực tế nó là thứ ảnh hưởng tới sự thành toàn thực sự.
Đây chính là quy trình đau đớn nhất khi phải xé bỏ bức màn ảo tưởng này, nhưng mỗi bước tiến tới sự phát triển về mặt tâm lý có nghĩa là, xé bỏ một bức màn mới. Chúng ta như những củ hành có nhiều lớp, và chúng ta phải bóc vỏ bản thân mình liên tục để chạm tới cái cốt lõi thực sự.” (Carl Jung, Visions: Notes of the Seminar Given in 1930-1934)