“Tôi vui mừng vì ngựa và bò thiến phải bị suy yếu trước khi biến chúng thành nô lệ cho con người, và bản thân con người còn chút thời gian chơi bời tác tráng sót lại trước khi họ thành những thành viên dễ bảo của xã hội.” (Henry David Thoreau, Walking)
Nếu nhận định của Henry David Thoreau là đúng – rằng ta phải bị suy yếu trước khi thành nô lệ và phục tùng – vậy thì ta là một dân số yếu đuối. Bởi hầu hết chúng ta đều phục tùng một sai lầm. Ta làm những gì được bảo bất chấp nó vô lý, ngu ngốc hay vô đạo đức như nào miễn là mệnh lệnh đó đến từ một chính trị gia, quan chức, hay nhà khoa học. Để đổi lấy sự bảo vệ từ các mối nguy tương đối tầm thường, ta đã từ bỏ tự do và cho phép sự trỗi dậy của một mối nguy thực sự chết người – chủ nghĩa toàn trị. Nhưng liệu tình thế có thể đảo ngược? Trong Video này, chúng tôi sẽ minh chứng rằng Internet, điện thoại thông minh, và mạng xã hội là những công nghệ có thể tỏ ra bất lợi cho những ai muốn đặt ta vào xiềng xích của chủ nghĩa toàn trị kỹ trị.
Người ta nói rằng chính trị là sản phẩm của văn hóa – nói cách khác, văn hóa quyết định kiểu thống trị xuất hiện trong xã hội. Nhưng con người cũng có thể nói rằng văn hóa là sản phẩm của công nghệ. Bằng cách tạo ra những khả năng mới về cách ta tương tác với thế giới, sự cách tân công nghệ thay đổi văn hóa. Trong số mọi cuộc cách mạng công nghệ tạo nên thay đổi văn hóa, thay đổi trong công nghệ truyền thông là một trong số tác động ảnh hưởng nhất. Bởi các công nghệ này khắc tạo dòng chảy thông tin và thông tin là sức mạnh. Thông tin chi phối sự tập trung và theo đó giúp định hình nhận thức về thực tế. Thông tin cho thấy điều gì là khả thi và do đó, ảnh hưởng cách ta hành động. Và trong lĩnh vực chính trị, thông tin hợp thức hoặc phi hợp thức hóa cấu trúc tầng lớp thống trị. Thay đổi công nghệ truyền thông và bạn sẽ thay đổi dòng chảy thông tin. Thay đổi dòng chảy thông tin và bạn sẽ thay đổi văn hóa. Thay đổi văn hóa và bạn sẽ thay đổi hiện trạng chính trị.
Một thoáng lướt qua về hai cuộc cách mạng công nghệ truyền thông diễn ra trước sự lên ngôi của Internet – phát minh máy in di động của Gutenberg vào giữa thế kỷ 15 và sự lên ngôi của truyền thông đại chúng đến từ Radio vào thế kỷ 20 – tiết lộ sự thay đổi xã hội sâu sắc xuất hiện sau chúng.
“Về mặt xã hội, sự mở rộng nghệ thuật in của con người mang đến chủ nghĩa dân tộc, công nghiệp, thị trường đại chúng, và giáo dục và xóa mù chữ phổ cập.” (Marshall McLuhan, Understanding Media)
Báo in đã dẫn tới sự bùng nổ trong việc xuất bản. Người ta ước tính rằng chỉ có 12,000 cuốn sách được sao chép bởi người chép thuê ở Châu Âu vào 50 năm trước phát minh này, trong khi vào 50 năm sau thì có xấp xỉ 12 triệu cuốn sách được sản xuất. Bằng cách giảm giá thành xuất bản sách, thông tin chảy vào nhiều nhà và ý tưởng mở rộng tâm trí nhiều người hơn và mang ngụ ý chính trị sâu sắc. sự gia tăng số lượng kinh thánh là yếu tố quan trọng trong cuộc Cải Cách và phong trào sách mỏng (pamphlet) là động lực thúc đẩy của cuộc Cách Mạng Pháp và Mỹ
“Kết quả của phát minh đến từ Gutenberg đó là các vị vua bị chặt đầu, bản đồ thế giới được vẽ lại…Xã hội và kinh tế hiện đại được sinh ra.” (Andrey Miroshnichenko, Human as Media)
Cuộc cách mạng truyền thông trọng yếu tiếp theo đó là phát minh điện báo và Radio, điện thoại và TV xuất hiện ngay sau đó. Các công nghệ này làm giảm nhu cầu mạng lưới vận chuyển của đường ray, đường bộ và đường biển để lan truyền thông tin và theo đó thu nhỏ toàn cầu. Khả năng đồng thời truyền thông tin vào từng nhà trong một quốc gia đã tạo nên mô hình truyền thông đại chúng định hình thế kỷ 20. Vào năm 1947, Ủy Ban Tự Do Báo Chí đã đưa ra mô tả tiên tri sức mạnh giải phóng bởi dòng chảy thông tin đến từ kiểu truyền thông mới mẻ này.
“Bản thân báo chí hiện đại là một hiện tượng mới mẻ. Đơn vị tiêu biểu của nó là cơ quan truyền thông đại chúng. Các cơ quan này tạo điều kiện cho tư duy và thảo luận. Họ có thể dập tắt nó. Họ có thể thúc đẩy tiến bộ của nền văn minh hoặc họ có thể cản trở nó. Họ có thể hạ thấp và thông tục hóa loài người. Họ có thể đe dọa hòa bình thế giới…Họ có thể nâng cao hoặc hạ thấp tin tức và tính quan trọng của nó, ấp ủ và nuôi cảm xúc, tạo ra những hư cấu vừa ý và điểm mù, dùng sai từ ngữ hay ho và ủng hộ các câu khẩu hiệu sáo rỗng.” (A Free and Responsible Press by The Commission on Freedom of the Press, 1947)
Truyền thông đại chúng của Radio và TV kết cấu luồng thông tin từ trên xuống dưới. Số ít tương đối sở hữu và vận hành cơ sở phát sóng hạ tầng hợp tác với những cá nhân, tập đoàn và tổ chức giàu có và quyền lực ảnh hưởng tổ chức truyền thông đại chúng, lọc ra, thao túng và đóng gói nội dung theo cách phục vụ lợi ích của họ.
“Truyền thông [đại chúng] tự xưng là nhà cung cấp, nhưng nó thực sự đóng vai trò như một cái van mở ra để kiếm tiền hoặc khi được chính quyền cho phép.” (Andrey Miroshnichenko, Human as Media)
Truyền thông đại chúng tạo ra sự tuân thủ chưa từng thấy trong thế giới quan và chứng tỏ một mô hình tuyệt vời cho sự xúc tiến ý thức hệ ưu ái kiểm soát từ trên xuống, tập trung. Với những ai xác định được dòng chảy thông tin nào đi qua, truyền thông đại chúng sẽ có sức mạnh chi phối sự tập trung của đám đông hướng tới các vấn đề và sự kiện nhất định, và tránh xa những thứ khác, hay như Michael Parenti giải thích:
“Nếu báo chí ko thể uốn nắn từng quan điểm, nó có thể điều chỉnh hiện thực nhận thức mà quan điểm của ta thành hình xung quanh đó. Đây có thể là tác động quan trọng nhất của truyền thông báo chí: họ đặt ra chương trình nghị sự cho phần còn lại, chọn điều để nhấn mạnh và điều để phớt lờ hoặc kìm chế, trên thực tế, tổ chức phần lớn thế giới chính trị cho ta. Truyền thông có thể ko phải lúc nào cũng có thể nói ta biết điều để nghĩ, nhưng chúng thành công cực kỳ ở khoản nói cho ta điều để nghĩ về.” (Michael Parent, Inventing Reality: The Politics of Mass Media)
Theo một cách cay độc hơn, một người có thể nói rằng truyền thông đại chúng ban cho số ít điều khiển nó một kiểu quyền lực phác họa trong tiểu thuyết 1984 của George Orwell:
“Quyền lực nằm ở việc xé rách tâm trí con người thành từng mảng và ghép chúng lại lần nữa ở hình dạng mới mẻ do chính ta chọn lựa.” (George Orwell, 1984)
Phát Xít sử dụng truyền thông đại chúng để xui khiến người dân chấp nhận chế độ toàn trị, bởi như bộ trưởng tuyên truyền Phát Xít Joseph Goebbels tuyên bố: “Cách nắm quyền và sử dụng chúng sẽ bất khả thi nếu thiếu đi Radio…” Gordon Allport và Hadley Cantril, trong cuốn The Psychology of Radio vào năm 1935, lặp lại quan điểm đằng sau tuyên bố của Goebbels, nói rằng:
“Radio là phương tiện truyền đạt hoàn toàn mới lạ, ưu việt với tư cách là phương tiện điều khiển xã hội và mang tính thời đại trong ảnh hưởng của nó lên chân trời tinh thần của con người.” (Gordon Allport and Hadley Cantril, The Psychology of Radio)
Một dòng chảy thông tin đơn hướng, giới hạn và bị lọc, tất cả nằm trong sự kiểm soát của số ít được chọn và phục vụ cho số đông cả tin tạo nên tình thế tương tự với câu chuyện ngụ ngôn cái hang của Plato. Trong ngụ ngôn này, các tù nhân bị xích trong hang động và buộc phải xem điệu nhảy của những cái bóng trên tường. Ko được biết điều gì tốt hơn, các tù nhân nhầm lẫn cái bóng với hiện thực và như Richard Weaver viết trong Ideas Have Consequences:
“…[truyền thông đại chúng] là sự dịch ra thành hiện thực hình tượng hang động trứ danh của Plato. Khuyết sót của những người tù…đó là họ ko thể nhận thức sự thật. Bức tường trước họ mà những cái bóng chơi đùa đó là màn hình mà báo chí, ảnh động, và Radio trên đó phóng chiếu cuộc sống của họ.” (Richard Weaver, Ideas Have Consequences)
Và đây là sức mạnh của cuộc cách mạng Internet – nó là phương tiện cho số đông thoát khỏi hang động của những cái bóng bị thao túng. Bởi mỗi lần một trong số ta xác định sự đồi bại của các cơ quan cầm quyền, nhìn xuyên qua lời dối, hoặc xác định hành động tuyên truyền – nói cách khác, một khi ta để ý điều được nghĩ là sự thật nhưng lại là sự thao túng của một cái bóng – ta có thể tiết lộ khám phá của mình cho hàng triệu khán giả tiềm năng. Cách mạng Internet đang chấm dứt sự độc quyền của truyền thông đại chúng với luồng thông tin và do đó, nếu báo in dẫn tới sự giải phóng độc giả, vậy thì như Miroshnichenko viết:
“Điều ta đang trải nghiệm bây giờ đó là…sự giải phóng nghề viết văn. Máy tính cá nhân cũng như thiết bị di động…đã cho mọi cá nhân vô hạn quyền để chia sẻ suy nghĩ với người khác, bất kể lý do là gì…” (Andrey Miroshnichenko, Human as Media)
Liệu sự giải phóng nghề viết văn sẽ mang tính biến đổi như cuộc cách mạng truyền đạt trước đó ko? Thời gian sẽ trả lời nhưng để trích dẫn Miroshnichenko lần nữa:
“…nếu phép loại suy lịch sử là chính xác, vậy thì ta nên…mong đợi những trận đại hồng thủy tương quan được [theo sau sự trỗi dậy của Internet]. Quyền lực của chính phủ xưa cũ…luôn sụp đổ cùng với việc mất đi quyền kiểm soát thông tin. Kết quả là hiện trạng xã hội, chính trị và kinh tế sụp đổ. Cùng với từng nội dung được phát hành, xã hội rũ bỏ hình thức cũ kỹ của mình, y như con rắn lột da.” (Andrey Miroshnichenko, Human as Media)
Dòng chảy thông tin do Internet tạo ra ko nên được xem như là thứ chỉ mang tính hủy diệt và phi hợp thức hóa khi tác động. Thay vào đó, theo một cách mang tính xây dựng hơn thì nó tiết lộ những khả năng thay thế về cách xã hội có thể vận hành và cách cá nhân có thể sống cuộc đời mình. Có thể là sự thay thế cho hệ thống tiền tệ lạm phát của tiền phát định, sự kiểm soát giáo dục và y tế của chính phủ hoặc cấu trúc chính trị xã hội nói chung, những ý tưởng mà sẽ chẳng bao giờ được cho phép trong mô hình kiểm soát của truyền thông đại chúng đang được lan truyền nhờ vào sự giải phóng nghề viết văn. Mô hình truyền thông mới này đang mở ra sự sáng tạo mang tính hủy diệt cần thiết để giữ xã hội ko rơi vào tình trạng trì trệ mục nát.
Nhưng khi dòng chảy thông tin tự do này đang đe dọa tới lối sống ký sinh của nhiều người nắm giữ vị thế quyền lực, ta nên mong đợi những lời kêu gọi gia tăng kiểm duyệt nhằm buộc ta quay về hang động lừa dối. Sự kiểm duyệt này sẽ được biện hộ như điều cần thiết để giảm thiểu lời nói thù địch và sửa chữa thông tin sai lệch – nhưng lời bao biện này chỉ đơn thuần là vỏ bọc hấp dẫn được dùng để che giấu điều gì là hành động phá hoại xã hội – bóp nghẹt tự do ngôn luận nhằm cố bảo vệ những lợi ích quyền lực. Sự giải phóng nghề viết văn đe dọa tính hợp pháp của tầng lớp đầu sỏ gồm các chính trị gia, quan chức và nhà tư bản thân hữu và khả năng thực hiện mưu đồ của mình phía sau lớp màn bảo vệ của truyền thông đại chúng bị thao túng.
“Những vị thần và người giữ thanh thế của mình lâu dài ko bao giờ chịu thảo luận. Để đám đông ngưỡng mộ, phải để nó ở một khoảng cách.” (Gustave Le Bon, The Crowd: A Study of the Popular Mind)
Đây ko phải lần đầu người ta có những nỗ lực nhằm hạn chế dòng chảy thông tin xuất hiện từ các công nghệ truyền thông mới mẻ này. Theo sau phát minh báo in, tầng lớp thống trị ở Châu Âu thực hiện luật kiểm duyệt gắt gao. Một ví dụ đó là Luật Cấp Phép năm 1643 của Anh ủy thác bắt giữ những ai in sách phê phán chính quyền. Nhưng sức mạnh của báo in tỏ ra quá mạnh, tác động của nó ko thể kìm chế bởi sự ủy thác của tầng lớp thống trị nắm quyền và như Marshall Mcluhan viết:
“Một khi công nghệ mới xuất hiện ở [xã hội], nó ko thể ngừng thâm nhập và [xã hội] cho đến khi từng tổ chức bão hòa.” (Marshall McLuhan, Understanding Media)
Nhưng lịch sử chỉ là vần điệu, nó ko lặp lại. Và có khả năng là nếu ta quá thụ động và ko có lập trường cứng rắn trước những nỗ lực bóp nghẹt tự do ngôn luận, vậy thì cuộc cách mạng công nghệ này sẽ khác so với các cuộc cách mạng quá khứ. Những người nắm quyền sẽ học cách sử dụng mô hình công nghệ mới này để tạo lợi thế và thay vì giải phóng ta, những công nghệ này sẽ là công cụ đưa ta xuống địa ngục của chủ nghĩa toàn trị kỹ trị toàn cầu.
“Dư luận! Tôi ko biết các nhà xã hội học định nghĩa như nào, nhưng tôi dường như thấy rõ rằng nó chỉ có thể bao gồm các ý kiến tương tác cá nhân, được tự do bày tỏ và độc lập với quan điểm chính quyền hay đảng phái. Chừng nào ko còn dư luận độc lập ở quốc gia chúng ta, thì sẽ chẳng có gì bảo đảm rằng sự tiêu diệt hàng triệu triệu người ko vì lý do chính đáng sẽ ko xảy ra lần nữa, rằng nó sẽ ko xảy ra ở bất kỳ đêm nào – có lẽ là chính đêm này.” (Aleksandr Solzhenitsyn, The Gulag Archipelago)