“Và trên thực tế, lời dối đã dẫn ta đi quá xa khỏi một xã hội bình thường đến nỗi ta thậm chí ko thể định hướng bản thân được nữa; trong làn sương mù dày đặc xám xịt của nó, thậm chí ko thể thấy một cây cột.” (Aleksandr Solzhenitsyn, The Gulag Archipelago)
Những lời này được viết bởi Aleksandr Solzhenitsyn, tác giả người Nga của cuốn sách nổi tiếng nhất mang tên The Gulag Archipelago, nó mang đến miêu tả đau lòng về hệ thống nhà tù Sô Viết, và xã hội Sô Viết nói chung trong cuộc thử nghiệm cộng sản vĩ đại của quốc gia vào thế kỷ 20.
Solzhenitsyn trải qua gần một thập kỷ trong các trại tù vì chỉ trích Stalin trong một loạt lá thư ông viết gửi người bạn khi chiến đấu cho Hồng Quân Sô Viết vào thế chiến lần hai. Trong thời gian ở Gulag, Solzhenitsyn trực tiếp trải nghiệm những đỉnh cao mà con người có thể vươn tới lẫn những vực thẳm mà họ có thể rơi xuống trong thời điểm khủng hoảng nghiêm trọng. Ở Video này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số góc quan sâu sắc thú vị về chủ nghĩa cộng sản của ông, bản chất ác quỷ, tầm quan trọng của việc nói lên sự thật, và khả năng khẳng định cuộc đời ngay cả khi đối diện nỗi đau thấu trời.
Như hầu hết thanh niên người Nga, Solzhenitsyn từ sớm là một người tin tưởng vững vàng vào chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên, góc quan đó dần thay đổi vào thế chiến lần hai khi cuộc du hành khắp nước Nga cùng với Hồng Quân đã cho phép ông tận mắt chứng kiến đồng bào người Nga của mình sống tồi tệ như nào, và cách họ bị Stalin và chế độ Sô Viết đối xử tàn bạo ra sao.
Nhưng trong khi thời điểm ở Hồng Quân rõ ràng làm lung lay quan điểm của ông về chủ nghĩa cộng sản, chính thời điểm ở trong Gulag mới biến ông thành một trong những người phê phán ý thức hệ này gay gắt nhất thế giới. Vào năm 1977, tại một buổi nói chuyện ở Vermont, nơi ông sống sau một vụ ám sát bất thành bởi KGB, theo sau đó là bị trục xuất khỏi Nga, Solzhenitsyn đã nói điều này về chủ nghĩa cộng sản:
“Hệ thống Cộng Sản là một căn bệnh, một tai họa đã lây lan khắp thế giới nhiều năm, và thật bất khả để đoán trước những dân tộc nào sẽ bị ép trải nghiệm trực tiếp căn bệnh này. Người dân của tôi, người Nga, đã phải chịu đựng nó 60 năm trời; họ mong mỏi được chữa lành.” (Aleksandr Solzhenitsyn, The Gulag Archipelago)
Tuy nhiên, Solzhenitsyn biết rằng nhận thức về chủ nghĩa cộng sản của 1 người thường sẽ rất khác biệt nếu họ bị ép trực tiếp trải nghiệm nó, so với việc chỉ đơn thuần mơ ước và lý thuyết hóa nó từ sự thoải mái tương đối của một quốc gia phi xã hội chủ nghĩa:
“Ở nước Nga chúng tôi, chủ nghĩa cộng sản là một con chó chết, dù đối với nhiều người phương Tây, nó vẫn là một con sư tử sống.” (Aleksandr Solzhenitsyn, The Gulag Archipelago)
Một trong những mục đích của cuốn The Gulag Archipelago đó là vạch trần cho thế giới thấy nỗi kinh hoàng thực sự xảy ra khi Liên Xô cố chuyển mình thành một xã hội tổ chức theo nguyên lý cộng sản. Trong khi nhiều người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản, và các biến thể khác của nó, thích nói về cách một xã hội sẽ vĩ đại như nào nếu các nguyên lý của nó được giữ vững, thường bỏ qua sự thực rằng nhiều người ko có cùng tầm nhìn với họ và chẳng muốn giao tài sản của mình cho tập thể, và do đó, như đã xảy đến ở nước Nga, buộc phải dùng vũ lực để chống lại những ai phản đối sự chuyển biến xã hội vĩ đại.
Nguyên lý quan trọng nhất của chủ nghĩa cộng sản và xã hội nói chung, nguyên lý mà phần lớn lý thuyết của nó được tạo dựng quay quanh, đó là tư liệu sản xuất phải được sở hữu theo hướng tập thể, hoặc công hữu, đối nghịch với chủ nghĩa tư bản, nơi tư liệu sản xuất thuộc tư hữu. Để đạt được điều này, các lãnh đạo Sô Viết đã tịch thu tài sản nông dân và các chủ doanh nghiệp khác và tầng lớp người Nga phải chịu gánh nặng lớn nhất từ quá trình này đó là nông dân Nga được gọi là Kulak. Kulak là những người sở hữu trang trại nhỏ và chính quyền Sô Viết đã thiết lập một chương trình mang tên Kulak hóa để loại bỏ những người này khỏi tài sản của mình. Solzhenitsyn dành lượng thời gian đáng kể ở tập 3 cuốn sách The Gulag Archipelago để giải thích và khảo chứng hiện thực của quá trình này:
“Nếu 1 người có ngôi nhà gạch trong dãy nhà gỗ, hoặc ngôi nhà hai tầng trong dãy nhà một tầng – đó là Kulak đấy: Hãy sẵn sàng đi, lũ khốn, các ngươi có 60 phút! Làng nước Nga đáng lý ko nên có bất kỳ căn nhà gạch nào, nó đáng ra ko có ngôi nhà hai tầng! Hãy cút về hang động đi! Ngươi ko cần ống khói cho ngọn lửa của mình! Đây chính là kế hoạch thay đổi quốc gia vĩ đại của bọn ta: lịch sử chưa bao giờ chứng kiến điều tương tự.” (Aleksandr Solzhenitsyn, The Gulag Archipelago)
Nhưng số phận của Kulak ko chỉ dừng lại ở việc mất tài sản, đúng hơn, như Solzhenitsyn chú giải, có hàng triệu người đã mất mạng trong quá trình. Sau khi bị tịch thu tài sản, nhiều người bị ép buộc đi vào vùng hoang dã nước Nga và phải tự lo liệu lấy. Solzhenitsyn miêu tả sự cố tai tiếng khi mà 10,000 gia đình, hoặc xấp xỉ 60,000 người, đã bị đuổi khỏi nhà và buộc phải định cư ở vùng đầm lầy trong mùa đông khắc nghiệt của Nga:
“Ko có thức ăn hay công cụ nào để lại cho họ. Con đường ko thể băng qua, và chẳng có lối nào thông ra thế giới bên ngoài ngoại trừ hai con đường bằng gỗ cành…Các tay súng máy giữ vị trí ở rào chắn hai bên đường và ko để ai thoát khỏi trại tử thần. Họ bắt đầu chết như ngả rạ. Những người tuyệt vọng chạy đến hàng rào cầu xin được đi qua, và bị bắn ngay tại chỗ…Họ chết dần – từng người một…Ko còn cách nào khác để xây dựng Xã Hội Mới.” (Aleksandr Solzhenitsyn, The Gulag Archipelago)
Nhưng với một số Kulak, bị đẩy vào vùng hoang dã hóa ra lại tốt hơn việc phải sống trong xã hội Sô Viết. Bởi khi bị bỏ lại ở vùng hoang vu đến chết, họ được giải thoát khỏi điều kiện tàn khốc do chế độ cộng sản áp đặt:
Solzhenitsyn viết, “đôi khi”, “họ chuyển các cựu “Kulak” ra khỏi vùng lãnh nguyên hoặc rừng taiga [rừng đầm lầy], thả lỏng họ và quên mất họ. Tại sao phải đếm khi ta đưa họ đến đó để chết?… Giờ đây, khi các nhà lãnh đạo khôn ngoan bí ẩn đã đuổi họ đi – ko ngựa, ko cày, ko đồ câu cá, ko súng – giống người chăm chỉ và ngoan cố này có lẽ được trang bị một ít rìu và xẻng, bắt đầu cuộc chiến vô vọng với đời trong tình cảnh hiếm khi dễ dàng hơn thời kỳ Đồ Đá. Và bất chấp các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội, một số khu định cư ko chỉ sống sót, mà còn trở nên giàu có và lớn mạnh!… Điều đáng ra sẽ thành như vậy nhờ vào những con người đó nếu họ được phép sống và phát triển tự do!!!” (Aleksandr Solzhenitsyn, The Gulag Archipelago)
Trong khi Kulak trải nghiệm số phận nghiệt ngã, họ ko một mình trải qua sự tàn phá đi kèm với nỗ lực chuyển biến nước Nga thành thiên đường cộng sản của Sô Viết. Đúng hơn, khi mọi thứ đã được nói và làm, hàng chục triệu người đã thiệt mạng dưới ách cai trị cộng sản và sự trải nghiệm tận mắt điều này đã khiến cho ông quan tâm sâu sắc tới bản chất ác quỷ.
Trong suy niệm về cái ác ở cuốn The Gulag Archipelago, Solzhenitsyn nhấn mạnh rằng tất cả đều có khả năng làm điều ác và cái ác thường được thực hiện bởi những người liên quan đã tin tưởng mù quáng rằng bản thân họ hoàn toàn và rõ ràng ở phe thiện.
“Dần dần tôi hiểu” Solzhenitsyn viết “rằng lằn ranh phân chia giữa thiện và ác ko chạy qua các quốc gia, ko phải giữa các tầng lớp, cũng ko phải các đảng phái chính trị – mà nó xuyên thẳng qua từng trái tim con người – và xuyên thấu mọi trái tim. Lằn ranh này thay đổi. Bên trong ta, nó dao động theo năm tháng. Và kể cả trong con tim bị ác quỷ lấn át, vẫn còn một khu vực nhỏ nhoi dành cho cái thiện. Và thậm chí trong con tim đẹp nhất, vẫn còn…một góc nhỏ ác quỷ chưa bị trừ tiệt…Ko thể loại bỏ cái ác hoàn toàn ra khỏi thế giới, nhưng có thể hạn chế nó trong mỗi con người.” (Aleksandr Solzhenitsyn, The Gulag Archipelago)
Solzhenitsyn nhấn mạnh rằng lý do nhiều người ko biết mình đang đồng lõa với hành động độc ác đó là vì việc trung thành với giáo điều của ý thức hệ mang đến cho họ lời biện minh và bào chữa cho hành động của mình. Ví dụ, trung thành với ý thức hệ cộng sản hứa hẹn về một xã hội ko tưởng sắp tới bằng cách cấm mọi người tư hữu tư liệu sản xuất, cho phép người theo nó che đậy hành động xấu xa bằng lớp đội lốt tốt đẹp giả tạo. Hay như Solzhenitsyn nói:
“Ý thức hệ – đó là thứ mang lại cái ác sự biện minh nó kiếm tìm từ lâu và cho những kẻ làm việc ác sự kiên định và quyết tâm cần thiết. Đó là lý thuyết xã hội giúp cho hành động của anh dường như là tốt thay vì xấu trong con mắt bản thân và người khác, nhờ đó anh ta sẽ ko nghe thấy lời trách mắng và nguyền rủa mà sẽ được khen ngợi và tôn kính… Nhờ vào ý thức hệ, thế kỷ 20 tất yếu phải trải qua điều ác ở quy mô được tính bằng hàng triệu. Điều này ko thể phủ nhận, cũng ko thể ngó lơ, cũng như kìm nén.” (Aleksandr Solzhenitsyn, The Gulag Archipelago)
Ngoài mối bận tâm về bản chất ác quỷ, Solzhenitsyn cũng cực kỳ quan tâm về việc tìm ra cách tốt nhất để chống lại chúng. Kết luận ông đưa ra đó là sau cùng, liều thuốc giải tốt nhất cho cái ác là sự thật:
“Hãy để cương lĩnh của ta như này: Cho lời dối tiến vào thế giới, thậm chí để nó chiến thắng. Nhưng nó sẽ ko tiến vào tôi.”
Để sống bằng cương lĩnh này, điều cấp thiết là mọi người ko ngại lên tiếng kể cả khi người khác cố gắng làm họ câm lặng:
“Ta phải lên án công khai ý tưởng rằng một số người có quyền đàn áp người khác. Khi giữ im lặng về cái ác, khi chôn vùi nó sâu bên trong ta đến nỗi ko còn dấu hiệu nào của nó trên bề mặt, ta đang in sâu nó, và nó sẽ trỗi dậy gấp ngàn lần trong tương lai.” (Aleksandr Solzhenitsyn, The Gulag Archipelago)
Ngoài góc quan sâu sắc về ác quỷ và quan điểm về tầm quan trọng của nói lên sự thật, thời điểm trong Gulag của Solzhenitsyn cũng dạy ông rất nhiều về bản chất đau khổ và khả năng tìm thấy sự thỏa mãn ngay cả trong tình huống khắc nghiệt nhất. Thông qua 3 tập của cuốn The Gulag Archipelago, Solzhenitsyn thảo luận về sức mạnh đáng kinh ngạc của một số bạn tù. Ví dụ, có vài tù nhân bị kết án 25 năm, sống một cuộc đời gần như phước lành, một cuộc đời vượt xa cả những gì Solzhenitsyn từng thấy trước thời điểm bị giam ở Gulag:
“…họ là những người thu mình vào cuộc sống tâm trí sâu lắng đến nỗi ko có nỗi đau thể xác nào có thể làm đảo lộn trạng thái cân bằng tinh thần của họ.” (Aleksandr Solzhenitsyn, The Gulag Archipelago)
Solzhenitsyn đề xuất rằng những ai có thể sống sót và ko bị suy sụp tinh thần ở Gulag thường là những người áp dụng lối sống Khắc Kỷ với đời. Lối tiếp cận mà Solzhenitsyn cố gắng tuân theo này, và được phản ánh ở góc nhìn sâu sắc tiếp theo cũng đóng vai trò như lời nhắc nhở thẳng thắn rằng trạng thái tâm trí con người hoàn toàn có sức mạnh vượt qua ngay cả những tình cảnh bên ngoài khắc nghiệt nhất.
“Cảm giác no nê ko hoàn toàn phụ thuộc vào việc ta ăn bao nhiêu, mà là cách ta ăn. Nó tương tự với hạnh phúc, rất tương tự…hạnh phúc ko phụ thuộc vào bao nhiêu phước lành bên ngoài ta giành được từ đời. Nó chỉ phụ thuộc vào thái độ của ta với chúng. Có một câu nói về nó trong đạo lý Đạo Giáo: ‘Bất cứ ai có khả năng hài lòng sẽ luôn hài lòng.”” (Aleksandr Solzhenitsyn, The First Circle)