Sự ra đời của trường công bắt buộc ở phương Tây thường được xem là dấu hiệu tiến bộ, một quá trình phát triển ban cho mọi cá nhân một cơ hội bình đẳng để được giáo dục, trau dồi khả năng nhận thức và cải thiện vị thế ở đời của một người.
Nhưng ko phải ai cũng có góc nhìn lạc quan này. Thay vào đó, nhiều người nghiên cứu về lịch sử giáo dục công lập đã kết luận rằng vai trò chủ chốt của nó, từ ban đầu, ko phải để nâng đỡ và khai sáng, mà đóng vai trò (**) như hình thức kiểm soát xã hội.Nhà văn người Mỹ H.L Mencken gói gọn quan điểm này:
“Nhận định sai lầm nhất đó là mục tiêu của giáo dục công lập đại khái là đáp ứng tri thức cho thế hệ trẻ và đánh thức trí thông minh của chúng…Điều này hoàn toàn trái sự thật. Mục tiêu của giáo dục công lập ko phải là để lan truyền sự khai minh; nó chỉ đơn thuần là hạ thấp càng nhiều cá nhân càng tốt xuống cùng mức an toàn, sản sinh và đào tạo một công dân tiêu chuẩn hóa, dập tắt bất đồng và tính độc đáo. Đó là mục tiêu của nó ở Hoa Kỳ, bất kể kỳ vọng của các chính trị gia là gì đi nữa…và đó là mục tiêu của nó ở khắp muôn nơi.” (H.L. Mencken)
Gốc rễ của giáo dục bắt buộc có nguồn gốc từ Hy Lạp Cổ Đại, nơi các trẻ em người Spartan bị tách khỏi cha mẹ chúng và đưa vào các trường quân sự với lý tưởng trau dồi sự phục tùng hoàn toàn nhà nước Spartan. Tuy nhiên, hình thái hiện đại hơn của của giáo dục công lập bắt buộc xuất phát từ thế kỷ 16.
Vào năm 1524, Martin Luther, một hình tượng chủ chốt trong Cuộc Cách Mạng Tin Lành – thứ dẫn tới việc chối bỏ Giáo Hội Công Giáo La Mã để ủng hộ Kinh Thánh như cơ quan thẩm quyền chân lý duy nhất – viết một lá thư tới các nhà lãnh đạo nước Đức lúc bấy giờ, thúc giục họ mở ra hệ thống giáo dục bắt buộc. Lá thư của Luther như sau:
“Tôi quả quyết rằng chính quyền dân sự có quyền ép buộc người dân gửi con họ tới trường… Nếu chính quyền có thể ép buộc những công dân phù hợp để mang giáo và súng trường…và thực hiện các nghĩa vụ quân sự khác trong thời chiến, thì nó càng có quyền bắt buộc người dân gửi con họ tới trường, bởi trong trường hợp này, ta đang chiến đấu với con ác quỷ mang mục tiêu âm thầm làm kiệt quệ thành phố và công quốc của những con người mạnh mẽ.” (Martin Luther)
Luther hiểu rằng giáo dục bắt buộc có thể được dùng để truyền bá tâm trí người trẻ vào nhà thờ Luther, và tìm cách sử dụng quyền lực Nhà Nước để đạt được đích đến này. Do lời cầu xin này của ông, nhiều bang của Đức đã tạo ra trường học công lập hiện đại đầu tiên.
Theo nhiều cách, Martin Luther có thể được xem là đánh dấu sự ra đời của hệ thống trường học hiện đại. Ông ko chỉ là người ủng hộ giáo dục bắt buộc đầu tiên, mà ông còn tin rằng Nhà Nước nên sử dụng sức mạnh của nó để truyền bá một thế giới quan đặc thù cho công dân, giúp kích thích bầu ko khí ngày càng phục tùng Nhà Nước ở Đức.
Sử gia vĩ đại Lord Acton viết về Martin Luther rằng ông “gây ấn tượng với đảng phái mình bằng tính cách phụ thuộc chính trị, và thói quen tuân thủ thụ động Nhà Nước.”
Một bước quan trọng trong quá trình trỗi dậy hệ thống giáo dục công lập hiện đại xuất hiện dưới thời Vua William I của Prussia cai trị từ năm 1713 đến 1740. Phần thiết yếu trong việc duy trì quân đội mạnh mẽ của Prussia ở thời trị vì của mình đó là hệ thống giáo dục quốc gia bắt buộc ông thành lập vào năm 1717, kiểu hệ thống giáo dục đầu tiên ở châu Âu. Những cải cách giáo dục tiếp đó xuyên suốt thế kỷ 18 được xây dựng dựa trên nền tảng này và mở đường tiến tới sự phát triển của cái được gọi là mô hình giáo dục nhà máy.
Trong cuốn sách Raising a School, Rena Upitis, nguyên Trưởng Khoa Giáo Dục của đại học Queen ở Canada, giải thích một số đặc tính của mô hình giáo dục nhà máy, thứ tiếp tục là mô hình giáo dục công lập chi phối phương Tây ngày nay:
“Trong trường học nhà máy, giảng dạy – giống như các tòa nhà – có khuynh hướng giống hình hộp và tuyến tính. Dạy truyền thụ chiếm ưu thế: đứng trước lớp, người giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh. Kiểu dạy này hoạt động tốt nhất khi giáo viên có thể thấy tất cả cùng một lúc, và do đó, lớp học được tạo nên dưới dạng một chuỗi hình hộp, ví dụ phổ biến nhất là một trong những lớp học xếp thành đôi dọc theo một hành lang duy nhất.” (Raising a School, Rena Upitis)
Mô hình giáo dục nhà máy nhấn mạnh sự chuẩn hóa giảng dạy, kiểm tra và mức độ học tập, tôn trọng nhà cầm quyền hơn là khám phá chân lý, và tính đồng nhất và chính thống hơn là đổi mới và tiến bộ.
Mô hình giáo dục được phát triển bởi người Prussia này cực kỳ hiệu quả ở khoản khắc sâu thế giới quan có lợi cho Nhà Nước Prussia vào những công dân của nó đến nỗi vào thế kỷ 19, các nhà cải cách giáo dục ở Hoa Kỳ đã đón nhận nó, và nhanh chóng tìm cách áp dụng ở quê nhà.
Cả Calvin Stowe, một trong những nhà giáo dục chuyên môn hàng đầu của Mỹ vào thế kỷ 19, và Horace Mann, được các sử gia gán cho cái tên “Cha Đẻ của Hệ Thống Giáo Dục Công Lập Mỹ”, đã tới Prussia để trực tiếp điều tra hệ thống giáo dục của họ. Khi trở về, cả hai đã vận động hành lang rất nhiều, và thành công áp dụng mô hình giáo dục nhà máy ở Hoa Kỳ.
Dưới sự ảnh hưởng của Mann, Stowe và các nhà cải tổ giáo dục khác, nhiều bang của Mỹ nhanh chóng phát triển hệ thống giáo dục công lập bắt buộc được nhà nước tài trợ, nó lấn át hệ thống trường tư và trường từ thiện vốn đang hiện hữu. Vào năm 1852, Massachusetts là nơi đầu tiên áp dụng hệ thống như vậy, và vào năm 1900, hầu hết mọi bang đều tuân theo.
Giáo dục bắt buộc ở những nơi khác trong phương Tây cũng tuân theo quỹ đạo và dòng thời gian tương tự. Vào năm 1900, từng quốc gia Châu Âu đã thiết lập giáo dục bắt buộc ngoại trừ Belgium đi theo sau vào năm 1920. Nước Anh, sau nhiều phản đối, đã thiết lập giáo dục bắt buộc vào cuối thế kỷ 19. Và Canada nhanh chóng cùng Mỹ triển khai hệ thống dựa trên mô hình nhà máy phát triển ở Prussia.
Nhiều nhà cải tổ giáo dục ảnh hưởng sự phát triển của giáo dục bắt buộc ko tìm cách khuyến khích đổi mới, phát minh và phát triển ý tưởng thúc đẩy xã hội thịnh vượng, mà là tìm một phương tiện kiểm soát và kỹ thuật xã hội (Social Engineering).
Note: Social engineering: Đó là các sự thay đổi và phát triển xã hội có kế hoạch; rằng chính phủ có thể thay đổi và quản lý các đặc tính chủ chốt của xã hội, 1 nghĩa khác liên quan tới an ninh mạng, còn gọi là tấn công phi kỹ thuật.
Ví dụ, Ellwood Cubberley, Hiệu Trưởng Trường Giáo Dục Stanford và là nhà cải cách có ảnh hưởng, đã viết trong cuốn Public School Administration vào năm 1916:
“Trường học, theo một nghĩa, là nhà máy, trong đó sản phẩm thô (trẻ em) bị định hình và tạo thành sản phẩm đáp ứng vô vàn nhu cầu đời sống. Các thông số kỹ thuật cho sản xuất đến từ nhu cầu của nền văn minh thế kỷ 20, và nhiệm vụ của nhà trường là xây dựng học sinh của mình theo đúng thông số được đề ra.” (Public School Administration, Ellwood Cubberley)
William Torrey Harris, Ủy Viên Giáo Dục Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ 19, và là người kiên định với niềm tin rằng trẻ em là tài sản tuyệt đối của chính phủ, viết trong cuốn sách (**) The Philosophy of Education:
“99 trong số 100 [học sinh] là người máy, cẩn thận bước đi trên con đường kê sẵn, cẩn thận tuân theo phong tục kê sẵn. Đây ko phải ngẫu nhiên, mà là kết quả của sự giáo dục trọng yếu như được định nghĩa về mặt khoa học là sự gộp xếp cá nhân.” (The Philosophy of Education, William Torrey Harris)
Frederick Taylor Gates, cố vấn doanh nghiệp cho John D. Rockefeller, người vào năm 1903 thành lập General Education Board cung cấp khoản tài trợ khổng lồ cho trường học và là người rất ủng hộ giáo dục bắt buộc được nhà nước kiểm soát, viết trong cuốn sách vào năm 1913 mang tên “The Country School of Tomorrow”:
“Trong giấc mơ của ta…mọi người phục tùng bàn tay nhào nặn đầy ngoan ngoãn…Ta sẽ cố ko biến những con người này hay bất kỳ đứa trẻ nào của họ thành triết gia hoặc người có học thức hoặc người của khoa học. Ta sẽ ko nâng đỡ trong số chúng thành các tác giả, nhà hùng biện, nhà thơ, hoặc nhà văn. Ta sẽ ko tìm kiếm phôi thai của người nghệ sĩ, họa sĩ, hay nhạc sĩ vĩ đại. Ta thậm chí cũng chẳng ấp ủ tham vọng khiêm tốn hơn là nâng đỡ trong số chúng thành các luật sư, bác sĩ, nhà thuyết giáo, chính trị gia, chính khác, những kẻ mà bọn tôi hiện có nguồn cung dồi dào…Vì nhiệm vụ chúng tôi đặt cho bản thân là nhiệm vụ rất đơn giản cũng như đẹp đẽ: đào tạo những con người này khi chúng tôi tìm thấy họ cho một cuộc đời lý tưởng ở ngay nơi họ sống…một cuộc đời bình dị dưới trời xanh và trong đường chân trời, dù chật hẹp tới đâu, nơi họ lần đầu tiên mở mắt.” (The Country School of Tomorrow, Frederick Taylor Gates)
Để giữ học sinh cầm tù trong một đường chân trời eo hẹp, hoặc theo lời Mencken, sử dụng giáo dục bắt buộc để “sản sinh và đào tạo một công dân tiêu chuẩn hóa, dập tắt bất đồng và tính độc đáo”, chính là mục tiêu của nhiều nhà cải cách giáo dục ảnh hưởng nhất.
Để hiểu mô hình giáo dục nhà máy đã và đang tiếp tục hữu hiệu như nào trong việc đạt được mục tiêu này ở quy mô lớn, ta có thể quay sang một bài tiểu luận thú vị với tiêu đề “The Fixation of Belief” bởi triết gia xuất chúng Charles Sanders Peirce. Trong bài tiểu luận này, Peirce giải thích cách “cố định niềm tin, ko phải trong cá nhân mà là cộng đồng”, thông qua cái ông gọi là “phương thức cầm quyền” khả thi như nào.
“Vậy thì, hãy để ý muốn của nhà nước hành động, thay vì của cá nhân. Hãy để một thể chế được tạo ra với mục tiêu duy trì các học thuyết đúng đắn trước sự chú ý của người dân, lặp lại chúng vĩnh viễn, và dạy nó cho lũ trẻ; đồng thời có quyền ngăn chặn việc giảng dạy, ủng hộ hoặc thể hiện các học thuyết đối nghịch. Hãy để mọi nguyên do khả thi làm thay đổi tâm trí bị loại bỏ khỏi sự lĩnh hội của con người. Hãy để họ cứ ngu dốt, để họ ko học được vài lý do nào đó để nghĩ khác. Hãy để đam mê của họ được gia nhập, nhờ đó họ có thể xem các quan điểm riêng tư và khác thường bằng thù ghét và sợ hãi.” (The Fixation of Belief, Charles Sanders Peirce)
Sẽ khó để nghĩ ra một hệ thống tốt hơn nào cố định niềm tin vì mục đích sản sinh và đào tạo công dân tiêu chuẩn hóa hơn là hệ thống mô hình giáo dục nhà máy hiện hữu ở phương Tây từ cuối thế kỷ 19.
Như Ivan Illich viết trong cuốn sách Deschooling society:
“Trường học là cơ quan quảng cáo khiến bạn tin rằng mình cần xã hội như nó vốn là.” (Deschooling Society, Ivan Illich)
Ko ngạc nhiên gì khi một nghiên cứu về 400 người đàn ông và phụ nữ nổi tiếng của thế kỷ 20, trình bày chi tiết trong cuốn Cradles of Eminence, cho thấy cứ 5 người thì có 3 người “gặp vấn đề nghiêm trọng với trường học”. Những cá nhân khao khát vượt qua ranh giới, khám phá và tạo ra ý tưởng, phát minh và cải tiến, sẽ ko dễ bị khuất phục trước 1 hệ thống cố gắng “dập tắt bất đồng và tính độc đáo”.
Ví dụ, Albert Einstein, nhận thấy việc học quá ngột ngạt – theo lời ông, đòi hỏi “sự tuân lệnh của một xác chết” – đến nỗi sau khi vượt qua bài kiểm tra ông trượt trước đó, ông nhận ra mình ko còn muốn nghĩ về vấn đề khoa học trong cả một năm trời.
Tạm bỏ qua những động cơ quỷ quyệt đằng sau sự phát triển mô hình giáo dục nhà máy ở phương Tây, tính bất thỏa đáng của nó với tư cách là thể chế phụ thuộc vào khuynh hướng ko chỉ ko thể khuyến khích sự tò mò, mà còn ức chế hay thậm chí dập tắt hoàn toàn sự tò mò tự nhiên mà mọi đứa trẻ đều bộc lộ.
Mắc kẹt trong sự giam cầm của cái Rena Upitis diễn tả là “Các thùng chứa bê tông thiếu cửa sổ, bao quanh bởi hàng rào bọc thép gai – nhìn giống nhà tù hơn trường học”, học sinh phần lớn ko được khuyến khích khám phá, sáng tạo, và trau dồi sự tự lập, mà là ngồi xuống, lắng nghe, và chấp nhận mặt giá trị của bất kỳ thứ gì được giảng dạy.
Chúng tôi sẽ kết thúc bằng đoạn văn từ John Taylor Gatto, nguyên giáo viên của năm ở thành phố New York và bang New York, người sau khi từ chức vì thất vọng về sai lầm mà ông tin là ăn sâu vào bản chất giáo dục hiện đại, viết một loạt cuốn sách về lịch sử và bản chất của giáo dục bắt buộc
Câu văn sau là đoạn ngắn từ cuốn sách Dumbing us Down: The Hidden Curriculum of Compulsory Schooling, trong đó ông phân định rõ ràng giữa cái được gọi là giáo dục ngày nay và một nền giáo dục nên thực sự bao gồm những gì:
“Bất kể nền giáo dục là gì, nó nên biến ta thành một cá nhân đặc biệt, ko phải một kẻ tuân thủ; nó nên cung cấp cho ta tinh thần độc đáo để giải quyết những thách thức lớn; nó nên cho phép ta tìm giá trị sẽ là bản đồ chỉ đường xuyên suốt cuộc đời ta; nó nên khiến ta phong phú về mặt tinh thần, một người yêu thích bất kỳ điều gì mình làm…nó nên dạy ta điều gì là quan trọng: cách để sống và chết.” (Dumbing us Down, John Taylor Gatto)