Sáng nay mới uống cái cf geisha, ngon xoắn lưỡi. Với sực nhớ hôm nay kỷ niệm một năm tôi bắt đầu viết chém gió trên mạng, với cũng sực nhớ là ngoài bán bánh mì với chạy xe ôm, thì tôi cũng có dạy học kiếm thêm, với sẵn nay 20 11 nên tôi tiện tay làm cái post này.
1 . Kỷ niệm viết trang
Đây là bài đầu tiên tôi viết, hệ hệ.
https://m.facebook.com/permalink.php?story_fbid=105083067798464&id=103942814579156
Lúc viết bài này cũng 20 11, cũng đang làm nghề, thấy lỗi hệ thống tè le hột me. Với thấy nhiều thanh niên bị nhiều cái thói quen ngu ngục với lỗi tư duy sai làm đời lụn bại, sống trong oán niệm, tự dưng tôi muốn làm một cái gì đó để giúp các thanh niên nhận ra c để mà né. Tôi đã ngu rồi,các bạn đừng ngu như tôi. Và lúc đó nhờ đọc được nhiều bài của cao nhân mà bản thân được khai sáng – đời bớt u mê tăm tối, tôi thấy biết ơn nên muốn thể hiện sự biết ơn đó bằng một hành động thiết thực chút. Và với tâm thế ngây thơ đó, tôi bắt đầu viết.
Hahahaha. Má. Lúc mới viết thiệt là méo biết viết sao. Lúc đi học thì được dạy viết bài luận abc xyz vậy. Mà viết hồi thấy vô hồn, thấy chướng chướng, thấy xạo l kiểu gì ấy. Thôi, kệ mẹ, có sao viết vậy, cứ thoải mái mà viết, có lòng là ok. Thế là tôi cứ nghĩ gì viết đó. Không có sắp xếp gì, nhiều lúc thì kiểu viết này nó cũng có nhiều cái bậy bậy, cơ mà ít nhất thì nó làm cho người viết thích viết, mà thích nó là cái căn bản để tạo một thói quen. Thôi, viết hay làm gì, thích viết cái đã.
Chúng ta ai cũng vậy, ban đầu làm gì thì cũng sẽ lọng cọng không thông. Cơ mà cứ làm, cứ học hỏi, cứ update bản thân liên tục thì sẽ trở nên thuần thanh thôi feng, cứ tận hưởng quá trình, đừng nhìn đích đến xa xôi mà nản, đường đi đầy cái hay ho.
Thiệt ra viết cái trang này không đủ tiền tôi uống cf (nghĩa đen). Cơ mà lâu lâu đang nằm cái có tiếng ting ting nhà bank báo nhận tiền cũng vui. Một niềm vui nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời, dù là tuổi 20, dù là khi tóc bạc. Hệ hệ. À, tiện thanks các feng đã donate. Tính tôi cũng yếu đuối, không có mấy fengs ban đầu đồ nết thì tôi lười mà nghỉ viết rồi. Cám ơn thực sự nha fengs. Vì trong quá trình viết tôi cũng unlock được mấy cái skill hay hay. Ví dụ như chém gió không biết ngượng mồm chẳng hạn. Hehe.
Viết với tôi cũng là một phần trong quá trình học. Đọc nó chỉ là bước 1 của học. Muốn thấm thì phải produce từ cái mình học. Cấp nhẹ thì ngồi nghiền ngẫm content nạp vào, rồi đối chiếu phân tích với data từ đời mình. Cấp ok con dê hơn là ngồi viết. Cấp cao thì thực hành content. Cấp cao hơn nữa là thực hành, nhìn ra lỗi sai, dizz lại content đã học và chế ra model cao cấp hơn. Nói tóm lại thì feng muốn up level thiệt thì phải tập produce – cống hiến cho đời khả năng của mình, chứ chỉ biết consume không thì thoái hoá feng à. Như tố hữu said, sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
Hi vọng tôi sẽ giữ được mãi sự ngây thơ khi làm cái trang này.
2 . Nghề dạy
A . Thầy thật
Nói luôn, không phải chỉ mỗi nghề dạy không, mà bất cứ nghề nào, làm đúng dharma, làm cho ra, làm cho đàng hoàng thì cũng đều khó, rất khó là đằng khác.
Hôm nào tới ngày của nghệ nhân bánh mì với người chạy xe ôm thì tôi bàn về mấy nghề đó, nay tản mạn về nghề giáo thôi. Ý kiến cá nhân, đọc chơi cho vui.
Cá nhân tôi nghĩ làm “thầy thật” rất khó, và vì khó nên thầy thường có địa vị cao trong xã hội và nhận được sự tôn trọng rất cao.
Thầy thật thì tất nhiên là dạy đồ thật. Và đồ thật là dĩ nhiên là xài được trong thế giới thật.
Thầy thật bao gồm những yếu tố sau đây:
1.Kỹ năng mà thầy dạy là thật.
Thầy đạt được kỹ năng đó. Thầy xài thoải mái ngoài đời. Và thầy đạt được thành tựu với kỹ năng đó. Đây là điều cốt lõi và BẮT BUỘC PHẢI CÓ ở người thầy. Dĩ nhiên, không thông thì dạy được ai. Phải xài được thông suốt đã chớ rồi mới dạy chớ.
2.Bộ set skill làm thầy bao gồm kỹ năng truyền đạt, hiểu tâm lý, thương thuyết, thuyết phục…
Mỗi người thầy có thể được coi là một leader. Mục tiêu là giúp học trò đạt được một thành tựu học vấn nào đó, để đến được mục tiêu đó thì thầy phải biết lead trò. Mà muốn lead trò đi đúng thì phải hiểu cái mình đang dạy, hiểu tâm tính sở trường sở đoản của trò để đề ra phương pháp tiếp cận thích hợp, rồi có khả năng nhìn ra được quá trình tiến bộ của trò. Đó là ở tầm kỹ năng, thầy ở tầm cao còn có thể dạy trò dần tiệm cận với “đạo” thông qua môn mình học. Học thành tựu một thứ gì đó thì ngoài khía cạnh về kiến thức – cách làm thì còn bao gồm chỉnh tâm tính, xây dựng phẩm cách nữa, biết làm không chưa đủ, còn phải hiểu tâm thế khi làm nữa kìa.
“Đạo” – “logos” – “chân lý” ở khắp mọi môn học và ngành nghề. Tôi nghĩ chỉ cần feng có lòng chịu làm thật, chịu làm đàng hoàng, chịu bỏ công sức mài dũa – học hỏi thì cũng có ngày feng thành tựu với nghề và thấy viên mãn với con đường mình chọn.
3. Moral code của nghề làm thầy
Moral code này biến thiên ở mỗi người. Nhưng tôi nghĩ moral code của việc làm thầy có thể gói gọn là dạy học trò “đồ thật” và hướng học trò đi “đúng đường”. Ai mà không hiểu đồ thật là gì và không biết đường nào là đúng thì đừng nên dạy cái gì cả. Chỉ tổ hại người học thôi. Và nếu trong lúc hành nghề, có những thứ có lợi cho feng nhưng làm chệch ra khỏi cái đường “dạy hàng thật” và “đi đúng đường” thì feng cũng không được làm.
Làm thầy, đặc biệt là dạy những thứ to lớn như ” làm người” hay những thứ liên quan tới \”đạo\” thì trách nhiệm rất to lớn vì nó ảnh hưởng tới cuộc đời của người học nhiều. Bất cứ thứ gì mà học sai thì đều tai hại, ngoài mất thời gian công sức thì nó còn hình thành những program sai trái trong nhận thức, những pattern ngầm méo mó trong tiềm thức. Những cái này phá đi xây lại rất cực, tôi nói cực là vẫn còn dễ, đôi khi phải có duyên cực lớn gặp đúng cao nhân mới giải được mấy cái xàm xàm lỡ nạp một cách vô thức vào đầu.
B. Thị trường giáo dục hiện tại
Nếu xét theo cái model trên thì phần lớn người làm nghề không được coi là \”thầy thật\”.
Để thành tựu được một skill là rất khó. Và đủ những set skill để dạy trên cũng là việc cực khó luôn. Như tôi từng viết trong bài mentor (feng nào lục post lại cái link cái, tôi viết bằng điện thoại nên khó mò vãi), xưa chỉ có nhà giàu với quý tộc thì con mới được đi học thầy xịn. Và hình như, bây giờ cũng vậy. À, đỡ hơn, không cần là quý tộc, giàu là cũng có nhiều lựa chọn rồi.
Còn lại thì miễn bàn, tôi cũng không dám bàn sâu vì sợ đụng chạm. Nhưng nói sơ thì giáo dục (ta lẫn tây luôn) đang bị biến chất. Cái mục đích cao đẹp ban đầu là giáo dục ra những con người văn minh với kỹ năng thật để vận hành trong cuộc sống đã bị vấy bẩn nhiều bởi bệnh thành tích, việc chạy theo đồng tiền, lòng tham của con người, những người ” thầy giả” (không biết làm gì nên đi làm “thầy”).
Tôi vẫn giữ niềm hi vọng ngây thơ rằng đêm đen của ngành giáo dục sẽ qua, mọi thứ sẽ tốt hơn. Nhưng trước khi điều đó xảy ra, các fengs hãy cố gắng học hỏi tu dưỡng để sau này truyền lại những điều thực học mà mấy feng có cho con – em – cháu của mấy fengs, để đời tụi nó bớt khổ vì ngu.