“Điều tuyệt vời nhất đó chính là một nơi sâu kín yên tĩnh, trong đó tôi sống và phát triển đối nghịch với thế giới, và thu hoạch những gì họ không thể tước đoạt khỏi tôi bằng lửa và kiếm sắc.” (Johann Wolfgang von Goethe)
Trong thế kỷ qua, các xã hội phương Tây đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những mối quan hệ cá nhân. Một sự đồng thuận chung và ngấm ngầm ngự trị bên trong nền văn hóa của ta – người ta tin rằng ý nghĩa và sự đủ đầy trong cuộc sống chỉ có thể được tìm thấy thông qua các mối quan hệ với người khác.
Ý tưởng này hình thành nên cốt lõi của trường phái phân tâm học thế kỷ 20 mang tên Object Relations Theory (Lý thuyết quan hệ đối tượng). Con người, theo như trường phái tư tưởng này, chính là loài động vật xã hội đầu tiên và duy nhất có nhu cầu chủ chốt là phát triển những mối quan hệ vững chắc và có lợi với người khác.
Theo lời của David Bowlby, thành viên nổi tiếng nhất của phòng trào phân tâm học thế kỷ 20 này:
“Những mối quan hệ thân mật với người khác chính là phần trung tâm mà cuộc sống con người xoay quanh trong đó, không chỉ khi anh ta là một đứa trẻ sơ sinh hay mới biết đi hay một đứa trẻ đang đi học, mà còn xuyên suốt cả thời niên thiếu và những năm tháng trưởng thành của anh ta nữa, và kể cả khi đã về già. Từ những mối gắn bó thân mật này, một người sử dụng sức mạnh của mình và tận hưởng cuộc sống, và thông qua những gì mình đã đóng góp, anh mang lại sức mạnh và niềm vui cho những người khác. Đây chính là những vấn đề xoay quanh việc khoa học hiện nay và minh triết truyền thống đang hòa làm một.” (Attachment and Loss, David Bowlby)
Nhấn mạnh thái quá tầm quan trọng của mối quan hệ cá nhân đã đẩy hướng chú ý của ta ra khỏi tầm quan trọng của sự độc lập. Tình yêu và tình bạn, dù đó là những thành phần cốt yếu cho một cuộc đời tốt đẹp, nhưng nó không phải là nguồn duy nhất chứa đựng ý nghĩa và sự trọn vẹn trong cuộc sống.
Bên trong ta tồn tại 2 động lực đối nghịch: một động lực cho tình yêu, tình bạn và một ý thức cộng đồng với người khác; và một động lực hướng tới sự thành toàn, tự lập và tự chủ. Xã hội của ta nhấn mạnh thái quá tầm quan trọng của việc thỏa mãn động lực đầu tiên, và hoàn toàn bỏ qua tầm quan trọng của việc thỏa mãn cái phía sau.
Trong bài viết này, được khơi nguồn cảm hứng từ ý tưởng bên trong cuốn sách tuyệt vời của Anthony Storr, mang tên Solitude: A Return to the Self, chúng ta sẽ nghiên cứu cách mà hạnh phúc, ý nghĩa và sự trọn vẹn trong cuộc sống có thể tìm thấy thông qua việc đạt được một nhận thức về tầm quan trọng của tự lập, và học cách làm chủ nghệ thuật sống một mình.
I) KHẢ NĂNG TỰ LẬP VÀ SỨC KHỎE TÂM LÝ.
Hầu hết các nhà tâm lý và trị liệu thế kỷ trước cho rằng sức khỏe tâm lý và trưởng thành về mặt cảm xúc chỉ có thể đánh giá thông qua khả năng phát triển các mối quan hệ bền vững. Vào những năm 1950, nhà phân tâm học Donal Winnicott đã trở thành một trong số ít người thách thức quan điểm này.
Trong bài báo mang tên “The Capacity to be Alone”, Winnicott tranh luận rằng khả năng chấp nhận và phát triển của một cá nhân trong sự đơn độc nên được coi như là một nhân tố quyết định sức khỏe tâm lý.
“Có lẽ đúng khi nói rằng các tài liệu về phân tâm học đã viết rất nhiều về nỗi sợ đơn độc hay mong mỏi được ở một mình hơn là về khả năng tự lập; cũng có một số lượng lớn tác phẩm đã được viết ra để nói về trạng thái khép kín này, một tổ chức phòng thủ ngụ ý mong đợi sự đàn áp. Với tôi, dường như một cuộc thảo luận về khía cạnh tích cực của khả năng tự lập này đã quá lỗi thời.”
II) KHÍA CẠNH TÍCH CỰC CỦA KHẢ NĂNG TỰ LẬP.
ĐƠN ĐỘC VÀ SỰ THAY ĐỔI BẢN THÂN.
Nhiều cá nhân học được nghệ thuật sống một mình đã hiểu ra rằng sự đơn độc có thể được dùng như là một môi trường màu mỡ để kích thích sự thay đổi bản thân.
Rất nhiều người ngày nay tuân thủ quá mức, nghĩa là họ chọn một lối sống theo kỳ vọng của mình thay vì một cách sống phù hợp với cái cốt lõi bên trong bản thân. Họ phát triển một nhân cách được thiết kế chủ yếu để làm hài lòng người khác, và trong quá trình đó, họ vẫn chưa để ý tới những nhu cầu sâu kín nhất của mình.
Mù mờ trước cảm xúc và bản năng thực sự của mình, những cá nhân này đến một lúc nào đó trong cuộc sống sẽ cảm thấy cuộc đời của mình vô nghĩa. Thay vì tiếp cận cuộc đời giống như một bức tranh canvas đang được thử nghiệm để khai phá con người thực, thì họ lại điều chỉnh bản thân mình để thỏa mãn những kỳ vọng và quan điểm đồng thuận ở bên ngoài.
Một cách để thoát khỏi mớ bòng bong của một nhân cách tuân thủ thái quá đó là tìm kiếm sự đơn độc với mục đích gợi ra một sự biến chuyển của bản thân. Những thời điểm đơn độc có thể được dùng để kết nối lại với những nhu cầu và cảm xúc thực sự của bản thân, và hòa nhịp với la bàn bên trong của mình – nguồn chỉ dẫn đáng tin cậy duy nhất hướng bạn tới sự trọn vẹn.
Không ngạc nhiên gì khi nói rằng những nhà lãnh đạo tôn giáo vĩ đại trong quá khứ đã ẩn dật khỏi thế giới này trong một khoảng thời gian đáng nể để tìm kiếm một minh triết sâu sắc, vĩnh cửu, và có tính bước ngoặt; để rồi quay lại với xã hội với mục đích là chia sẻ những khám phá của họ với phần còn lại của thế giới này.
Anthony Storr đã viết về tầm quan trọng của sự đơn độc trong hành trình tìm kiếm bản thân:
“Bởi vậy, có vẻ như phát triển một phần khả năng để sống một mình là điều cần thiết nếu như bộ não đang ở công suất tốt nhất, và nếu như cá nhân đó đang phát huy tiềm năng cao nhất của mình. Con người dễ dàng trở nên xa cách với những nhu cầu và cảm xúc sâu thẳm nhất của mình. Học hỏi, tư duy, cải tiến, và giữ liên lạc với thế giới nội tâm của con người, tất cả đều được thúc đẩy bởi sự đơn độc.” (Solitude: A Return to the Self)
Cùng với Anthony Storr, triết gia tên Michel Montaigne cũng như là nhà tâm lý học Carl Jung cũng hiểu được tầm quan trọng sống còn của sự đơn độc
Với Montaigne, đơn độc là điều cần thiết để giữ vững sự tự do khỏi những ràng buộc do người khác áp đặt, trong khi với Jung, khả năng trở nên một mình là điều cần thiết cho “inner-work” (Làm việc với thế giới bên trong nội tâm của mình) – nghĩa là, khám phá tầng sâu bên trong của Psyche, “vũ trụ tý hon” bên trong đó.
“Chúng ta phải giữ gìn một xưởng sửa chữa nhỏ bé, tất cả đều cả của ta, hoàn toàn miễn phí, bên trong đó ta thiết lập sự tự do thực thụ cũng như là sự ẩn dật có ý nghĩa và sự đơn độc của ta.” (Montaigne)
“Những năm tôi theo đuổi hình ảnh bên trong nội tâm mình chính là điều quan trọng nhứt trong cuộc đời tôi – bên trong đó tất cả mọi thứ cần thiết đều đã được sắp đặt.” (Carl Jung)
III) CÔNG VIỆC SÁNG TẠO VÀ SỰ ĐƠN ĐỘC.
1 cách tận dụng sự đơn độc để kích thích sự thay đổi bản thân đó là tham gia vào một số hình thức làm việc sáng tạo.
Với tư cách là loài động vật có tính xã hội cao, bản sắc của ta phần lớn được phát triển thông qua các tương tác của ta với những người khác. Nhưng công việc sáng tạo thì ban cho ta một cơ hội độc nhất để thay đổi bản sắc của mình bằng cách tự tham chiếu (Self-reference)
Thông qua việc khám phá trí tưởng tượng của mình, và nỗ lực hiện thực hóa các tác phẩm sáng tạo mới lạ trên thế giới này, ta có thể định hình lại thế giới quan và thay đổi ý niệm về bản thân mình.
The lời của Storr:
“Những người sáng tạo không ngừng tìm cách khám phá bản thân, để sửa đổi bản sắc riêng mình, và để tìm kiếm ý nghĩa trong vũ trụ thông qua những gì mình đã tạo nên. Anh nhận thấy đây là một quá trình liên hợp đầy ý nghĩa, giống như thiền định hay cầu nguyện, không liên quan mấy tới những người khác, nhưng lại có giá trị độc nhất của riêng nó. Khoảnh khắc đầy ý nghĩa nhất của anh chính là khi anh đạt được một số góc nhìn sâu sắc mới mẻ, hay có được một số khám phá mới; và những khoảnh khắc này chủ yếu, nếu không muốn nói là luôn luôn, là những khoảnh khắc mà anh được ở một mình.” (Solitude: A Return to the Self, Anthony Storr)
IV) SỰ ĐƠN ĐỘC TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY.
Đơn độc chính là nguyên liệu chính trong hành trình thỏa mãn động lực hướng tới sự thành toàn (Individuation), độc lập, và tự nhận thức bản thân. Tuy nhiên trong thời đại ngày nay, sự cô đơn thực sự đang dần trở nên khó kiếm hơn.
Những cá nhân thời nay, ngay cả khi ở một mình, cũng không cảm thấy cô đơn. Thay vào đó, nhiều người dành thời gian một mình xem TV, hay chăm chú vào máy tính hoặc điện thoại thông minh một cách ám ảnh.
Khi ngày càng có nhiều cá nhân không muốn trải nghiệm sự đơn độc thực sự, họ cũng sẽ cảm thấy càng lúc càng khó khăn hơn trong việc trở cá tính hóa – để trở thành một cá thể tự nhận thức riêng biệt và độc nhất.
Đắm chìm trong những quan điểm, ý tưởng và kỳ vọng từ người khác – kể cả khi một mình – họ sẽ tự động tuân theo những thế giới quan được xã hội chấp nhận, và chọn một con đường đời mà mình kỳ vọng, thay vì chọn một con đường đáp ứng nhu cầu sâu thẳm của mình và thể hiện tính công bằng với sự độc đáo của họ y như những cá nhân.
V) SỰ ĐƠN ĐỘC CHO NHỮNG NGƯỜI HIỆN THỰC HÓA BẢN THÂN.
Nếu bạn là một trong số ít người hiến dâng cho quá trình thành toàn – để trở thành con người bạn có khả năng trở thành bằng cách hiện thực hóa tiềm năng cao nhất của mình – đơn độc sẽ là điều cần thiết. Bạn phải dành thời gian và không gian để ở một mình với những suy nghĩ của bạn: Thiền định, khám phá “hình ảnh bên trong” mình hay tham gia vào công việc sáng tạo.
Những thời điểm đơn độc sẽ giúp bạn kết nối với những khía cạnh sâu thẳm hơn của bản thân mình, cho phép bạn khám phá ra mình là ai và thực sự muốn gì trong cuộc đời, và ban cho bạn khả năng tham gia vào sự thay đổi bản thân thông qua việc tự tham chiếu.
Sự đơn độc cũng sẽ cho bạn thời gian nghỉ ngơi tách biệt khỏi thế giới. Đôi khi, tiếng ồn, sự bận rộn và những rắc rối đang hoành hành thế giới này có thể áp đảo và tàn phá sức khỏe của Psyche ta. Đơn độc, nhất là trong thời điểm ta đang sống bây giờ, có thể hoạt động giống như một liều thuốc giải cấp thiết cho những điên rồ của thế giới này.
“Kể từ khi bản thân tốt đẹp hơn mà ta có trong thời gian quá lâu
Bị chia cắt bởi thế giới vội vã, và sụp đổ
Chán ngấy công việc kinh doanh, niềm vui mỏi mệt của nó,
Sự Đơn Độc lại độ lượng, nhân từ biết bao.” (Woodsworth)