Chính phủ chịu trách nhiệm cho một số tội ác tày trời nhất lịch sử. Thế kỷ 20 đặc biệt tàn bạo ở khía cạnh này, với hàng triệu người chết dưới tay chính quyền. Người ta nói rằng những ai ko học hỏi từ lịch sử tất sẽ phải lặp lại chúng. Do vậy, trong Video này, dựa trên cuốn sách tuyệt vời mang tên The Breakdown of Nations của Leopold Kohr, ta sẽ tìm hiểu các yếu tố góp phần vào sự trỗi dậy của chính quyền chuyên chế và với kiến thức này, bàn luận về cách tốt nhất để có thể giảm thiểu mối đe dọa của chế độ chuyên chế.
Để lý giải cho sự trỗi dậy của chính quyền áp bức, nhiều lời giải thích đã được đưa ra, tuy nhiên, có 2 lý thuyết đặc biệt nổi bật – đó là lý thuyết về ý thức hệ và cá nhân. Lý thuyết ý thức hệ cho rằng chính quyền áp bức chủ yếu là kết quả của ý tưởng xấu thâm nhập vào xã hội, trong khi lý thuyết cá nhân đổ lỗi cho các nhà lãnh đạo đồi bại về mặt đạo đức hoặc thậm chí là những nhà lãnh đạo ác tâm lừa dối trên con đường tới quyền lực và sau đó phá hoại các quốc gia chúng cai trị.
Có một vài sự thực ở cả hai lý thuyết này bởi các nhà lãnh đạo như Stalin, Hitler và Mao, chỉ nêu ra vài cái tên về các chính trị gia đồi bại về mặt đạo đức của thế kỷ 20, chịu trách nhiệm cho những đau khổ. Rõ ràng là khi cả quốc gia trở thành nạn nhân của các ý thức hệ suy đồi, có thể là chủ nghĩa phát xít hoặc cộng sản của Stalin, thì sự gia tăng các niềm tin này cũng góp phần làm cho chủ nghĩa chuyên chế phát triển. Tuy nhiên, Leopold Kohr cho rằng có một yếu tố khác nền tảng hơn cho sự trỗi dậy của chuyên chế hơn là ý thức hệ hoặc kẻ cai trịnắm quyền. Yếu tố này là kích thước đơn vị xã hội – hay nói cách khác, dân số của một xã hội bị trị dưới một thực thể cai quản duy nhất.
Vấn đề với đơn vị xã hội to lớn đã được nhận ra từ lâu. Aristotle cảnh báo rằng “có giới hạn cho kích thước các bang” (Aristotle) trong khi cũng nói rõ rằng “[v]ới luật lệ là trật tự, và luật lệ tốt thì trật tự tốt; nhưng một đám đông quá lớn thì ko thể có trật tự.” (Aristotle). Trong khi Aristotle nhận ra các giới hạn tồn tại ở quy mô mà xã hội có thể vận hành phù hợp, trong cuốn The Breakdown of Nations, Kohr đưa ra lời khẳng định liên quan rằng dân số trong một xã hội càng lớn, nó càng dễ bị cai trị bởi chuyên chế và sự chuyên chế sẽ tàn bạo hơn.
Khi dân số xã hội phát triển, sức mạnh tiềm tàng của chính phủ phát triển theo đó. Bởi như một con ký sinh với sự phát triển được kiểm tra bằng quy mô của nó trong vật chủ, sự phát triển quyền lực nhà nước được kiểm tra bằng số lượng chủ thể dưới sự kiểm soát của nó. Khi dân số mở rộng hơn, nhiều tài nguyên được những kẻ nắm quyền sử dụng tùy ý hơn, nhiều người hơn có thể được dùng làm bia đỡ đạn cho trận chiến của họ, trong khi các quan chức chính quyền ngày càng mất kết nối hơn với công dân. Hơn nữa, trong nỗ lực đương đầu với tính phức tạp cực kỳ của một xã hội đông dân, những người trong chính phủ luôn coi giải pháp là tăng thêm sự kiểm soát chính phủ hơn nữa – theo đó thúc đẩy thêm sức mạnh của mình.
Nếu sự phát triển quyền lực chính phủ này ko được kiểm tra, một điểm bùng phát nguy hiểm sẽ xuất hiện, theo đó những ai chịu trách nhiệm sẽ tin rằng họ quyền lực đến nỗi hành động của mình miễn nhiễm với bất kỳ hình thức trả đũa nào. Đây chính là điểm ko thể quay lại, hoặc điều Kohr gọi là ‘mức độ lạm dụng nghiêm trọng’, bởi lượng quyền lực này làm đồi bại ngay cả những người đạo đức tốt nhất trong số ta. “Quyền lực thường làm đồi bại và quyền lực tuyệt đối gây tha hóa tuyệt đối”, Lord Acton có một câu trứ danh, trong khi Aleksandr Solzhenitsyn lặp lại quan điểm này, viết rằng: “Quyền lực vô biên trong tay số ít người luôn dẫn tới sự bạo tàn.” (Aleksandr Solzhenitsyn, The Gulag Archipelago) Sự kết hợp giữa sức ảnh hưởng quyền lực đồi bại và sự phức tạp cực kỳ trong một xã hội rộng lớn đã khiến cho sự chuyên chế là tất yếu khi quyền lực này được đặt vào tay những người dễ sai lầm cố gắng và kiểm soát vô vàn người.
Nếu giả thuyết của Kohr đúng – rằng quy mô đơn vị xã hội thừa mừa là nguyên nhân chủ chốt của chủ nghĩa chuyên chế bởi sự lớn mạnh của chính quyền mà nó sản sinh – vậy thì cách tốt nhất để chống lại chuyên chế là sự phi tập trung hóa. Thu nhỏ quy mô đơn vị xã hội – điều mà trong thế giới hiện đại sẽ bao hàm sự đổ vỡ của nhà nước-quốc gia khổng lồ – sẽ hạn chế rất nhiều sức mạnh tiềm tàng của bất kỳ chính quyền nào. Nhưng ngoài giới hạn quyền lực nảy sinh từ dân số thu nhỏ hơn, sự phi tập trung hóa cũng kìm hãm quyền lực lớn mạnh bằng cách tạo ra sự cạnh tranh giữa các đơn vị xã hội. Nếu một cộng đồng quá áp bức, dân cư có thể bỏ phiếu bằng đôi chân và chuyển tới một trong vô vàn cộng đồng khác. Khi người dân chạy khỏi sự áp bức, những kẻ làm điều đó sớm sẽ mất sức mạnh và khả năng gây ra sự săn mồi theo quần xã (Social Predation). Điều này xảy ra ở một mức độ trong thế giới nhà nước quốc gia hiện đại, nhưng rõ ràng là sự cạnh tranh sẽ tác động rất nhiều tới sự gia tăng số lượng cộng đồng có chủ quyền.
Phi tập trung hóa cũng giảm thiểu tác động của các cá nhân đồi bại đạo đức hoặc thậm chí thái nhân cách gây ra lên thế giới. Trong cuốn sách kinh điển về chứng thái nhân cách của Robert Hare mang tên Without Conscience, ông liệt kê các đặc tính tiêu biểu của chứng thái nhân cách; ông giải thích rằng những kẻ thái nhân cách là cá nhân tự cao thiếu vắng cảm giác tội lỗi và hối cải, thiếu khả năng đồng cảm và có kỹ năng lừa dối và thao túng. Nói cách khác, người thái nhân cách sở hữu các đặc tính cực kỳ hữu dụng cho người ham muốn quyền lực. Cách tốt nhất để đương đầu với mối nguy mà chúng gây ra đó là giới hạn quyền lực chúng có thể đạt được, và thiệt hại chúng có thể gây ra theo đó – và lần nữa, điều này thực hiện tốt nhất bằng phi tập trung hóa. Như Kohr giải thích:
“Ko có hiến pháp nào của con người hay nhà nước có thể ngăn chặn sự trỗi dậy của kẻ độc tài…Những tên cuồng quyền lực tồn tại muôn nơi…Điểm khác biệt duy nhất nằm ở mức độ chính quyền chuyên chế, điều mà một lần nữa phụ thuộc nhiều vào sức mạnh và quy mô của các quốc gia trở thành nạn nhân của nó.” (Leopold Kohr, The Breakdown of Nations)
Trong khi phi tập trung hóa có thể giúp kìm hãm sự trỗi dậy của chuyên chế, nó mang đến các lợi ích khác nữa như giảm thiểu xung đột nhóm. Ko phải ai cũng muốn sống trong cộng đồng tổ chức bởi các thể chế xã hội như nhau. Một số ưa thích thị trường tự do, trong khi số khác tin rằng chủ nghĩa xã hội là cách tổ chức xã hội tốt hơn nhiều. Một số muốn sống trong cộng đồng có những người thuộc sắc tộc của mình là chủ yếu, trong khi số khác thích sống với vô vàn sắc tộc khác nhau. Trong thế giới nhà nước quốc gia rộng lớn, các nhóm mâu thuẫn này phải chiến đấu vì sức mạnh nhà nước để áp đặt góc nhìn của mình lên tất thảy. Nhưng sự phi tập trung hóa mang đến một lựa chọn yên bình hơn, như Kohr giải thích:
“…tại sao nhiều cá nhân ko nên có nhiều thể chế khác nhau tùy thích thay vì tất cả đều phải mặc một trang phục duy nhất mà một nửa trong số đó có thể coi là ko hạp thị hiếu của mình? Nếu quyền tự do lựa chọn được coi là lợi thế về mặt kinh tế, tại sao về mặt chính trị thì lại ko? Bởi, với vô vàn hệ thống thịnh hành trong một khu vực có hàng trăm triệu người sinh sống, sẽ trở nên bất biến về mặt toán học khi mà càng nhiều cá nhân có khả năng đạt được điều con tim họ mong mỏi hơn là nếu cùng một khu vực đó chỉ cho phép một hệ thống duy nhất, thậm chí trong nhà hàng, nhiều người sẽ thỏa mãn nếu thực đơn bao gồm vô vàn món ăn thay vì một món duy nhất có thể khiến tất cả chấp nhận chỉ thông qua sự tuyên truyền của người đầu bếp.” (Leopold Kohr, The Breakdown of Nations)
Khi cho phép vô vàn hệ thống xã hội xuất hiện, và con người được thử nghiệm vô vàn cách sắp xếp thể chế khác nhau, sự đánh giá khách quan về thực tế được khơi dậy. Các xã hội thịnh vượng sẽ bắt chước, trong khi các xã hội thất bại sẽ đóng vai trò như lời cảnh báo cho điều cần tránh. Phương thức thử nghiệm xã hội này ổn định hơn nhiều so với thử nghiệm xã hội quy mô lớn được chứng kiến ngày nay. Phi tập trung hóa thế giới triệt để sẽ khoanh vùng tác động của sự thất bại thể chế trong khi sự tập trung hóa sẽ làm nó phổ biến. Khi một thử nghiệm xã hội thất bại trong thế giới phi tập trung hóa triệt để, tác động được cảm nhận chủ yếu bởi số ít tương đối mà trong hầu hết trường hợp dựa vào quyết định sống của họ trong cộng đồng đó, mong muốn điều kiện như vậy. Ngược lại, khi thử nghiệm xã hội thất bại trong thế giới nhà nước quốc gia khổng lồ, tác động sẽ được cảm nhận bởi hàng triệu người ko có tiếng nói trong vấn đề này.
Trong khi sự phi tập trung hóa mang đến lợi ích tuyệt vời, nhiều người vẫn sợ nó bởi họ tin rằng nó sẽ dẫn tới sự nảy sinh các cộng đồng cô lập. Đây là góc nhìn sai lệch và sự thiếu sót tương đối của các quốc gia biệt lập xuyên suốt lịch sử đã ủng hộ lời khẳng định này. Con người là loài động vật xã hội và có được nhiều lợi ích từ việc trao đổi và hợp tác xã hội. Do đó, trong một thế giới phi tập trung hơn, hầu hết cộng động sẽ hoạt động theo cách công khai và hợp tác hơn – với các cộng đồng cô lập là ngoại lệ. Phải nhấn mạnh rằng sự phi tập trung hóa ko nhất thiết là gia tăng rào cản ngăn chặn lưu thông hàng hóa và con người. Đúng hơn, nó có nghĩa là nhiều ranh giới hơn, và như Kohr giải thích, ranh giới giúp duy trì trật tự và khuyến khích con người phát triển.
“…mọi bản năng liên tục dẫn ta tạo nên ranh giới, chứ ko phải phá bỏ nó. Ta vẽ chúng xung quanh khu vườn dưới hình dạng hàng rào, và dưới dạng các bức tường bên trong ngôi nhà chia cách phòng ta…Ranh giới là nơi trú ẩn, và vì lý do đó, nó phải gần với ta, và thu hẹp. Loại bỏ chúng khỏi xã hội con người sẽ giống như loại bỏ lớp mai bên ngoài con rùa hoặc tách bờ khỏi biển khơi. Nhưng ranh giới ko phải rào cản. Điều ta muốn tránh khỏi bến cảng là cơn bão, ko phải biển khơi…Vậy thì, chính rào cản mới gây hại cho sự phát triển con người, chứ ko phải ranh giới với chức năng giữ mọi thứ trong giới hạn lành mạnh.” (Leopold Kohr, The Breakdown of Nations)
Bây giờ, thế giới cần nhiều ranh giới hơn bao giờ hết, ko phải ít hơn. Thay vì ép buộc nhóm mâu thuẫn đánh nhau vì quyền lực nhà nước với hy vọng rằng bằng sức mạnh đó, họ có thể áp đặt quan điểm lên tất thảy – tại sao ko để những ai bất đồng sống yên bình trong cộng đồng riêng họ? Khi làm thế, quyền lực sẽ được phân tán cho nhiều người hơn – và nguy cơ của chủ nghĩa chuyên chế được giảm thiểu rất nhiều. Mặt khác, nếu ta tiếp tục đi theo con đường tập trung hóa, nếu ta ngày càng xé bỏ ranh giới, ta sẽ ko tạo nên thế giới tự do hơn, đúng hơn, ta sẽ chỉ cho phép quyền lực tập trung vào tay số ít hơn và như Kohr đã chú giải khôn ngoan “chính phủ càng mạnh, cá nhân càng yếu, kết quả là kể cả nếu danh hiệu của anh ta là công dân, thì vị trí của anh cũng chỉ là thần dân.” (Leopold Kohr, The Breakdown of Nations)