Nay nghe được câu “thằng này tâm trí để đâu” cái đầu nó nảy ý khá hay. Tiếng Việt nhiều lúc ẩn chứa khá nhiều wisdom ẩn khá thú vị, đặc biệt mấy câu nói – cụm xưa, hay chữ trong điển tích cũ.
Ví dụ như chữ “tâm – trí”. Chúng ta từ ngày nhỏ khi được huấn luyện làm gì thì thường chỉ được dạy các bước, kiến thức, và kỹ thuật để làm, chứ không được huấn luyện hay được giảng giải về TÂM THẾ khi làm. Khái niệm “làm” trong post này bao hàm cả việc “suy nghĩ” hay “nói năng”.
Với trải nghiệm cá nhân tôi thì khi làm gì thì tâm thế chiếm luôn 50% chất lượng của việc – khả năng execution – performence.
Có diễn thuyết khi ở một mình mà đứng trước công chúng mà sợ hãi thì cũng không làm được gì.
Có sức mạnh cỡ nào mà khi đụng chuyện tâm hoảng loạn thì cũng không xài được.
Có giỏi giang biết nhiều cỡ nào mà không chịu đựng được stress để suy nghĩ thấu đáo thì cái “trí performence” đó cũng không khác gì đứa con nít 3 tuổi.
Hay có thuần việc cỡ nào mà tâm bị hút vào việc khác thì cũng ko làm chuẩn.
Hay có giỏi cỡ nào mà không “để tâm” vô làm thì cũng không ra thành phẩm ngon được. Chữ “để tâm” hay vãi, lại thêm một cụm đầy trí tuệ. Đời người chỉ cần “để tâm” cái cần “để tâm”, không “để tâm” cái không cần “để tâm” là đỡ khổ biết bao nhiêu.
Làm sao để train tâm, hay tâm là gì, hay tâm ở đâu thì tôi không biết và biết bài bản. Cơ mà tâm thế ổn tí khi làm gì thì tôi nghĩ là có những tính từ miêu tả như chú tâm, thoải mái, tự nhiên.
Nhưng để tâm ngáo thì tôi biết. Cứ ăn chơi nhảy múa đồ đạc nhiều vô. 3 ngày thôi là ngáo. À, có cái thiếu ngủ cũng gây ngáo ngơ ghê hồn. Thôi tôi đọc sách rồi ngủ đây. Mai còn đi làm. Đầu tuần tâm ổn tí thì trí mới đỡ lú, hành động, lời nói, suy nghĩ mới đỡ đần đụt và bị đánh giá là “thằng vô tâm” hay “tâm trí đâu đâu”.