Chúng ta càng thích lời khen bao nhiêu thì lại càng dễ khó chịu với lời chê bấy nhiêu.
Người nào đã quen sống với lời khen rồi thì thường khó đứng vững trước lời chê, không phải tất cả, nhưng đa phần tâm chúng ta là thế, có rất ít, thật ra là siêu hiếm, ai vừa thích lời khen và thích cả lời chê, nếu có, thì phải là bậc có trí tuệ lớn.
Thật ra họ đứng ngoài vòng khen chê rồi, nghe ai nói gì thì ghi nhận vậy thôi, nói thích ở đây là họ không từ chối lời khen và cũng không từ chối lời chê nữa, nhưng sự thật là khó lắm. Mà để thấy tâm lực của một người đã có từng trải nhiều hay chưa, chỉ cần quan sát 2 điều:
Một, khi họ phải xa hay mất đi cái họ thích họ mê, thì họ phản ứng thế nào. Có thể là món vật chất, nhan sắc, một mối quan hệ, danh tiếng, hay quyền lực,…
Hai, khi họ đối diện với lời chê, sự không công nhận, bị đổ oan, bị trách lầm, thì họ lung lây ra sao, anh em thích cái gì thì tâm anh em sẽ kẹt ngay cái đó, anh em ghét cái gì thì tâm anh em cũng sẽ kẹt ở đó luôn, nên sự trói buộc là nằm chính ngay nơi tâm anh em đã và đang thích/ghét cái gì. Nên “hào quang rực rỡ” càng sáng bao nhiêu thì cái bóng đen in xuống sàn càng lớn bấy nhiêu và khi anh em đã mong một cơn mưa thì hãy sẵn sàng cho bùn đất dưới chân mình khi bước đi dưới cơn mưa đó.
‘THÍCH’, nó có nhiều lớp, càng sâu thì cáng khó bỏ và toàn bộ tất cả đau khổ phiền não các loại ở đời đều đến từ 2 cái thích ghét của tâm anh em mà ra, bớt thích thì bớt kẹt, bớt ghét thì bớt trói buộc. mà sống ở game đời mà không thích gì thì cũng chán, nhưng tận cùng thì cũng vì cái chán đó nên nó mới thôi thúc chúng ta làm cái này làm cái kia, hết đam mê này lại đến đam mê khác, anh em không bao giờ dừng lại được.
Sự trống vắng nó đáng sợ lắm, vì anh em ngồi yên không nổi đâu, một tý cũng không được, tâm anh em cần chỗ trụ vào, nên phải thả cái này nắm cái kia liền liền thôi.
Không có được cái mình thích thì cũng khổ, mà có được cái mình thích luôn rồi thì lại càng khổ hơn, có rồi mà sợ mất nên lo lắng, hoặc có rồi mà thấy không bằng ông hàng xóm nên tâm vẫn khổ luôn. khổ chồng khổ.
Nên tôi từng biên, bi kịch của chúng ta, không phải là không có được cái chúng ta muốn, mà là có rồi nhưng chưa bằng người ta. Mà để bớt thích một thứ gì đó trên đời, chỉ đơn giản là thấy nó không thể tồn tại mãi mãi thôi, phổ biến nhất là, người ta hay thích cái ‘danh’, thích cảm giác được người đời tôn trọng nể phục…
Dù tôi có bảo cái danh đó chỉ ảo thôi, chẳng đáng giá gì hết, thì anh em cũng không buông bằng lý trí được đâu, nhưng đổi lại, nếu mai bác sĩ bảo anh em ung thu* rồi, còn 3 tháng nữa là về cát bụi thì tự nhiên mọi cái thích của anh em trước đó nó tan biến rất tự nhiên… lúc đấy ai khen ai chê ai nể ai khinh, nó không còn quan trọng lắm. mà phải vào tình huống thật, bệnh nặng thật đấy.
Tâm anh em mà thấy rõ được như vậy, dù giờ anh em còn rất khoẻ mạnh thì cuộc đời anh em nó sẽ khác đi nhiều lắm, ít trói buộc thì tự động đời nó nhẹ và bớt phiền.
Khi khoẻ thì người ta có hàng trăm mong ước, khi không khoẻ thì người ta chỉ có 1 mong ước duy nhất, là sức khoẻ, phần này tôi nhai đi nhai lại hoài, vài anh chị đọc ngán rồi nhưng tôi vẫn nhắc, vì chúng ta hay quên lắm.
Đọc đến đây, rút cuộc, con đường giải thoát chỉ đơn giản là thấy ra cái tâm mình đã và đang thích/ghét cái chi.
Càng thấy rõ tâm mình thì càng bớt trói buộc, sự kiện bên ngoài, người, vật, tình huống đó nó giúp tâm anh em hiện rõ lên, có cảnh thì tâm được phơi bày…
Thấy rõ cảnh, và thấy rõ tâm gì đang ứng với cảnh đó thì anh em bắt đầu bớt ảo mộng về cuộc đời hơn,
bớt ảo thì tự nhiên nó bớt khổ, còn việc để làm gì để thấy rõ mình hơn, thì trong bất kỳ chuyện gì đang diễn ra với anh em thì hãy tập quan sát nó chậm rãi hơn một tý, thay vì cứ phản ứng ầm ầm, dù có thèm hay sân tận cổ rồi, anh em vẫn cần pause lại một tý… đó là tại sao giữ giới nó cực quan trọng. Vì có giới để nó cản anh em ra đòn chậm lại tý.
Ban đầu chưa quen, nhưng mỗi ngày một ít thì nó thành thói quen mới, cái nếp mới trong nhận thức và hành động, có điều anh em đủ kỹ luật để theo không thôi.
Cheers
Bác 7B
———
Hình của MiyoshiA