Theo quan điểm của tôi, đây chính là cuốn giới thiệu tư tưởng của Nietzsche tốt nhất, bởi nó mang đến một sự phân tích sâu rộng về nhiều chủ đề trọng điểm của ông, và giải thích mục đích cuộc đời nền tảng của Nietzsche: đó là khơi dậy niềm đam mê cho sự vĩ đại ở một thế giới mà các lý tưởng tôn giáo bắt đầu lụi tàn. Cuốn sách này tuyệt vời cho những ai mới biết đến Nietzsche, cũng như những ai đã quen thuộc với ý tưởng của ông nhưng vẫn có thể được lợi từ sự phân tích mạch lạc và có cấu trúc về tổng thể triết lý của ông.
Các Đoạn Văn Trọng Tâm
Chúa đã chết trong thế giới của Nietzsche. Nietzsche ko nhận trách nhiệm cho sự giết này, nhưng ông hào hứng về việc ăn mừng sự thức tỉnh. Tuy nhiên, thế giới hiện đại cũng ko thân thiện lắm với những anh hùng, bán thần và những người giống thần có thể cứu rỗi cuộc đời thông qua sự vĩ đại của họ. Đây chính là mối bận tâm của Nietzsche. Bởi chủ nghĩa hư vô, tai ương của cuộc sống hiện đại, chỉ là một sự phủ quyết tính anh hùng, phủ quyết mọi sự vĩ đại, coi khinh mọi phấn đấu. Nói ngắn gọn, kế hoạch của Nietzsche chính là khơi dậy niềm đam mê cho sự vĩ đại trong một thế giới vô thần. (Friedrich Nietzsche and the Politics of the Soul, Leslie Thiele)
Triết học chủ nghĩa cá nhân chỉ áp dụng với những ai theo đánh giá của Nietzsche là có khả năng để trở thành một cá nhân – và điều đó loại trừ số đông. Trớ trêu thay, vậy thì những người tiếp thu xứng đáng triết học cá nhân của Nietzsche lại là những người tiếp cận nó một cách phê phán nhất. Họ sẽ điều chỉnh nó một cách tốt nhất cho nhu cầu cá nhân của mình, từ chối chấp nhận hoàn toàn nó. (Friedrich Nietzsche and the Politics of the Soul, Leslie Thiele)
Anh hùng thời hiện đại được định sẵn cho một cuộc đời bị xa lánh. Quyết tâm tán dương bi kịch của sự cá nhân hóa có nghĩa là những trận chiến xã hội và chính trị nổ ra xung quanh anh đều được xem như là điều quá gây xao lãng. Nhìn chung, mối quan hệ của con người được xem như mối đe dọa cho nhiệm vụ được phân công của anh: “Mục tiêu mọi sự dàn xếp của con người chính là thông qua xao lãng suy nghĩ của một người để ko còn nhận thức về cuộc sống. Tại sao [người vĩ đại] mong muốn sự đối nghịch – để nhận thức rõ ràng về đời, nghĩa là đau khổ vì đời – một cách nặng nề như vậy? Bởi vì anh ta nhận ra rằng mình có nguy cơ bị lừa dối từ chính mình, và có một kiểu dàn xếp tồn tại để bắt cóc anh ta ra khỏi hang động của mình. Sau đó anh ta cựa quậy, vểnh tai lên nghe, và kết quả là: “Ta sẽ tiếp tục là chính mình!” (UM 154). Chỉ có số ít đủ khả năng cho giải pháp như vậy. Phần lớn sẽ mãi hạnh phúc trong trò lừa bịp, thỏa nguyện vai trò xã hội và đóng vai được phân cho họ trong “sân khấu chính trị”. Thực vậy, họ trở thành những vai trò đó. “Vở kịch rối của họ” phân tán cá nhân bốn phương tám hướng và đóng vai trò như là chứng cớ cho thấy người chơi “đã ko hiểu bài học mà sự tồn tại đặt ra cho anh ta.” (Friedrich Nietzsche and the Politics of the Soul, Leslie Thiele)
Người vĩ đại tiếp tục là một thế lực sáng tạo tất yếu. Nhưng trước khi sự thiên tài của anh ta có thể biểu hiện trong một công việc lâu dài, một kết cấu hiện hữu – dù là kết cấu mỹ học, đạo đức, hay chế độ chính trị nền tảng – đều phải bị hủy sạch và dọn dẹp mớ đổ nát: “Nếu một ngôi đền được dựng lên thì nó phải bị phá hủy: đó chính là quy luật – hãy để những ai có thể cho tôi thấy một trường hợp mà nó ko được thực thi!” [GM 95]. Ngôi đền mà Nietzsche muốn phá hủy chính là ngôi đền đạo đức. Anh hùng kiểu Nietzsche, giống như người đồng đẳng cổ điển của mình, chính là kẻ phá vỡ những cấm kỵ và phong tục. Như Oedipus kiêu hãnh, người đã giết cha mình và ngủ với mẹ mình. Anh ta báng bổ, quấy rối và hủy diệt. Từ tro tàn nảy ra một chế độ mới. “Định giá lại mọi giá trị” của Nietzsche là điều kiên tiên quyết để phá hủy đạo đức. (Friedrich Nietzsche and the Politics of the Soul, Leslie Thiele)