Mùa qua thì mình học 1 lớp gọi là Evolution of Human Diet, ông thầy là chuyên gia ngành Anthropology, background về khảo cổ học và sinh học của thầy cũng khá là kinh.
Lúc còn trẻ thì thầy chủ yếu ngắm tinh tinh ở châu Phi. Có tuổi 1 tí thì thầy hay ở với thổ dân Hazda. Bây giờ hơi già thì thầy làm 1 giáo sư điển hình ở trường đại học (làm research, dạy học…). Thầy đạp xe tới trường, hay hái lượm trái cây vặt và nướng bánh cho học sinh ăn, nuôi ong ko giấy phép, sở hữu đủ thứ từ hồ lô cho đến bộ đồ nghề tạo lửa của thổ dân… nói chung là phong cách thầy vừa văn minh vừa hoang dã mình rất thích.
Mình vẫn luôn bị hấp dẫn bởi những câu chuyện thần thoại, các nền văn minh cổ xưa… nên các shows như Ancient Aliens, Ancient Civilizations. Ancient Apocalypse… tự nhiên cũng khá là hấp dẫn đối với mình (nhưng mình xem với tâm thế như xem shows Truyện Cổ Tích Việt Nam hay Ngày Xửa Ngày Xưa). lâu lâu gặp người thật việc thật, nói có sách mách có chứng, chỉ nói kết luận đã qua scientific methods, ko mơ mộng, cơ mà vẫn khá thú vị.
Bài này là 1 số ‘fun scientific fact’ và ‘fun opinions’ mình lỡ học. Diet, từ gốc Hy Lạp là ‘diaita’, nghĩa là ‘way of life’, ‘lối sống’. Thực phẩm chỉ là 1 phần của diet. Thức ăn tinh thần (ý tưởng, văn hóa…) cũng là 1 phần của diet.
Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội giống như Duy Vật và Duy Tâm, cả 2 đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau.
Ví dụ 1. Ăn nhiều beefsteak tartar (thịt bò +trứng sống) làm tăng nguy cơ bị nhiễm Toxoplasma gondii, mà loại khuẩn này có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, cụ thể là risk-taking behavior. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31980266/
https://www.nature.com/articles/s42003-022-04122-0 bị nhiễm khuẩn này thì bạn sẽ có xu hướng làm những thứ liều lĩnh, ‘máu chó’ hơn. Bạn liều thì bạn mới dám ăn đồ sống (và nhiễm khuẩn), hay bạn ăn đồ sống (và nhiễm khuẩn) rồi bạn mới liều?
Ví dụ 2. Người sống ở thành phố thì có hệ thống micorbiome, khuẩn ruột, và điều kiện sức khỏe khác với người sống ở nông thôn. Và như bạn có thể đã biết, hệ thống vi khuẩn ruột ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và hệ nội tiết của cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe, mood, hành vi, suy nghĩ của bạn.
https://www.frontiersin.org/…/fmicb.2022.825338/full https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5635058/
Ví dụ 3. 2 ví dụ trên thì phải giải thích thêm mới thấy rõ sự đan xen giữa sinh học và văn hóa, nhưng mình lười. Ví dụ này thì chắc dễ hiểu hơn. Nếu bạn ko có gene tạo ra enzymes để tiêu hóa sữa (đường lactose và vài loại proteins), thì việc tiêu thụ sữa sẽ chẳng có lợi gì nhiều cho bạn. Ở những vùng như Mông Cổ, kiểu nông nghiệp khó, nhưng chăn nuôi gia súc thì dễ, khả năng tiêu hóa sữa gia súc là 1 lợi thế sinh tồn. Sau vài trăm hay vài ngàn năm natural selection thì dân Mông Cổ toàn là người có gene tiêu hóa sữa. Thế là có gene rồi mới uống sữa, và uống sữa rồi có gene (cái này là nhìn theo scale dân số, chứ câu này ko áp dụng cho cá nhân).
“Human evolution cannot be understood as a purely biological process, nor can it be adequately described as a history of culture. It is the interaction of biology and culture. There exists a feedback between biological and cultural processes”. (Theodosius Dobzhansky)
Điểm khác biệt chính giữa sinh học và văn hóa là, sinh học thì chỉ có thể truyền theo 1 hướng, từ cha mẹ tới con cái; còn văn hóa thì truyền đủ mọi hướng, ở dạng đơn giản là ý tưởng hoặc hành vi, bạn bè truyền cho nhau, con cái cũng có thể truyền cho cha mẹ.
Khi so sánh người và các loài linh trưởng hay có vú, thì tương quan sinh học <->văn hóa sẽ càng rõ ràng hơn. Cứ mỗi ví dụ dưới đây thì bạn cứ so sánh giữa người và tinh tinh là sẽ thấy:
Cấu trúc tay <-> các hoạt động phức tạp dùng tay (xài tools, nghệ thuật…). Con người có ngón tay cái khá là khỏe để cầm nắm. Tinh tinh cũng có thể cầm cây/gậy, nhưng ngón tay cái của tinh tinh ko cho phép nó vung quá mạnh. So với các loài gấu khác, thì gấu trúc có phần xương bàn tay lồi ra thành ‘false thumb’. Dĩ nhiên là chẳng ai có thể khẳng định tay gấu trúc như thế nên nó thích cầm nắm tre trúc, hay vì nó thích ăn tre trúc nên tay nó mới phát triển như thế qua nhiều thế hệ.
Cấu trúc vai <-> dùng các vũ khí ném (đá, lao…) . các loài linh trưởng khác như khỉ và tinh tinh cũng có khả năng chọi đồ, nhưng vì cấu trúc bàn tay và vai mà skills của tụi nó rất kém. Chỉ có người là phát triển skills cầm – nắm – chọi quá đỉnh. Con người cũng là loài dám săn con mồi to hơn mình. Cận chiến và đấu sức giữa người với nhau, chênh lệch 10 kg thôi là sự khác biệt đã khá lớn, thử tưởng tượng tay không mà phải deal với sư tử hay voi, chênh nhau trăm kg. Nhờ có khả năng tấn công từ xa và chiến thuật bầy đàn mà con người mới trở nên đáng sợ đối với các loài khác. Ông thầy còn lập luận rằng nhờ phát triển skill vũ khí tầm xa, mà con người phát triển khả năng tưởng tượng, dự đoán… nói chung là xài phần não frontal cortex, là tiền đề của ngôn ngữ và tư duy logic
Gene expression and evolution in liver <-> cooking
Cấu trúc răng và hàm <-> cooking
Vì lớp này là về human diet và ông thầy cũng là chuyên gia ăn uống, nên cooking/nấu nướng là thứ đc nói tới nhiều nhất trong lớp. Mốt chém chi tiết
Hệ miễn dịch nhạy cảm <-> thích ở nhà . cái này thì mình ko ưa cho lắm, mình thích cứ tiếp xúc nhiều thứ để hệ miễn dịch thích nghi, bị bệnh để mốt ko bị bệnh, hơn là tránh tiếp xúc với thứ lạ, tuy tránh bị bệnh nhưng hệ miễn dịch lại ko làm việc và update. Dĩ nhiên cân bằng là tốt nhất, muốn hòa bình thì phải chuẩn bị chiến tranh. It’s better to be a warrior in the garden, than a gardener in the war. Nếu đào sâu ý này thì ta có thể nghĩ tới việc tại sao con người thích mặc quần áo, so với các loài động vật (hay thậm chí là thổ dân), tuy vẫn có ‘văn hóa thời trang’, nhưng ko mặc đồ.
PDE10A expression levels and large spleen <-> submarine hunting
https://www.youtube.com/watch?v=T3fOf5YZI-Q spleen/lá lách rất ít khi đc nói tới, mình toàn nghe nói cách rèn luyện tim phổi, bảo vệ gan thận… cơ mà để cơ thể khỏe mạnh thì ta phải để ý tới tất cả các bộ phận. Theo video thì người Bajou gần với người Hán, mà qua nhiều thế hệ chơi game dưới nước thì cơ thể tiến hóa và thích nghi để lặn tốt hơn hẳn láng giềng người Hán.
“A society grows great when old men plant trees in whose shade they shall never sit.” — Greek Proverb – xã hội phát triển khi mà 1 người lớn trồng cây dù biết rằng anh ta sẽ ko đc ngồi dưới bóng của nó. Để có 1 đặc tính vượt trội so với mặt bằng chung thì đó là quá trình của nhiều thế hệ. Gọi nôm na là ‘ở trong máu’. ‘Máu kinh doanh’, ‘máu nghệ sĩ’, ‘máu cờ bạc’, ‘máu chiến’… hơi lạc đề, quay trở lại với vấn đề gene expression và diet, thì cơ thể của bạn có khả năng tiêu hóa 1 số thứ tốt hơn 1 số thứ khác, bởi vì trong nhiều thế hệ gia đình bạn đã tiêu thụ 1 số thứ này và ko tiêu thụ 1 số thứ khác. Ngày nay thức ăn thừa mứa, cộng thêm khả năng truy cập thông tin, ngày hôm nay bạn có thể theo 1 diet này, ngày mai theo 1 diet khác… những thay đổi trong tâm thức này rất nhanh, nhưng hệ thống sinh hóa của cơ thể thì khó có thể theo kịp tốc độ thay đổi đó. Đôi lúc tìm về những giá trị xưa cũ, thực hành những tập tục thói quen (dinh dưỡng là 1 phần) của người xưa, cơ thể ko phải cố bắt kịp tâm trí, lấy lại cân bằng, có khi lại thấy khỏe hơn là cố sống theo lối sống tân thời nào đó. (từ ‘xưa’ của mình là khoảng chục thế hệ trở lên, lối sống mà cơ thể đã luôn làm trong hàng ngàn năm, chứ mình khá là chắc lối sống của cha mẹ mình đã khá là khác lối sống của ông bà rồi; 2-3 đời thì chưa gọi là ‘xưa’ lắm)
Trì hoãn phát triển ở não <-> truyền tải văn hóa [ý này khá là lớn. Não khỉ thì vài năm là đc coi là trưởng thành, não người thì tới 25+ tuổi mới định hình. Hồi xưa nghe câu này của Khổng Tử, “Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học. Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ”. Nghĩa là: Ta 15 tuổi có chí học hành. 30 tuổi thì (tự) đứng vững được (tự lập), 40 tuổi chẳng nghi hoặc (vì trí tuệ đã mở mang),….” mình thắc mắc, vl làm méo gì mà 30 tuổi mới tự lập đc. Nếu hiểu theo kiểu 30 tuổi thì ‘cứng’ theo ý chí tinh thuần, cảm xúc cân bằng, khó bị dao động… thì mình đồng ý. Điều này mình thấy rõ nhất khi tập võ với thanh niên 21-25 tuổi vs 30-33 tuổi, cảm giác khác hẳn, dù thanh niên ~20s tuổi thể lực tốt hơn, nhưng tâm lý lại dễ dao động hơn hẳn. Khi tâm lý dao động thì hơi thở cũng dao động theo. Ko cần biết bạn trâu ntn, 2 phút tán loạn khí là đủ để game over. Sư phụ mình còn có thêm nhận định, “trong mấy người tao từng tập chung thì mấy ông trung niên 35-40 tuổi, có con, tuy dad body nhưng lại là khỏe nhất”
Bài này nói về liên hệ giữa văn hóa và sinh học/tiến hóa, và so sánh người vs họ hàng linh trưởng. Bởi vì ông thầy muốn mình nhìn quá trình tiến hóa trong mạng lưới sinh học + văn hóa.
Có nhiều thứ liên quan tới diet như là môi trường sống, nguồn thức ăn, quá trình tiến hóa thích nghi,… Tùy theo môi trường (săn bắt hái lượm, nông nghiệp, công nghiệp…) mà văn hóa sẽ khác, nguồn thức ăn sẽ khác, chất lượng thức ăn sẽ khác. Nhìn lại cơ thể thì tốc độ thay đổi sinh hóa lại quá là chậm, có đủ thứ phải để ý từ macronutrients (fat, carb, proteins) và micronutrients (vitamins, minerals…). Thế là ta có cơ số loại bệnh và dị ứng “mới”. Ví dụ, lối sống nông nghiệp thì hàm răng hẹp hơn, xương khớp kém hơn (do khẩu phần ăn nhiều rau củ quả hơn thịt – so với thời săn bắt hái lượm); đến thời công nghiệp – hiện đại, ít vận động hơn, đồ ăn thì highly-processed, nhiều đường, thiếu micronutrients… ăn nhiều mà vẫn đói vì thiếu chất; bệnh rõ nhất là béo phì. Rảnh thì mấy bài sau sẽ chém về mấy ý này (hình dưới comment)
Meme buồn cười