“Không nói về năng khiếu, hay tài năng thiên bẩm! Con người có thể kể tên tất cả những loại vĩ nhân không được năng khiếu cho lắm. Nhưng họ lại đạt được sự vĩ đại, trở thành “thiên tài’.” (Friedrich Nietzsche, Human, all too Human)
Ta thường nhìn vào những cá nhân đạt được sự xuất chúng trong lĩnh vực của họ với cảm giác kính phục, cảm thấy họ như thể là “người siêu phàm” theo một nghĩa nào đó; sở hữu một năng khiếu bẩm sinh mà những “con người phàm” đơn thuần như số đông chúng ta thiếu. Khuynh hướng “tôn thờ thiên tài” này đã tạo ra sự ngăn cách hư cấu phân chia nhân loại thành 2 nhóm – nhóm thiểu số có khả năng đạt được sự xuất chúng, và nhóm đa số định sẵn cho sự tầm thường.
Theo Nietzsche, khuynh hướng tôn thờ thiên tài thỏa mãn mục đích cho phép ta cảm thấy hài lòng khi sống cuộc đời tầm thường, và an ủi khi thất bại trong nỗ lực hướng tới một số mục tiêu hay tầm nhìn vĩ đại. Nếu thiên tài là một món quà bẩm sinh, hoặc ta có tiềm năng cho chúng hoặc ko. Và nếu ta ko có, vậy thì nỗ lực, đam mê và kiên trì sẽ chẳng giúp ta đạt được thành tựu gì.
Đó là lý do tại sao với tư cách là một xã hội, chúng ta có khuynh hướng tôn thờ thiên tài, nghĩ rằng sự xuất chúng là do bẩm sinh thay vì trau dồi – ta thích cảm thấy bằng lòng với tánh tầm thường, tự mãn khi ko đạt được thành tựu nào:
“Bởi ta luôn nghĩ tốt về chính mình, nhưng chưa bao giờ mong đợi bản thân có thể phác thảo ra bức tranh của Raphael hay một khung cảnh giống như cái trong vở kịch của Shakespeare, ta thuyết phục bản thân mình rằng khả năng làm được điều đó quá là phi thường, một sự tình cờ hiếm gặp, hoặc, nếu ta vẫn còn nhạy cảm với tôn giáo, một ơn huệ từ đấng bề trên.” (Human, All Too Human, Friedrich Nietzsche)
Ta cần phải hiểu rằng thiên tài là điều đạt được. Sự thuần thục là thứ có được qua nhiều năm chuyên tâm và luyện tập liên tục. Thiên tài về căn bản ko khác biệt so với bất kỳ ai trong số ta. Họ chỉ đơn thuần là những cá nhân bị niềm đam mê chinh phục, và cần cù nỗ lực qua nhiều năm để hoàn thiện kỹ năng của mình và nhận ra một vài lý tưởng nội tâm.
Có một bộ môn “khoa học về sự thuần thục” – bất kỳ ai đạt được một mức độ xuất chúng nào đó đều tuân theo những bước nhất định; hoạt động của thiên tài cũng là điều có thể giải lý được.
“Tất cả mọi hoạt động này sẽ được lý giải khi con người hình dung những kẻ mang suy nghĩ thiết thực ở một hướng đi cụ thể; người tận dụng mọi thứ cho mục đích đó; luôn luôn hào hứng quan sát cuộc sống nội tâm của mình và người khác; họ thấy những hình mẫu, động lực ở khắp nơi; họ ko mệt mỏi khi sắp xếp lại vật liệu của mình. Thiên tài cũng vậy, chẳng làm gì khác ngoài việc học cách đặt những viên đá trước tiên, sau đó xây lên, luôn luôn tìm kiếm vật liệu, luôn luôn tạo hình và cải tạo chúng. Mỗi hoạt động của con người đều phức tạp một cách khó tin, ko chỉ riêng hoạt động của thiên tài: nhưng chẳng có cái nào là một “sự diệu kỳ” cả.”” (Human, All Too Human, Friedrich Nietzsche)
Quá nhiều người trong số ta có đam mê – một kiểu hoạt động có ý nghĩa mà thông qua đó ta trau dồi tính sáng tạo của mình – thế nhưng ta thiếu đi sự tự tin rằng mình có thể trở thành bậc thầy trong lĩnh vực đó. Và do vậy, ta chuyển hoạt động của mình sang trạng thái “sở thích”, và trong quá trình đó, tổn hại bản thân và sức khỏe tổng thể của mình trong cuộc đời.
Hiểu rõ góc quan sâu sắc của Nietzsche là điều quan trọng. Tất cả chúng ta đều có những phẩm chất cần thiết để trở thành thiên tài, nhưng ko phải ai cũng có thái độ đúng đắn. Ta phải hiểu rằng sự thành thục là điều trau dồi qua rất nhiều năm chuyên tâm nỗ lực, duy trì bởi đam mê, và dẫn lối bởi tầm nhìn nội tâm về một mục tiêu cần đạt được.
Nếu ta đồng ý thực hiện một hoạt động mình ham mê, ta nên ngừng viện cớ lý do “Mình ko có đủ tài cán”, và nhận ra rằng mình có rất nhiều tài năng. Điều ta đang thiếu là sự chuyên tâm, kiên trì, và niềm tin rằng qua nhiều năm tập trung nỗ lực, ta sẽ có thể “trở thành thiên tài” và đạt được thành công:
“mọi [thiên tài] đều có sự siêng năng nghiêm túc của một thợ thủ công, học cách hình thành các bộ phận một cách hoàn mỹ trước khi dám tạo ra một cái tổng thể tuyệt vời. Họ tốn thời gian cho nó, bởi họ yêu thích việc làm tốt một điều gì đó nhỏ nhặt hoặc ít hệ trọng, hơn là một cái tổng thể mang hiệu ứng lóa mắt. Ví dụ, thật dễ để quy định cách trở thành một nhà văn viết truyện ngắn hay, nhưng để làm được điều đó thì cần phải sở hữu những phẩm chất thường xuyên bị ngó lơ khi con người nói rằng, “Tôi ko có đủ tài cán gì.” Hãy để một người viết ra hàng trăm bản nháp truyện ngắn trở lên, ko dài quá hai trang, thế nhưng mỗi câu chuyện đều sáng sủa đến mức mỗi từ ngữ bên trong chúng đều cần thiết; hãy để anh ta viết ra những giai thoại mỗi ngày đến khi học được cách tìm ra hình thái ngắn gọn và hiệu quả nhất của chúng; hãy để anh ta miệt mài thu thập và mô tả kiểu người và tính cách…hãy để anh ta suy nghiệm về động cơ hành vi của con người, và ko khinh rẻ chút gợi ý thông tin nào về họ, và trở thành kẻ ngày đêm thu thập những điều đó. Trong cuộc thực hành đa dạng này, hãy để khoảng chục năm trôi qua: và sau đó, điều được tạo nên trong xưởng của mình cũng có thể được mang ra trước con mắt công chúng.” (Human, All Too Human, Friedrich Nietzsche)