Trong Lời Tựa của tác phẩm kinh điển On the Genealogy of Morality, Nietzsche đã viết:
“Điều gì sẽ xảy ra nếu như một nét đặc trưng sa đọa ẩn nấp trong “người tốt,” tương tự vậy là một mối nguy hại, một sự cám dỗ, một chất độc, một chất gây nghiện, nhờ đó hiện tại được sống tiếp với cái giá phải trả là tương lai? Có lẽ thoải mái và ít nguy khốn hơn, nhưng cũng theo một cách thiển cận, thấp kém hơn?… Do vậy bản thân đạo đức là thứ bị đổ lỗi nếu con người chưa bao giờ đạt được sức mạnh cao quý nhất và ánh chói lọi triển vọng dành cho mẫu người điển hình? Vậy nên, bản thân đạo đức là nguy hiểm của mọi nguy hiểm?” (On the Genealogy of Morality)
Hầu hết mọi người ko đặt ra câu hỏi tại sao có những thứ được coi là thiện và ác trên phương diện đạo đức, mà thay vào đó, họ chấp nhận “những phán quyết tiêu chuẩn về thiện ác” chi phối bên trong xã hội một cách thiếu phê phán và phần lớn là vô thức.
Trong 2000 năm qua, theo lời của Nietzsche, đạo đức thống trị ở phương Tây, là đạo đức “phản-tự nhiên”, điều mà theo cách nói của ông, “đi ngược với bản năng đời sống”. Nietzsche đã biết trước đạo đức này sẽ thống lĩnh thế giới phương Tây trong một tương lai dự đoán được, và đối với ông là “nguy hiểm của mọi nguy hiểm” – một kiểu đạo đức mà mọi cá nhân, ngay cả những người có tiềm năng vượt lên trên đám đông tầm thường, đều bị ép trở thành
“một kiểu nhỏ bé, gần như lố bịch hơn, một bầy đàn động vật, một thứ háo hức muốn được thỏa mãn, ẻo lả, và tầm thường.” (Beyond Good and Evil)
Tại sao đạo đức “phản-tự nhiên” – một “chất độc” lan tỏa “khắp toàn bộ cơ thể của loài người” (On the Genealogy of Morality) – lại thống trị được nền văn hóa phương Tây? Để trả lời câu hỏi này, Nietzsche đã phân loại con người thành 2 kiểu riêng biệt: những cá nhân phi thường, và những cá nhân thuộc về bầy đàn, cần được tìm hiểu.
Bên trong phạm trù của người phi thường, phân ra hai loại chính. Có những thiên tài sáng tạo, “người mang tính tân kỳ vĩ đại, thực sự cao cả theo cách hiểu của tôi” (The Will to Power), người thông qua sự kết hợp hiếm có của bẩm sinh và nuôi dưỡng, có thể cống hiến cả đời cho một món nghề và ban tặng thế giới những tác phẩm tuyệt đẹp đáng kinh ngạc.
Cùng với các thiên tài sáng tạo, còn có vô vàn người phi thường chưa đạt đến đỉnh cao thiên tài, và do vậy, bị ẩn giấu khỏi con mắt công chúng, cuộc đời của họ “ko có tiếng hát và người hát” (The Dawn). Thế nhưng cuộc đời của những người này ko có gì khác biệt về mặt phẩm tính so với cuộc đời của thiên tài sáng tạo; cả hai đều có chung những nét đặc điểm giống nhau phân định họ với bầy đàn.
Người phi thường có một kế hoạch cuộc đời thống nhất, và bị hao mòn bởi động lực hiện thực hóa mục tiêu cao cả của mình. Kế hoạch thống nhất này được đảm nhận ko phải vì sự thỏa mãn ngắn hạn, mà đúng hơn là kết quả của góc quan lịch sử sâu rộng của người phi thường, là hình thức công việc được thi hành dưới tầm nhìn hàng thế kỷ – một mục tiêu với tác động sẽ mãi còn tồn tại sau cái chết vật lý của người phi thường.
Như Nietzsche viết trong cuốn Human, All Too Human:
“Cá nhân [thời hiện đại] tập trung quá thiển cận vào mạng sống ngắn ngủi của mình…và muốn tự hái quả từ chính cây mình trồng, và do đó, chẳng còn ưa thích trồng những cái cây đòi hỏi một thập kỷ săn sóc giữ gìn liên tục và nhằm mục đích mang tới bóng râm cho những thế hệ nối tiếp lâu dài sau này.” (Human All Too Human)
Đối với loại hình thức công việc cao cả này, người phi thường cần sự đơn độc và tự do khỏi bầy đàn – “lũ người nhỏ bé và đáng thương…ko đếm xuể này.” (Thus Spoke Zarathustra). Như Nietzsche viết:
“Khái niệm của sự vĩ đại đòi hỏi trở nên ưu tú, muốn được là chính mình, có khả năng khác biệt, đứng một mình và sống tự lập.” (Beyond Good and Evil)
Đứng một mình và sống tự lập, người phi thường chẳng để tâm tới những công chuyện nhỏ nhặt làm bầy đàn bận rộn, và do đó, miễn nhiễm với lời ca ngợi lẫn chỉ trích thốt ra từ miệng lưỡi đám đông.
“Có một sự đơn độc bên trong anh chẳng thể khen hay chê được, công lý của bản thân anh nằm ngoài tầm kháng cáo.” (The Will to Power)
Nhận thức được nhiệm vụ trọng yếu hiện ra trước mắt mình, và tiềm năng cho sự vĩ đại nằm sâu bên trong, người phi thường cảm thấy tôn trọng chính mình; và kể cả khi nỗi đau khổ lớn lao hiện hữu, vẫn khẳng định cuộc đời với tư cách là một con người “tự hào và tài giỏi nói Có, kẻ chắc chắn về tương lai, bảo đảm về tương lai.” (Ecce Homo)
Đối nghịch với người phi thường, là kẻ bầy đàn tồn tại rất đông. Bầy đàn cấu thành bởi 2 loại: người cuối cùng (The Last Man), và nô lệ (The Slave).
Người cuối cùng là tinh túy của kẻ tầm thường. Chỉ phấn đấu cho sự thoải mái và mãn nguyện, một đích đến khiến anh ta lười nhác và đáng khinh, anh ta hoàn toàn thiếu đi bất kỳ thôi thúc sáng tạo nội tâm nào, và mù quáng trước những giá trị cao cả hơn giúp cho sự sáng tạo trở nên khả thi.
Ngược lại, nô lệ là một kiểu người yếu đuối và bệnh tật, đau khổ vì chính mình và tràn ngập thứ mà Nietzsche gọi là hận thù – một sự căm hờn cuộc đời âm ỉ tạo ra bởi cảm giác bất lực khi phải đối diện với hiện thực bên ngoài mà anh ta cảm thấy bị áp đảo và đe dọa.
“Con người cũng như mọi loài động vật khác, có những kẻ thừa mứa thất bại, bệnh tật, suy đồi, nhu nhược tất yếu phải chịu đựng; những trường hợp thành công trong số này cũng vậy, luôn là một ngoại lệ.” (Beyond Good and Evil)
Sự hiện diện của hận thù gợi lên cảm giác ghen tỵ bên trong nô lệ đối với tất cả những người ko phải chịu đựng như chúng – cụ thể là người phi thường. Sự ghen tỵ này thúc đẩy nô lệ trả đũa những con người phi thường. Liên thủ cùng nhau để đạt được “cảm giác quyền lực chung” – một kiểu quyền lực duy nhất dành cho nô lệ – và với cớ thoái thác là lời kêu gọi bình đẳng, nô lệ cố gắng hạ thấp những ai cao hơn mình xuống một bậc tầm thường hơn thông qua việc tạo dựng bầy đàn, đạo đức hoặc nô lệ.
“Đạo đức làm mất đi chính mình là đạo đức suy đồi hơn hết – sự thật rằng, “Tôi đang suy đồi,” được chuyển qua câu mệnh lệnh, “tất cả các ngươi phải suy đồi”…Thứ đạo đức duy nhất được dạy cho đến nay này, làm mất chính mình, hé lộ mong muốn tới điểm kết, về căn bản, nó phủ trừ cuộc sống.” (Ecce Homo)
Đạo đức bầy đàn làm đảo ngược giá trị tự nhiên của đời sống. Cá nhân mạnh mẽ và độc lập – người đạt được cảm giác quyền uy một cách tự nhiên thông qua nỗ lực sáng tạo và “sức khỏe tuyệt vời” – bị đạo đức bầy đàn coi là “xấu xa”. Mặt khác, tất cả những ai thuộc về bầy đàn: kẻ cuối cùng tầm thường, và kẻ yếu đuối và nô lệ bất lực – “sự báo thù giả trang thành thẩm phán” (OGM) – lại được coi là “tốt”.
Như Nietzsche nói trong Ecce Homo:
“Sau cùng – đây là thứ tồi tệ hơn tất thảy – khái niệm về người tốt báo hiệu một khía cạnh mang mọi điều yếu đuối, bệnh tật, thất bại, đau khổ đến từ chính nó…nguyên lý chọn lọc bị pha tạp – một lý tưởng bịa đặt từ mẫu thuẫn chống lại con người kiêu hãnh và tài giỏi nói Có, người chắc chắn về tương lai, đảm bảo về tương lai – và bây giờ anh ta bị gọi là ác quỷ – Và tất cả điều này được tin lấy như một đạo đức!” (Ecce Homo)
Đạo đức bầy đàn là “nguy hiểm của mọi nguy hiểm” bởi vì khả năng quyến rũ những kẻ lo lắng và sợ sệt khi đối mặt với tính bất định và cô lập liên quan tới việc phấn đấu cho sự vĩ đại. Khi bối rối và đau khổ trong quá trình phát triển, khao khát “được nghỉ ngơi một lần…để tự do khỏi những gì đàn áp bản thân.” (The Will to Power), đạo đức bầy đàn sẽ đóng vai trò như tiếng hát của Siren mang đến cho người phi thường tiềm năng một con đường thoát khỏi số phận nặng trĩu của mình, tiến vào sự thoải mái của tính tầm thường và hòa mình vào số đông.
Nếu đạo đức bầy đàn trở nên quá hiệu quả trong việc hạ bệ những gì cao cả và phi thường – chủ nghĩa hư vô sẽ len lỏi vào thế giới. Thiếu đi giá trị cao quý thể hiện bởi người phi thường, vậy thì sự sáng tạo, những tác phẩm mang vẻ đẹp sững sờ, và khả năng phấn đấu cho lý tưởng, sẽ bị trống vắng. Thay vào đó, những giá trị của sự thoải mái và mãn nguyện được bầy đàn trân quý, sẽ được tôn thờ như những giá trị siêu phàm, và kết quả là bầy đàn sẽ nuốt chửng toàn bộ nhân loại và “sự sống [sẽ] bị tước đi nét đặc sắc vĩ đại của mình.” (Ecce Homo)
Nỗi sợ của Nietzsche về một thế giới như vậy đã được trình bày chi tiết trong cuốn On the Genealogy of Morality:
“Ngày nay ta chẳng thể thấy điều gì mong muốn phát triển mạnh mẽ hơn, ta hoài nghi rằng mọi thứ sẽ tiếp tục đi xuống, đi xuống, trở nên mỏng manh hơn, tốt bụng hơn, thận trọng hơn, tầm thường hơn, thờ ơ hơn… Đây chính xác là điều trở thành tai ương… cùng với nỗi sợ con người, chúng ta mất đi tình yêu cho họ, lòng tôn kính cho họ, hy vọng cho họ, ngay cả ý muốn cho họ. Hình ảnh con người giờ đây làm ta mỏi mệt – chủ nghĩa hư vô ngày nay là gì nếu nó ko như thế? – Chúng ta mệt mỏi vì con người.” (On the Genealogy of Morality)
Trong nỗ lực ngăn cản các thế hệ tương lai khuất phục trước tác động san phẳng nhấn chìm mọi thứ này, Nietzsche đã dành nhiều thời giờ trong các tác phẩm của mình nhằm thực hiện việc “đánh giá lại mọi giá trị”, với hy vọng làm dịu tác động của đạo đức bầy đàn lên sự phát triển của người phi thường.
Đánh giá lại mọi giá trị này phụ thuộc vào nhận thức rằng đạo đức bầy đàn ko phải là một đạo đức khách quan và phổ quát ràng buộc tất cả chúng ta, mà chỉ đơn thuần là
“một kiểu đạo đức con người kề cạnh, có trước, và theo sau nó là nhiều kiểu đạo đức khác, trên hết là đạo đức cao cả hơn, là hoặc phải trở nên khả thi.” (Beyond Good and Evil)
Trong khi đạo đức bầy đàn “nói một cách ương ngạnh…’Ta là bản thân đạo đức, và ngoài ra chẳng còn gì là đạo đức”” (Beyond Good and Evil), cá nhân phi thường phải nhận ra rằng “Ý tưởng bầy đàn nên cai trị trong bầy đàn – nhưng ko được vượt quá phạm vi của nó” (The Will to Power). Anh ta ko nên chú ý tới lời tuyên bố về tính phổ quát của đạo đức bầy đàn, giá trị và “những điều nên làm” về mặt đạo đức của nó, mà thay vào đó phải khám phá giá trị cao cả hơn của mình để hỗ trợ bản thân hoàn thành kế hoạch cuộc đời thống nhất này.
Khi khám phá giá trị cao cả hơn của mình, người phi thường phải nhận ra rằng với tư cách là một cá nhân khác biệt mang tầm nhìn độc nhất về cuộc sống, sự đơn độc chính là điều tốt, và do đó, anh ta ko nên thuyết giáo hoặc áp đặt đạo đức cao cả hơn này lên người khác. Như Zarathustra khuyên nhủ:
“Người anh em, nếu ngươi có một phẩm hạnh và cô ta chính là phẩm hạnh của ngươi, vậy thì cô ta chẳng có điểm giống với ai cả.” Thậm chí việc đặt tên cho một phẩm hạnh sẽ khiến cô ta quá đại chung; nếu muốn nói chuyện với cô ấy, nó nên như này: “Đây chính là điều tốt lành cho tôi; điều tôi thích; nó hoàn toàn làm tôi hài lòng; do đó tôi mong nó một mình. Tôi ko mong nó là quy luật của thần thánh; tôi ko mong nó như quy chế hoặc nhu cầu con người.” (Thus Spoke Zarathustra)
Thời của Nietzsche, cũng như thời của chúng ta, tồn tại một lượng lớn cá nhân mong muốn ngược đãi và hạ thấp những ai vượt lên trên số đông tầm thường, che đậy lòng đố kỵ bằng tiếng kêu bình đẳng. Do đó, những ý tưởng này dường như xa xỉ và khó nuốt với đại đa số. Nhưng với Nietzsche, các ý tưởng này ko dành cho đa số:
“Góc quan sâu lắng cao cả nhất của ta phải – và nên – trông có vẻ điên rồ và đôi lúc giống như tội ác khi nghe chúng mà ko có sự cho phép của những kẻ ko được ý thiên và định sẵn cho điều đó.” (Beyond Good and Evil)
Nietzsche cực kỳ bận tâm tới việc bảo đảm thế giới sẽ tiếp tục màu mỡ để phát triển sự xuất chúng thực sự của con người. Do đó, ông viết cho mỗi mình người phi thường; thúc giục anh ta vượt qua cám dỗ của đạo đức bầy đàn và thay vào đó tiếp tục con đường đời anh hùng của riêng mình, đồng thời mang đến nguồn cảm hứng cho thế hệ người phi thường tương lai tiềm năng.
Nhưng Nietzsche ko lạc quan về việc tương lai sẽ đối tốt với cuộc sống của người phi thường. Đạo đức bầy đàn là con quái thú hùng mạnh cùng với thế lực của đám đông đằng sau nó, và trong 2 thiên niên kỷ qua nó đã khơi mào
“một cuộc chiến chung chống lại tất cả những gì hiếm có, kỳ dị, đặc ân, người phi thường, tâm hồn phi thường, nghĩa vụ phi thường, trách nhiệm phi thường, cũng như sức mạnh sáng tạo và sự tinh thông dồi dào.” (Beyond Good and Evil)
Đạo đức bầy đàn ko chỉ nới lỏng các hệ tư tưởng của người theo xã hội chủ nghĩa, những người đề xướng mà Nietzsche gọi là “kẻ theo xã hội chủ nghĩa đần độn và não phẳng” (Beyond Good and Evil) ko chỉ mong muốn mang đến “sự suy đồi và thu nhỏ con người thành động vật bầy đàn hoàn hảo.” (Beyond Good and Evil), mà còn có những phong trào công lý xã hội đe dọa nuốt chửng thế giới Phương Tây bằng làn sóng đạo đức bầy đàn mới mẻ.
Với việc đạo đức bầy đàn vẫn còn sống và khỏe mạnh trong thời hiện đại, ta có thể, cùng với Nietzsche, đặt ra câu hỏi mà ông tin là cực kỳ thích đáng vào thời của mình, và vẫn còn tác dụng ở thời của ta:
“Ngày nay – liệu sự vĩ đại có khả thi?” (Beyond Good and Evil)
Nhưng ngoài câu hỏi liệu sự vĩ đại ngày nay còn khả thi hay ko, thì sự thực rằng đạo đức bầy đàn vẫn còn sống và khỏe mạnh ắt hẳn phải là một nguyên nhân đáng bận tâm ở một góc độ khác. Đối với nô lệ, bất chấp vẻ ngoài ngây thơ hắn ta thể hiện với đạo đức bầy đàn và tiếng kêu bình đẳng, hắn ko muốn thay đổi thế giới tốt đẹp hơn. Thay vào đó, bị thúc đẩy bởi sự hận thù và ghen tỵ, hắn tìm cách đạt được quyền lực xã hội và chính trị với mục đích kích động sự tàn phá để bù đắp cho những thất bại và bất lực của mình.
Góc quan sâu sắc dưới đây của Nietzsche chứng tỏ là một lời cảnh báo thích hợp cho thế giới hiện đại:
“Khi một số người ko đạt được những gì mình muốn, họ la lên một cách giận dữ, “Mong cả thế giới này diệt vong!” Cảm xúc ghê tởm này chính là đỉnh điểm của tâm ghen tỵ mang hàm ý rằng “Nếu tôi ko thể có được mọi thứ, thì chẳng ai được phép có nó, ko ai sẽ trở thành điều gì!” (The Dawn)