Cre: Sang Do
Onepunch-man, 1 ví dụ ko có thật nhưng rất inspiring, nhân vật Saitama chỉ dựa vào nỗ lực, thà bỏ mạng chứ ko bỏ cuộc, tuân theo 1 thói quen/lịch tập đơn giản trong 3 năm, mà trở thành nhân vật top server.
Prefrontal cortex chuyên về “định” – sự tập trung, sự hướng về 1 đối tượng nào đó. Cũng có nghĩa là prefrontal cortex chuyên về willpower (sức mạnh ý chí), discipline, self-control. Các tài liệu tâm linh thường hay nói về thiền về vùng giữa trán, con mắt thứ ba, chính là vùng này. Willpower dĩ nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen, xu hướng, aka programs.
Bản thân mình chắc do bị ảnh hưởng bởi những câu chuyện cần cù bù thông minh, nên từ đó đến nay ko dựa vào gì khác (stimulants, supplements,…) mà chỉ tin và dựa vào việc rèn luyện định lực để cải tạo con người, cải tạo tự nhiên. Mình cảm thấy mình quá đề cao ý chí, nhưng cho đến nay thì mình vẫn tin là định lực là phần “người” nhất của con người, giúp con người sống cuộc sống intensely và vào zone, đạt được hết tiềm năng của mình.
Sự tập trung thì ai cũng biết, bạn hướng nhận thức của mình vào 1 đối tượng/hoạt động nào đó, định lực là khả năng tập trung. Có 2 tính chất, giống như cơ bắp: intensity (sự cao độ) và endurance (sự duy trì).
Định cũng có thể hiểu là sự trụ lại, nhưng thực tại thì luôn thay đổi (vô thường), nên mình hiểu nó là “hướng”
Nhắc lại, hạnh phúc/đau khổ là kết quả của việc thuận theo hoặc trái lại tự nhiên, thuận theo tự nhiên tạm thời có thể hiểu là following the path of least resistance (hành động theo thói quen, xu hướng). Giả sử bạn có thói quen tập thể dục vài năm, mình đảm bảo bạn sẽ rất khó bỏ, nếu nghỉ tập thì bạn sẽ rất bứt rứt. Tại sao? Bởi vì bạn đã dành bao năm để xây dựng hệ thống dopamine cho mạng lưới thần kinh liên quan đến tập thể dục. Tương tự, bạn quay tay nhiều năm thì bạn cũng xây dựng mạng lưới cho việc quay tay. Dopamine ko trực tiếp làm cho bạn sướng, nó tạo động lực cho bạn làm gì đó mà bạn biết kết quả là sự sướng. Dopamine system cũng có thể là 1 chuỗi hành động. Ví dụ, 1 trong những bản năng của con người là tìm kiếm thông tin, việc tìm thông tin dẫn đến những nhu cầu căn bản hơn là ăn, ngủ, tình dục (tìm nguồn nước, khám phá vùng đất mới với nhiều tài nguyên…), và khi đạt đc những nhu cầu căn bản thì con người đc phần thưởng là sự sung sướng. Program tìm kiếm thông tin (exploration) thật sự khá là nguyên thủy, nó có thể cùng tuổi với program lust, hay program đói luôn, nói cách khác thì nhu cầu tìm kiếm thông tin nó cũng nguyên thủy như nhu câù ăn ngủ chịch. Một cơn nghiện ngày nay, tuy ko đc chú ý như quay tay nhưng nguy hại cũng ko kém trong quá trình nâng cao nhận thức là nghiện surfing (lướt web, social media). Việc tìm kiếm thông tin bản thân nó cũng sẽ cho bạn 1 ít cảm giác sướng, mỗi lần bạn lướt màn hình là bạn thêm được một tí dopamine, và nếu bạn thấy gì hay ho thì hệ thống sướng được kích hoạt. Thêm dopamine ko có nghĩa là bạn sướng, nó chỉ motivate bạn tìm cái sướng, cho nên bạn sẽ tiếp tục surfing dù ko thấy gì hay ho, và cái sướng rất nhẹ nên bạn càng surf. Không chỉ tốn thời gian mà lượng thông tin rác còn làm não bạn mệt mỏi trì trệ; khi quen xử lý tin rác thì bạn ko muốn xử lý tin xịn nữa vì tin xịn khó nhai hơn mà ko thú vị bằng tin rác. Một ví dụ khác về chuỗi hành động là bạn sẽ muốn coi porn (tìm kiếm thông tin), sau đó quay tay (tình dục), sau đó bạn ejaculate, bạn sướng. Khi bạn đạt được bước đầu (tìm thông tin), dopamine nhiều hơn, bạn càng tin là bạn đang làm đúng, bạn tiếp tục bước 2, mạng lưới của hoạt động đó càng thêm nhiều dopamine nữa, sau 1 vài bước nữa thì bạn chắc chắn và ko đổi ý nữa. Lời khuyên thứ nhất cho việc ngừng quay tay là hãy tỉnh thức, bạn cần quan sát xem chuỗi hoạt động tìm sướng trong việc quay tay bắt đầu từ đâu, và làm việc khác thay vì tiếp tục chuỗi hành động đó. Nó có thể bắt đầu từ việc bạn bước vào phòng mình, bạn ở một mình, bạn nhìn màn hình, bạn ko có gì làm, bạn chán, bạn bật porn,… đến lúc này, nếu bạn có tỉnh thức và đủ định lực thì có lẽ bạn sẽ dừng, nhưng đến lúc bạn bắt đầu quay tay thì lượng dopamine quá lớn, bạn cần nhiều định lực hơn để chọn làm việc khác hay tiếp tục quay tay, bạn sẽ ko bao giờ thắng, bởi vì định lực của bạn có hạn nhưng nhu cầu thì ko. Nếu bạn chấm dứt chuỗi hành động quay tay từ đoạn ở một mình thì bạn ko cần nhiều định lực để chuyển qua làm việc khác.
Khi bạn làm ngược lại thói quen, bạn đi ngược lại dopamine system và bạn sẽ thấy bứt rứt, khó chịu, bởi vì bạn ko đi path of least resistance nữa, bạn đang cải tạo tự nhiên. Tưởng tượng program là một dòng sông mà năng lượng sống chảy, mỗi khi bạn làm 1 hành động theo program thì bạn mở rộng dòng sông đó hơn, sông càng rộng thì dòng năng lượng sống chảy càng mạnh, càng ít resistance. Ý chí/định lực là sự thay đổi hướng dòng năng lượng sống, qua những dòng sông khác. Việc sử dụng định lực để đi ngược lại tự nhiên dĩ nhiên là gây đau khổ, đau khổ vừa là nhân tố kích thích và là kết quả của sự thay đổi. 1 chi tiết khá thú vị trong phim Matrix là simulation đầu tiên khi thế giới chỉ có hạnh phúc mà ko có đau khổ thì con người phát điên và simulation fail. Phật có nói bản chất của cuộc đời là khổ, bởi vì nó vô ngã và vô thường. Hạnh phúc chỉ mang tính chất ru ngủ. Chính đau khổ mới làm cho bạn cảm thấy alive, bởi vì bạn đang thay đổi. (Ở nhận thức khác thì hạnh phúc và đau khổ là 2 mặt của một đồng tiền, và ko có giác ngộ vì ko có vô minh). Có những dòng sông/program nguyên thủy, căn bản của con người như ăn, uống, tình dục. So với những nhu cầu khác thì các nhu cầu sinh tồn tuy thấp nhất nhưng lại mạnh nhất. Khi bạn đủ định lực để hướng dòng năng lượng đó vào mục đích nào đó (chúa, nghệ thuật, sự sáng tạo) thay vì để nó chảy trong dòng sông của nhu cầu sinh tồn cơ bản thì bạn có thể đạt hết potential của mình. Ví dụ của việc sử dụng dòng năng lượng, bạn có bao giờ vào zone, làm việc (đánh đàn, vẽ tranh, làm toán…) chuyên tâm ko còn biết đến thời gian, xung quanh, mình là ai… mà chỉ chuyên chú vào 1 việc đó. Đây là kết quả khi bạn cho phép một dòng sông (như khả năng chơi nhạc), mở rộng đến mức hầu như ko có resistance. Hoặc nếu bạn chưa bao giờ cố gắng làm việc gì mà bạn có thể đánh đổi mạng sống để hoàn thành thì bạn chưa bao giờ thực sự sống intensely, và bạn chưa bao giờ đạt giới hạn của mình.
Mục đích của các special force selections của quân đội mỹ là kiểm tra định lực. Bạn sẽ bị smoked (tập thể dục) nhiều chục giờ liền, dù bạn có trâu đến mấy thì sau 3 ngày bạn cũng sẽ đuối, nhưng họ vẫn sẽ smoke bạn trong nhiều ngày tới, để xem bạn thuộc loại người bỏ mạng hay bỏ cuộc.
Việc tu luyện, cải tạo tự nhiên là cuộc chiến giữa phần \”người\” và \”con\”. giữa những programs ý nghĩa cao cả đối với những programs sa đoạ. Cả 2 phía đều chạy theo program tìm sướng thoát khổ, khác nhau ở tầm nhìn/nhận thức. Một người sống vì dân vì nước thì nhận thức khác một người nghiện ma túy. Làm người thật khó (khổng tử?). Nhập ma dễ tu đạo khó, bởi vì cái sướng của việc tu đạo nó rất thanh, cần nhận thức cao và khó đạt được. Và vũ khí duy nhất của \”người\” là định lực. (Ở một nhận thức khác thì định lực là tình yêu, bạn là \”con người\”, cuộc chiến chỉ là một cuộc chơi xem bạn yêu cái nào hơn.)
Bất cứ thứ gì khi đã thành một program trong tiềm thức thì nó có tính chất sub-personality, nó trở thành 1 cá tính phụ của bạn. Cá tính phụ này nó thông minh như bạn, bởi vì nó là bạn. Đã bao lần bạn nghĩ lần này là lần cuối bạn fap, lần này là lần cuối bạn ăn đồ béo, để mai bắt đầu tập thể dục… đây là những lời nói dối của sub-personalities, lời cám dỗ của quỷ. Định lực bạn có hạn, như prefrontal cortex làm việc nhiều thì vẫn phải có lúc nghỉ. Khi định lực cạn kiệt, thì bạn chống cự lời cám dỗ của quỷ như thế nào?
“All the gods, all the heavens, all the hells, are within you” (Joseph Campbell?). Câu chuyện về Jesus Christ là một câu chuyện điển hình cho cuộc chiến giữa “người” – hướng đến Chúa và “con”- cám dỗ của ma quỷ, hành trình của chúa Jesus là hành trình siêu việt tự ngã, đồng bộ (synchronize) tiềm thức, để hướng về và hoàn thành sứ mệnh Chúa giao. Nếu bạn theo đạo Công giáo và bạn nghĩ Jesus là một con người toàn thiện, ko có băn khoăn đau khổ, cái gì cũng biết, đi dạy đời vài năm xong mission rồi thăng thì xin chia buồn bạn ko hiểu rõ về kinh Thánh, hoặc giáo mục ở giáo xứ bạn ko đủ trình hiểu, hoặc họ có giảng mà bạn ko hiểu. Sau khi được rửa tội, Jesus Christ vào hoang mạc 40 ngày cày level, đồng bộ tiềm thức (hướng các dòng sông về một dòng chính) để chuẩn bị cho mission. Ở đây cám dỗ xuất hiện; quỷ satan là biểu tượng của những programs với sub-personalities mà Jesus phải làm chủ (hoặc xóa luôn) thì mới đủ sức để siêu việt tự ngã. Một trải nghiệm mà mình rất hy vọng bạn làm thử, bạn thử nhốt mình trong phòng 1 hoặc 2 ngày, với 1 ý niệm là mình sẽ ko làm gì hết, chỉ ngồi đó thôi; rất an toàn đúng ko? Những giọng nói của sub-personalities, chính là suy nghĩ của bạn, sẽ nổi lên cám dỗ bạn đi làm gì đó; chính bạn đang thuyết phục bạn đổi ý. Bạn chịu được 1 ngày, ko làm gì, thì cũng rất là khá. Đây là dopamine fasting.. Nếu bạn nhịn thêm 10 ngày nữa thì bạn có thể sẽ hallucinate; những sub-personalities quỷ có thể sẽ xuất hiện thật, cám dỗ bạn ko chỉ bằng lời nói mà còn bằng các giác quan khác. Chúa Jesus cày tới 40 ngày, level này thì mình ko lấy làm lạ khi Jesus làm được các phép lạ. Bạn có nhớ Jesus trước khi chịu chết thì có than, “Abba, Cha ơi! Cha có thể làm đc mọi sự, xin tha cho con khỏi uống chén này. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha.” Đấy là lời giãy giụa cuối cùng của ego (tự ngã), sự nhận ra nó là ảo tưởng và cần được siêu việt, Jesus đã nhận thức được sự vô ngã của mình, rằng mình ko làm gì cả (vô vi), mà chính Chúa đang làm tất cả. Sau đó thì chúa Jesus chịu chết, hoàn thành mission. Việc chịu chết thì nó cũng mang ý nghĩa cứu độ loài người trong tiềm thức (có thể sau này viết giải thích). Nhưng cái chính mình muốn nói ở đây là, mỗi người khi sinh ra có một mission, chỉ có bạn mới nhận ra mission của mình là gì, bạn phải cải tạo bản thân (làm chủ programs) để đủ sức mạnh siêu việt cái tự ngã của mình, để yêu/đam mê đến mức có thể chịu chết vì mission đó (thà bỏ mạng ko bỏ cuộc). Guess what, chúa Jesus sống lại sau ba ngày. Ý nói con đường tâm linh tuy là hành trình tự sát, nhưng cuối cùng bạn sẽ nhận ra bạn ko bao giờ chết. Hành trình của Jesus Christ thật ra là câu chuyện về hành trình của mỗi người. Và hầu hết mọi người trong đời do bao nhiêu cám dỗ mà ko hoàn thành được việc làm chủ các programs/sub-personalites, để siêu việt tự ngã, ko hề biết mình sống để làm gì, mà có biết thì cũng ko hoàn thành được.
Định lực bản thân nó là một program, có nghĩa là nó có thể nâng cấp được. Việc cần làm là tập thể dục cho prefrontal cortex nhiều vào. Và điều tốt (cũng có thể xấu) là bạn có thể dùng định lực vào mọi thứ.
Giả sử bạn có đủ định lực để học 3 tiếng liền, thì bạn có thể dùng định lực đó vào việc tập thể dục. Bạn thử làm thí nghiệm này, buổi sáng bạn dậy, nếu bạn thấy khỏe khoắn, thử bật porn lên và xem định lực bạn tới đâu, kìm hãm fap được tới mức nào; so với buổi chiều tối khi bạn mệt thì thế nào. Bạn để ý thấy nếu một ngày của bạn dễ dàng, ko stress thì bạn cũng sẽ khó bị cuốn theo cám dỗ coi porn vì bạn chưa dùng hết định lực trong ngày. Xấu ở chỗ, nếu bạn có quá nhiều distractions, thì bạn sẽ tốn định lực cho hàng tá distractions đó. Ví dụ, sáng dậy, bạn mệt do tối thức khuya chơi game, bạn tốn định lực để dậy đúng giờ; bạn tới trường, bạn có thói quen lướt web và social media trong giờ học, bạn tốn định lực để
tập trung nghe giảng; bạn thích uống trà sữa nhưng do hàng tá nguyên do tốt, bạn quyết định ko uống, bạn tốn thêm định lực; bạn thích một cô gái, nhưng do program nhát gái quá mạnh, bạn cứ phân vân có nên tỏ tình, bạn tốn định lực; tối về bạn mệt mỏi, hết định lực, stress vì trong ngày chiến đấu với những thứ vớ vẩn, bạn tìm đến porn và game, và bạn lại thức khuya.
Stoicism khá là rộng. Một phần practice của nó là giới hạn việc thỏa mãn nhu cầu của bạn, để bạn có thể tập trung vào làm những việc cần làm. Đây là một cách dùng ngoại lực, tạo một môi trường ít distractions (ít programs, kênh rạch, dòng sông) để dòng năng lượng sống tự động chảy vào dòng sông mà bạn cần nó chảy mạnh. Việc tạo ra môi trường cần thiết là một trick tốt để thay đổi thói quen, tiết kiệm định lực.
Ngành IT chi hàng triệu đô để nghiên cứu về hành vi tâm lý và xã hội của bạn, cách bạn tìm kiếm thông tin, xu hướng, sở thích, đôi khi thuật toán còn hiểu bạn hơn chính bạn. Ngoài mục đích phát triển ứng dụng, còn có mục đích khác là dụ bạn dành thêm nhiều thời gian sử dụng services, bạn càng dành nhiều thời gian thì họ càng thu được nhiều thông tin và hiểu bạn hơn. Mục đích ẩn đằng sau đó nữa là gì thì ai biết. Bạn muốn cai nghiện 1 thứ gì đó thì dựa vào định lực ko đủ, cơ bản thì trong ngày bạn phải làm đủ thứ để sinh tồn, bao nhiêu thứ đã khiến bạn mệt mỏi tinh thần, đến lúc về nhà; bạn gặp porn và social media, 2 thứ cám dỗ luôn trên đà phát triển 1 phần nhờ sự cung cấp thông tin của bạn. Một ví dụ về thay đổi môi trường để giúp bạn tiết kiệm định lực là xài mấy cái web blocking extensions, nếu có iPhone thì set Limit screen time.
Một bài khá thú vị và sự giới hạn của định lực. https://www.apa.org/helpcenter/willpower-limited-resource.pdf
Kaizen là 1 trick khác giúp tiết kiệm định lực.
Thiền có 2 yếu tố là định và quán. Định là khả năng thay đổi programs, và quán là khả năng quan sát các programs. Cả 2 đều là yếu tố quan trọng trong việc nâng cấp/xoá các programs khác. Do đó thiền là một loại metaprogramming chủ động. Như ví dụ ở trên về việc quay tay, nếu bạn tỉnh thức/quan sát lúc nào programs quay tay bắt đầu chạy (1 chuỗi hoạt động), dừng nó ở lúc dễ dừng nhất, thay thế nó bằng hoạt động khác, thì từ từ bạn sẽ hết nghiện quay tay.
Có thể bạn đã từng nghe qua thiền định (samatha) và thiền quán (vipassana). Khi bạn thiền định, giả sử như bài tập trung hơi thở, bạn vẫn phải biết (quán) là bạn đang tập trung vào hơi thở chứ ko làm gì khác. Khi bạn thiền quán, quan sát các hiện tượng và suy nghĩ, bạn vẫn cần hướng về (định) sự quan sát, nếu bạn ko hướng về 1 đối tượng (ở đây là quán) thì khi suy nghĩ nổi lên bạn bị cuốn theo suy nghĩ. Thiền là định sự quán và quán sự định.
Thiền như thế nào thì google là biết. Khi quen rồi thì kiếm việc gì mình thích làm, tập trung làm việc đó và luôn tỉnh thức (chánh kiến, quán) về hoạt động đang làm đó. Đó là cách cải tạo program. Thật ra nếu bạn đang đam mê cái gì đó và luôn tìm cách cải thiện nó thì đó cũng là thiền rồi.
Để tránh hiểu lầm thì nói trước đây là nhận thức level 1 của thiền, xem nó như một công cụ để cải tạo tự nhiên. Ở nhận thức khác thì thiền đơn giản là feeling alive. Không có người thiền, mọi thứ là ảo tưởng vô ngã vô thường khổ. Bạn ko làm gì cả, bởi vì \”bạn\” là một ảo tưởng, cuộc đời như một bộ phim hay giấc mộng, nhân vật \”bạn\” đi học, đi làm, ăn nhậu, cười đùa, ngồi thiền…nhưng bạn ko làm gì cả, bạn chỉ đang hiện hữu và quan sát, bạn là cả thế giới, đó là ý nghĩa của \”vô vi\”. Quán thì vẫn là quán. Định là tình yêu, bộ phim cuộc đời có thể là hài kịch, có thể là bi kịch, nhưng bạn vẫn yêu và enjoy bộ phim.