Trong bài giảng này, chúng tôi sẽ tìm hiểu cuộc đời và ý tưởng của Diogenes the Cynic. Từ Cynic đến từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là con chó (kyon) và Diogenes là cái tên có nghĩa “người xuất thân từ Chúa”. Do đó Diogenes cũng được gọi là Diogenes the Dog có nghĩa là “người xuất thân từ Chúa hành động giống như 1 con chó.”
Diogenes là 1 trong những người sáng lập và là thành viên nổi tiếng nhất của phong trào triết học mang tên chủ nghĩa khuyển nho (Cynicism). Chủ nghĩa khuyển nho là phong trào triết học kéo dài khoảng 900 năm, bắt đầu vào thế kỷ 5 Trước Công Nguyên bởi Diogenes.
Phong trào khuyển nho Cổ Đại ảnh hưởng nhiều trường phái tư duy, nổi bật nhất là chủ nghĩa Khắc Kỷ với học thuyết được cho là “viết trên đuôi 1 con chó”, và nhiều triết gia như Friedrich Nietzsche, người tuyên bố rằng “điều cao nhất 1 người có thể đạt đến trên thế giới là chủ nghĩa khuyển nho.”
Nghĩa hiện đại cho từ Cynicism rất khác so với nghĩa cổ điển hoặc cổ đại của từ này, và để phân biệt chúng, các học giả đã viết hoa từ Cynic hoặc Cynicism khi nói về chủ nghĩa khuyển nho cổ đại (Ancient Cynicism)
Người khuyển nho hiện đại thường là cá nhân nghĩ tiêu cực về con người và sự tồn tại nói chung. Cuộc đời, với người khuyển nho hiện đại, sẽ tốt hơn nếu nó chưa bao giờ xảy ra.
Giống như người khuyển nho hiện đại, người khuyển nho cổ đại (Ancient Cynic), như Diogenes lấy ví dụ, không đánh giá cao quá trình vận hành chung của nhân loại. Hầu hết mọi người đều vô ích, lười biếng, ngu dốt và tuân thủ mù quáng, hoặc ít nhất thì đây là ý kiến của Diogenes.
Tuy nhiên, trái nghịch với người khuyển nho hiện đại, người khuyển nho cổ đại không bi quan về bản thân cuộc đời, và tin rằng mỗi cá nhân có sức mạnh thay đổi cuộc đời để đạt được tự do, tự túc và hạnh phúc. Có 1 lần khi ai đó nhắc tới Diogenes rằng cuộc đời là xấu xa, Diogenes đã sửa lại cho anh ta bằng cách nói: “Không phải bản thân cuộc đời, mà là sống cuộc đời xấu xa.”
Trong khi ông trên thực tế nhìn thấy mọi cá nhân chìm đắm vào cuộc đời xấu xa, nô dịch bởi chính sự ngu dốt và tuân thủ mù quáng tới bầy đàn đó là con người, Diogenes tuyên bố mình đã thoát khỏi cuộc đời như vậy. Ông khoe rằng bản thân ông tự do, tự túc, và hạnh phúc. Ông là 1 cá nhân tự chủ, tức là 1 cá nhân rũ bỏ mọi ràng buộc, chuẩn mực và kỳ vọng xã hội, và sống theo quy luật và lý tưởng bên trong bản thân.
Bởi vì sự tự do, hạnh phúc và tự túc mà bản thân ông đạt được này, Diogenes coi mình là vị vua giữa con người, 1 lời tuyên bố thú vị với việc ông ăn xin thức ăn hàng ngày, sống trong 1 Pithos, đó là 1 cái lọ hoặc bồn chứa, và chẳng sở hữu gì ngoài chiếc áo choàng và cây gậy mòn hỏng và rách nát. Niềm tin rằng ông là vị vua giữa con người của Diogenes được lấy ví dụ cho câu chuyện kể về việc Diogenes từng 1 lần bị bắt giữ trên tàu bởi cướp biển và ông bị bán làm nô lệ trên chợ. Khi được hỏi nghề nghiệp của mình là gì, ông đáp lại: “Để cai trị con người”, và nói rằng nếu có bất kỳ ai cần 1 người chủ, họ nên mua ông ta.
Dù Diogenes tuyên bố có được tri thức về cách sống theo câu tục ngữ “cuộc đời tốt đẹp”, ông không diễn tả tri thức này bằng cách viết luận án triết học hoặc hệ thống đạo đức bao quát. Thay vào đó, Diogenes thể hiện ý tưởng thông qua hành động và trong các cuộc trò chuyện với đồng bào mình. Ông có lẽ hơn bất kỳ triết gia nào khác trong lịch sử, tóm tắt lý tưởng triết học như 1 “lối sống” của Hy Lạp.
1 ví dụ tuyệt vời về cách mà những hành động của Diogenes thể hiện ý tưởng và lý tưởng ông được tìm thấy ở câu chuyện miêu tả ông bị bao vây bởi vài triết gia đang tranh luận rằng chuyển động không tồn tại, 1 quan điểm nổi tiếng nhất của triết gia tiền Socrates mang tên Parmenides. Diogenes, sau khi nghe được những suy nghĩ cẩn thận và lập luận chi tiết của họ, chỉ đơn giản là đứng dậy và bỏ đi, theo đó minh chứng mà chẳng cần nói lời nào rằng chuyển động thực chất tồn tại.
Trọng tâm triết học của Diogenes đó là niềm tin rằng thật vô nghĩa khi quan tâm tới suy ngẫm trừu tượng hoặc phỏng đoán siêu hình, và thay vào đó, mối quan tâm tập trung duy nhất của 1 người nên là với hiện tại và bây giờ, bởi chỉ có nó ta mới có thể đạt được hạnh phúc. Bất kỳ phỏng đoán trừu tượng nào tách ly khỏi bây giờ và hiện tại, ví dụ, về việc liệu chuyển động có tồn tại hay không chỉ làm phân tán 1 người khỏi mối bận tâm quan trọng này.
Diogenes nghĩ rằng khi 1 người chuyển sự tập trung ra khỏi phỏng đoán trừu tượng cho cái hiện tại và bây giờ, họ sẽ sớm thấy rằng hầu hết con người, nói theo 1 cách tốt đẹp nhất có thể, là những sinh vật khá đáng thương. Ở 1 trong những giai thoại nổi tiếng hơn về Diogenes, người ta kể rằng 1 ngày nọ, ông đi ra chợ giữa ban ngày với cái lồng đèn nói rằng, “Tôi đang tìm kiếm 1 người.” Ông chưa bao giờ tìm ra điều mình muốn, đó là các cá nhân tự túc, tự do và hạnh phúc, mà thay vào đó chỉ tìm thấy những sinh vật ngu dốt, tuân thủ và vô dụng.
Diogenes đối xử người khác bằng sự vô lễ mà ông nghĩ là họ xứng đáng. 1 ngày nọ, khi vài người ném xương vào Diogenes như ném vào 1 con chó, ông đứng dậy và tiểu vào họ. Ông nghĩ rằng nếu loài người tuyệt chủng, thì “sẽ có nhiều lý do để hối tiếc nếu ruồi và ong bắp cày chết đi.” Ông thậm chí đi xa tới mức cố đẩy nhanh sự tuyệt chủng của loài người. Khi Diogenes ăn xin trên phố, 1 người bắt đầu chế nhạo ông và nói rằng “Tôi sẽ cho anh, nhưng chỉ khi anh có thể thuyết phục tôi”, Diogenes đáp lại, “Nếu tôi có thể thuyết phục anh về bất kỳ điều gì, tôi sẽ thuyết phục anh tự treo cổ.”
Trong khi Diogenes rõ ràng là kẻ ghét người cười nhạo và kết án loài người, ông không nghĩ rằng bản chất con người là đồi bại và là nguyên nhân cho sự trụy lạc tràn ngập khắp nhân loại. Thay vào đó, ông tin rằng con người về bản chất là tốt và có phẩm hạnh, nhưng nó bị mục rữa bởi chuẩn mực, phong tục, lệ thường và giá trị xã hội nhân tạo bị in sâu vào họ thông qua quá trình xã hội hóa. Các ràng buộc xã hội nhân tạo này là những thế lực tuân thủ biến cá nhân mạnh mẽ và tự lập tiềm năng thành con cừu ngoan ngoãn.
Trên thực tế, Diogenes biến sứ mệnh cuộc đời mình là hạ thấp, hoặc phá hủy các phong tục, chuẩn mực và giá trị xã hội nhân tạo cắt thiến và làm suy yếu cá nhân. Để làm điều này, ông thử thể hiện thông qua hành động để thấy chúng lố bịch và tùy tiện như nào.
Có 1 lần, khi thành phố Corinth nghe thấy tin tức rằng họ sẽ sớm bị tấn công, người dân rơi vào hoảng loạn và bắt đầu chuẩn bị cho cuộc chiến sắp tới. Diogenes, không biết tất cả những ồn ào đó là gì, bắt đầu lăn Pithos, hoặc cái bồn lên xuống 1 ngọn đồi. Có người hỏi tại sao ông thực hiện 1 công việc vô nghĩa như vậy, ông đáp lại: “Chỉ để khiến bản thân ta trông bận bịu như những kẻ còn lại.”
Theo Diogenes, mục tiêu và đích đến mà con người dành cả cuộc đời mình, và sự nhộn nhịp của hoạt động vô nghĩa mà họ tham gia để đạt được các mục tiêu đó, cũng vô nghĩa y như lăn đi lăn lại 1 cái bồn lên xuống ngọn đồi.
Quá tin chắc rằng chuẩn mực, phong tục và giá trị xã hội đã làm mục rữa, suy yếu, và ép nhân loại sống cuộc đời thất vọng và sầu khổ, Diogenes làm mọi thứ mình có thể để đảm bảo rằng ông không phù hợp với chuẩn mực. Ông thường sẽ đi ngược băng qua các con phố và tiến vào rạp hát lúc màn trình diễn kết thúc, khi mọi người đã ra về.
Rõ ràng là hành động kỳ lạ như vậy đã thu hút sự chú ý của những người xung quanh mình. Khi ai đó gọi ông bị điên, điều chắc hẳn đã xảy ra thường xuyên, Diogenes đáp lại: “Tôi không bị điên; chỉ là cái đầu của ta khác với của ngươi thôi.” Diogenes tin rằng sự bình thường không phải tiêu chuẩn cho sức khỏe tinh thần.
Sự công kích tàn nhẫn của Diogenes chống lại chuẩn mực và phong tục xã hội tự nó không phải mục đích cuối cùng. Ông không muốn phá hủy phong tục như vậy chỉ vì mục đích phá hủy điều gì đó. Thay vào đó, ông nhìn nhận cuộc công kích của mình như phương tiện đạt được đích đến, tức là ông muốn giúp cá nhân thoát khỏi xiềng xích ràng buộc xã hội để cho phép họ sống cuộc đời hạnh phúc và tự do.
Để sống cuộc đời tốt đẹp, Diogenes nghĩ rằng cần phải bỏ qua mọi chuẩn mực xã hội và thay vào đó sống thuận tự nhiên. Ông nghĩ rằng hạnh phúc có thể đạt được không phải bằng thỏa mãn ham muốn in sâu vào chúng ta thông qua quá trình xã hội hóa, có nghĩa là ham muốn cho của cải, quyền lực, chấp thuận xã hội, địa vị và danh tiếng, mà thay vào đó là bằng cách sống đơn thuần ở khoảnh khắc hiện tại, và chấp nhận niềm vui đơn giản mà thế giới tự nhiên ban tặng.
Có 1 câu chuyện mà Alexander the Great nghe về Diogenes và đến thăm ông ở Corinth, nơi ông ta đang nằm nghỉ dưới ánh mặt trời. Alexander, uy nghi hết mức có thể, đi đến chỗ ông và khoe khoang rằng: “Diogenes, hãy hỏi ta bất kỳ điều gì ngươi muốn!”. Diogenes nhìn vào Alexander, phiền phức vì có người gián đoạn sự nghỉ ngơi của mình và nói rằng “Thế thì tránh xa ra khỏi ánh nắng của ta đi.”
Alexander the Great đã đạt được quyền thống trị trên nhiều vương quốc, tích lũy lượng của cải lớn, và được kính trọng và sợ hãi bởi từng cá nhân xuyên suốt thế giới cổ điển. Nói cách khác, ông đã đạt được điều đám đông muốn, hoặc điều được xã hội chấp thuận là tốt và đáng để phấn đấu. Tuy nhiên, Diogenes nhận ra tính vô dụng của tất cả những thứ gọi là ‘thành tựu’.
Tốt nhất là không nên dành cuộc đời mình trong cuộc náo động điên cuồng, vắt kiệt bản thân mỗi ngày để cố trở nên giàu có, được xã hội chấp thận, hoặc quyền lực. Thay vào đó, tốt nhất là thư giãn và đắm chìm trong niềm vui đơn giản mà tự nhiên ban tặng ở mỗi khoảnh khắc: cảm giác ánh nắng mặt trời ấm áp chiếu vào da sau mùa đông dài, cảnh tượng cây nở hoa trong mùa xuân, hoặc vị nước mát trong mùa hè nóng nực. Những niềm vui đơn giản và tự nhiên này khiến 1 người hạnh phúc hơn so với ham muốn nhân tạo thống trị và trói buộc quần chúng vào trạng thái điên loạn liên tục.
Tuy nhiên, vì con người quá bị mục rữa thông qua quá trình xã hội hóa in sâu ham muốn nhân tạo vào cá nhân ngay từ khi còn trẻ, 1 người phải trải qua đợt huấn luyện để học lại cách sống đơn giản, tức là sống thuận tự nhiên. Diogenes cho rằng đợt huấn luyện này đòi hỏi tìm kiếm và chịu đựng đau đớn và đau khổ. Diogenes nổi tiếng là tiếp cận các bức tượng và xin tiền và thức ăn. Khi ai đó hỏi tại sao ông lại làm điều lố bịch như vậy, ông đáp lại “Để tập bị chối từ”. Người ta cũng thấy ông lăn lộn trên cát nóng như lửa đốt trong ngày nắng nực, hoặc đi chân trần trên tuyết.
Nghịch lý thay, Diogenes tin rằng bằng cách tìm kiếm và chịu đựng đau đớn và khó khăn, ông thực chất sống cuộc đời vui vẻ nhất có thể. Bởi khi 1 người trở nên quen với đau đớn và đau khổ, niềm vui đơn giản nhất như ánh mặt trời chiếu vào da, tạo nên cảm giác vui sướng và biết ơn mãnh liệt. Tuy nhiên, khi 1 người dành cuộc đời tránh đau khổ và đau đớn, anh ta cần niềm vui mãnh liệt nhất để cảm thấy thỏa mãn, và không để ý tới các niềm vui vô tận mà bản thân tự nhiên ban tặng trong mỗi khoảnh khắc. “Khinh bỉ niềm vui là niềm vui lớn nhất”, hoặc đấy là những gì Diogenes được cho là tin như vậy.
Loại bỏ bản thân ra khỏi xã hội và mọi chuẩn mực và kỳ vọng trói buộc cá nhân vào cuộc đời tuân thủ, đau khổ và thất vọng, Diogenes tự coi bản thân mình là cá nhân cực kỳ tự túc. Hạnh phúc của ông chỉ nằm trong tay ông. Bệnh tật, nghèo đói, chối từ, thất bại, đau đớn, đau khổ, không có thứ nào trong đây có thể cướp đi tự do và niềm vui của Diogenes. Như triết gia người La Mã Seneca giải thích:
“Diogenes hành động theo cách mà ông không thể bị cướp đoạt bất kỳ điều gì, bởi ông giải thoát bản thân khỏi bất kỳ thứ gì ngẫu nhiên. Với tôi, nó như thể ông ta nói rằng: “Hãy bận tâm tới chuyện của riêng mình, Ôi Số Phận, bởi chẳng có gì trong Diogenes thuộc về anh nữa”.” (Seneca)