Thực tại của bạn đc tạo bởi tâm thức của bạn. Tâm thức (mind) của bạn là tập hợp của nhiều sub-minds. Giống như 1 bản hòa tấu gồm 6 nhạc cụ, cứ mỗi sát na bạn ko nghe âm thanh của nhạc cụ này thì cũng nghe âm thanh của nhạc cụ khác, hoặc của +2 nhạc cụ cùng lúc. Cuộc đời của bạn là bản hòa tấu, với 6 sub-minds chính là nhãn thức (visual sub-mind), nhĩ (auditory sub-mind), tỷ thức (olfactory sub-mind), thiệt thức (gustatory sub-mind), thân thức (somatosensory sub-mind), và ý thức (thinking sub-mind, như hình bên là ideation consciousness).
Còn 2 thức nữa là manas-vijnana (thức mạt-na, ego consciousness) và alaya-vijnana (thức a-lại-da, seed consciousness). Cơ mà để giải thích 2 cái này thì phải metaphysical 1 tí, với mấy trường phái Phật giáo + Vedanta cũng có nhiều ý kiến khác nhau về 2 thức này. Ở đây mình sẽ chỉ nói những thứ physic, lý luận được, stay grounded in the box of logical thinking. Mạt-na thức là có thể hiểu là narrating mind, phân biệt chủ thể-đối tượng (tôi là người đang quan sát/trải nghiệm hiện tượng này kia), là đầu teo của cái tôi – ego consciousness.
5 giác quan thì ko có tính phân biệt, chúng chỉ nhận rồi xử lý thông tin rồi đem share cái thông tin xử lý đó với các sub-minds khác. Ý thức (thinking mind) và narrating mind thì có tính phân biệt (nhị nguyên, tốt/xấu).
Bản thân các sub-minds lại là tập hợp của nhiều sub-minds khác. Não bạn là tập hợp nhiều phần não, phần não là tập hợp các mạng lưới neurons, mạng lưới neurons là tập hợp của các tế bào neurons, các tế bào là tập hợp của các bộ phận nhỏ hơn, cứ thế cho đến các hạt phân tử, rồi sub-atomic particles. Tất cả mọi thứ đều có sự sống và hoạt động theo quy luật định sẵn của vũ trụ này. Ví dụ, nhãn thức, là tập hợp của các bộ phận nhỏ hơn, có bộ phận phụ trách xử lý màu sắc, bộ phận khác xử lý độ tương phản,… độ nét, độ xa-gần…
Giả sử mình nói từ “bullshit”. Nhĩ thức tạo ra âm thanh đó. Nếu bạn ko biết tiếng anh, thì Ý thức của bạn tuy nhận được input đó nhưng nó ko xử lý, thế là cái âm thanh đó nó chỉ là âm thanh. Nếu bạn biết tiếng anh, nhưng ko rành, thì Ý thức của bạn nhận được, xử lý, tạo ra suy nghĩ “cứt bò”. Khái niệm “cứt bò” được xử lý thêm, bạn tưởng tượng ra hình ảnh đống cứt và con bò. Nếu bạn rành tiếng anh hơn, bạn xử lý cái âm thanh đó ra thành khái niệm “nhảm nhí” thay vì “cứt bò”. Nếu bạn là dân Mỹ thì âm thanh “bullshit” dẫn đến khái niệm “bullshit”.
Có 1 công dụng rất quan trọng của discriminating mind (tâm phân biệt) là program gắn kết các outputs để trải nghiệm của bạn make sense hơn (theo đúng nghĩa đen, making senses). Như ví dụ trên, âm thanh và khái niệm là 2 hiện tượng khác nhau, nhưng bạn liên kết chúng làm một hiện tượng.
Tất cả mọi hiện tượng (sắc thanh hương vị xúc ý) bản thân nó vô nghĩa, nhưng mà bằng cách nào đó chúng lại có nghĩa khi kết hợp với nhau. Khi trải nghiệm của nhân vật bạn có nghĩa thì bạn mới phản ứng lại môi trường và duy trì sự tồn tại của mình, dưới tư cách là 1 nhân vật được. Ví dụ, ai đó cầm dao chém bạn; nếu bạn chỉ coi nó như 1 hình ảnh thì bạn sẽ chỉ tiếp tục quan sát chứ ko phản ứng, và bạn sẽ bị chém chết. Nhưng Ý thức (ở tầng bản năng, tiềm thức) nhắc bạn bạn là 1 nhân vật, rồi nó tạo ra cảnh tưởng tượng bạn bị mất máu, tưởng tượng đó tạo ra aversion – sân, sân tạo ra resistance với khái niệm “sự sợ hãi”. Nhân vật bạn phản ứng với sự sợ hãi, nhưng sự sợ hãi chỉ là cảm giác, khái niệm. Bạn phải gắn kết khái niệm sợ hãi đó lên hình ảnh người cầm dao.
Now, shit starts to make sense; ý thức của bạn tạo ra suy nghĩ “phản ứng lại với hình ảnh người cầm dao thì bạn sẽ ko còn resistance”. Thế là bạn quay đầu chạy. Quá trình quay đầu bỏ chạy này cũng là 1 chuỗi nhân quả, phức tạp như quá trình bạn nhận ra người cầm dao là sự nguy hiểm để phản ứng lại; có lẽ bạn đã hiểu được đại ý, mình đỡ phải giải thích thêm. Toàn bộ quá trình mất khoảng 1-2s để tâm thức bạn xử lý, nó chỉ chạy ở tầng tiềm thức; chứ nếu bạn đem nó lên tầng nhận thức để xử lý chi tiết thì bạn đã bị chém chết. Kết luận của đống chữ trên là cái mindblown này: the thought itself is thoughtless, suy nghĩ nó ko phải là suy nghĩ, cho nên nó mới là suy nghĩ. (thật ra cái motif “X ko phải là X, cho nên nó mới là X” này nó còn mind-blowing hơn nữa, nhưng mình chỉ viết ở mức độ logic và lý luận)
Bài tập thực chứng, loại bỏ program gắn kết, cảm nhận các hiện tượng 1 cách riêng biệt. Cái này giống như xem phim, bạn nhìn mồm của diễn viên nói, nhưng âm thanh nó lại phát ra từ cái loa. Bạn có đang cho rằng âm thanh phát ra từ mồm của diễn viên, vốn chỉ là hình ảnh? Ví dụ 2, như ví dụ về “bullshit” ở trên, bạn thử lặp đi lặp lại 1 từ liên tục. Ban đầu âm thanh đó nó vẫn có nghĩa, nhưng sau 1-2 phút lặp đi lặp lại, bạn sẽ thấy nó chỉ là âm thanh vô nghĩa, bạn ko biến nó thành input của thinking mind để sản xuất ra ý nghĩa nữa. Thực chứng level 2, cái này cần ngồi thiền, bạn cần có đủ sức tập trung để quán.
Khi bạn nhắm mắt thì bạn vẫn còn 1 cái mental formation, 1 cái map của cơ thể bạn, bạn vẫn biết đầu của bạn ở chỗ này, tay của bạn ở chỗ kia. Khi bạn đủ sức tập trung vào hơi thở đến mức quên đi cái map của cơ thể, bạn sẽ nhận ra cái cảm giác hơi thở đó nó ở nowhere. Nếu bạn cảm nhận được trạng thái Hỷ, và có những cảm giác lạ như cơ thể tan ra, hay bị xoắn, bạn sẽ nhận ra cái cảm giác hơi thở nó có lúc thì ở tít bên trái, có lúc ở dưới tận đâu, cảm giác nó vốn ko có nơi chốn, chính bạn tưởng tượng ra cái map cơ thể rồi gắn cái cảm giác đó lên người. Level 3, khi bạn đã hiểu bản chất của bạn là emptiness/tánh không, những gì bạn đang nhìn thấy chỉ là hình ảnh, “không gian” là 1 khái niệm được tạo nên bởi tâm thức; âm thanh ko xuất phát từ 1 điểm nào đó rồi đến tai bạn, mà nó vừa là ở khắp nơi, vừa ko ở đâu cả. Khi bạn ăn cơm, bạn cảm nhận mùi vị đồ ăn nhưng bạn ko gắn nó với cảm giác lưỡi chạm đồ ăn, hay bạn cảm nhận nó ở miệng nữa.
Tất cả mọi thứ trong giấc mộng đều được tạo dựng bởi tâm trí của bạn. Đầu tiên, bạn quên đi mình là ai. Sau đó, bạn tạo ra 1 belief system, quy luật của thế giới trong mơ, dĩ nhiên nó chẳng cần phải tuân theo logic, thế là mọi việc xảy ra trong giấc mơ đều make sense và bạn luôn tin nó là đúng là thật. Chỉ khi bạn tỉnh dậy và bật lại logical thinking, bạn mới nhận ra trong mơ bạn chả khác gì người điên. Cơ thể, tính cách trong mơ của bạn có thể hoàn toàn khác với bạn ở đời thực; chúng chỉ là mental formation, tạo tác của tâm thức của bạn. Những nhân vật bạn gặp, khung cảnh, trải nghiệm trong mơ đều chỉ là tưởng tượng. Bạn hoàn toàn có thể theo dõi quá trình tâm thức của bạn tạo ra thế giới trong mơ như thế nào, bạn chỉ cần giữ sự tỉnh thức trong lúc bạn chìm vào giấc ngủ. (bình thường bạn nghĩ bạn tỉnh thức khi suy nghĩ, I think therefore I am như Descartes, nhưng khi tâm bạn đủ thanh tịnh thì bạn sẽ nhận ra là nhân vật game và game thì cần belief system – first principle, chứ bạn – chân ngã – thì ko)
Quay trở lại đời thực, nó khác giấc mơ ở điểm nào? Bạn nghĩ bạn đã sống vài chục năm trên đời rồi, dĩ nhiên nó phải là thực? Nhưng nếu như quá khứ của bạn chỉ là suy nghĩ, tưởng tượng, được tạo ra ngay tại lúc này, hay lúc bạn thức dậy thì sao? Sự thật là bạn chỉ có thể trải nghiệm các hiện tượng trong khoảnh khắc hiện tại, “thời gian” cũng chỉ là 1 khái niệm do tâm tạo ra để make sense về sự thay đổi của cuộc đời. How do you know what is real? Bạn ko thể biết, bạn chỉ có thể tin vào những thứ bạn muốn tin.
Ấn giáo có khái niệm Iswara (the world thinker, the almighty god). Cuộc đời là giấc mộng của Iswara, dream of God. Nhân vật bạn (cơ thể, tính cách, quá khứ…) chỉ là 1 sự tưởng tượng của God. You’re just a thot (pun intended).
Tính dừng mà sợ bạn nào bị thuyết phục rồi bị ko biết làm gì với cuộc đời thì mình lại gây nghiệp. Mình viết chơi thôi, cuộc đời là game mà, chả có gì phải nghiêm túc cả. Thôi viết thêm mấy dòng.
Mấy điều luật trong Kinh Thánh là belief system của giấc mơ/cuộc đời này. Bạn cứ yêu người như chính mình ta vậy, gặp khó khăn vẫn giữ vững lòng tin và vượt khó thì nhân vật game được lên thiên đường hưởng lạc. Bạn nào đạo Chúa thì nên tự đọc kinh Thánh 1 cách nghiêm túc. Đừng vội tin mấy lời cha cụ giảng. Đừng tin bố con thằng nào cho tới khi thực chứng. The Kingdom of Heaven is at hand.
Nếu bạn thấy quy luật God đặt ra khá là xàm lol, game như shit, thì bạn có quyền thoát game, tỉnh dậy khỏi giấc mơ, aka kết liễu thằng nhân vật game. Nhưng thằng nhân vật game nó chỉ là những hình ảnh, cảm giác, suy nghĩ… gắn kết lại với nhau. Bạn có giết thằng nhân vật game thì tâm thức ko thanh tịnh sẽ lại sản xuất ra 1 mental model khác.
Thứ bạn cần là thanh lọc tâm thức khỏi cái chấp ngã, “cái tôi”. Thứ bạn cần là; purification of the mind, ko chỉ ở tầng nhận thức, mà ở tầng tiềm thức. Trong quá trình thanh lọc thì bạn sẽ thấy bản thân game nó ko xàm lol, mà thằng nhân vật game mới xàm. Thứ bạn muốn thoát lại là tâm trí của chính bạn.
Đạo Phật có 2 hướng, kiểu nguyên thủy là thanh tẩy tâm để đạt tứ thánh quả. Tu-đà-hoàn nghĩa là streamentry – vào dòng, đạt đc level này thì chấp ngã đã quá yếu, chỉ giảm chứ ko thể tăng nữa. Tư-đà-hàm nghĩa là once-returner, bạn chỉ cần cày game/giấc mơ/cuộc đời con người thêm 1 lần nữa. A-na-hàm nghĩa là non-returner, ko phải quay lại game này nữa. A-la-hán là hoàn toàn ko còn chấp ngã nữa. Hướng thứ 2 là bồ tát đạo, bạn yêu đời và high on life all the time, và bạn rong chơi trong game giúp mọi người thoát khổ.
Meme ngầu lòi