Triết gia Hy Lạp Aristotle tuyên bố đầy trứ danh rằng “mọi con người về bản chất đều muốn được biết”. Nhưng theo như Aristotle, hiểu biết điều gì đó có nghĩa là gì, và làm sao để ta có được hiểu biết về thế giới? Mục đích của Video này là trả lời các câu hỏi trên và trong quá trình đó, chúng tôi sẽ mang đến sự tìm hiểu chi tiết về học thuyết 4 căn nguyên nổi tiếng của Aristotle, đặc biệt chú ý tới góc nhìn mục đích luận của ông về tự nhiên.
Không nghi ngờ gì, Aristotle là 1 trong những nhà tư tưởng ảnh hưởng nhất trong lịch sử. Sự ảnh hưởng của ông lớn đến nỗi ông được đặt cho các biệt danh uy tín như là ‘bậc thầy của người hiểu biết’, ‘Aristotle thông thái’, ‘người thầy đầu tiên’, và đơn giản là ‘triết gia’.
Aritstotle có nhiều đóng góp tới các lĩnh vực bao gồm Logic, sinh học, nhận thức luận, đạo đức học, siêu hình học, lý thuyết chính trị, thẩm mỹ học, hùng biện và triết học tâm trí. Khối lượng lớn tác phẩm của ông, khoảng thời gian đã trôi qua kể từ khi ông sống và sự thật rằng ông là 1 trong những nhà tư tưởng được bàn luận nhiều nhất trong lịch sử, khiến cho việc diễn giải ngay cả các quan điểm cơ bản nhất trong tư tưởng ông cũng gây tranh cãi. Điều này nên được ghi nhớ khi tìm hiểu về Aristotle.
Aristotle bị thúc đẩy bởi ham muốn hiểu biết, và tin rằng con người, vì sở hữu lý trí, là những sinh vật vốn mong muốn sự lý giải về mọi thứ trên thế giới. Xuyên suốt cuộc đời, ông đã xây dựng công trình tư tưởng lớn, đặt ra các yêu cầu và quá trình cần thiết để có được tri thức.
Bước đầu tiên trong việc có được hiểu biết, theo như Aristotle, đó là xác định các vấn đề nan giải và khó khăn và vô vàn hiện tượng của thế giới mang đến cho ta.
Như ông viết:
‘…1 người nên quan sát mọi khó khăn trước đó bởi người tìm hiểu mà không nói rõ trước khó khăn giống như người không biết nơi mình đi vậy.’
Xác định vấn đề nan giải, dù là trong đạo đức học, triết học tự nhiên (khoa học), hoặc siêu hình học, đòi hỏi sử dụng giác quan. Quan sát bằng các giác quan cho phép 1 người ‘nói rõ hiện tượng’, giúp ta nhận thức vấn đề nan giải đòi hỏi sự lý giải, đồng thời cũng cho ta thông tin mà trí óc cần để khám phá ra giải pháp tiềm năng cho các vấn đề nan giải đó. Điều quan trọng cần nhấn mạnh đó là với Aristotle, trải nghiệm giác quan không chỉ dẫn tới hiểu biết về thế giới, mà là hiểu biết đến từ hoạt động tâm trí làm việc với thông tin tạo nên giác quan.
Ngoài nêu rõ hiện tượng, Aristotle cũng thấy giá trị tuyệt vời khi tìm hiểu cái ông gọi là Endoxa. Endoxa là từ Hy Lạp được dịch là “niềm tin đáng tin cậy” hoặc “ý kiến đáng tin”. 1 phần quan trọng trong các tác phẩm của Aristotle bao gồm việc ông nghiên cứu và phê bình các quan điểm của triết gia khác như Plato và triết gia tiền Socrates.
Hiện tượng và Endoxa không phải điểm kết trong hành trình tìm kiếm tri thức của Aristotle, mà chỉ là khởi đầu. Như ông viết trong Physics, trong hành trình tìm kiếm chân lý, quá trình tự nhiên “là bắt đầu từ những thứ dễ hiểu và rõ ràng hơn với ta và tiến tới những thứ rõ nét và dễ hiểu hơn bởi tạo hóa.” Nói cách khác, trong khi niềm tin đáng tin và hiện tượng có giá trị, mục tiêu sau cùng là sử dụng nó như điểm khởi đầu trong hành trình tới tri thức về thế giới của 1 người.
Bây giờ câu hỏi đặt ra đó là làm thế nào mà Aristotle xác định được khi nào hiểu biết đúng đắn về thứ gì đó được thụ đắc hoặc liệu có cần phải tìm hiểu thêm hay không? Với Aristotle, 1 lý giải đúng đắn cần phải thỏa mãn cái được gọi là 4 căn nguyên lý giải đầy đủ. Học thuyết này là 1 trong những thành phần nổi tiếng, quan trọng và mạnh mẽ nhất trong triết lý của Aristotle, đóng 1 vai trò quan trọng trong phần nhiều tư tưởng ông.
Điều đầu tiên nên nhấn mạnh về học thuyết này đó là có rất nhiều sự hỗn độn xoay quanh nó đến từ cách sử dụng từ căn nguyên (cause), như triết gia thế kỷ 20 John Lloyd Ackrill giải thích:
“[Học thuyết 4 căn nguyên] có lẽ tốt hơn nên được gọi là học thuyết của 4 ‘vì sao’: Aristotle đang phân định 4 kiểu đáp án khác nhau có thể đưa ra cho câu hỏi ‘Tại sao’ hoặc ‘Vì cái gì?’…do đó, hãy nhớ rằng 4 cái gọi là ‘căn nguyên’ đó là các kiểu yếu tố lý giải. Gợi ý của Aristotle đó là tri thức và hiểu biết đủ đầy về mọi thứ đòi hỏi nắm bắt được 4 thứ đó.” [Aristotle the Philosopher]
Vậy thì 4 căn nguyên, hoặc yếu tố lý giải mà Aristotle coi là cần thiết cho sự hiểu biết thích hợp về điều gì đó là gì?
Căn nguyên cơ bản nhất trong số 4 cái được gọi là căn nguyên chất liệu và chỉ cần hiểu biết về việc thứ đó được tạo ra từ gì, hoặc như Aristotle nói “cái mà từ đó có một cái gì đó bắt đầu tồn tại và vẫn kiên trì tồn tại”. Ngoài xác định thứ đó được tạo ra từ gì, Aristotle cũng tin rằng hiểu biết phù hợp đòi hỏi 1 người xác định khuôn mẫu, cấu trúc, hoặc hình thái mà vật chất đó đạt được khi trở thành 1 thứ xác định, và đây là cái Aristotle gọi là căn nguyên hình thể.
Tiếp theo là căn nguyên hiệu quả và nó yêu cầu xác định tác nhân hoặc thực thể chịu trách nhiệm cho vấn đề có cấu trúc hoặc hình thái cụ thể.
Và sau cùng là căn nguyên cứu cánh, được xác định khi 1 người có thể nêu rõ mục đích hoặc chức năng của thứ được lý giải, hay như Aristotle nói “đó là vì cái lợi ích của sự vật”.
Trong tác phẩm Physcis của Aristotle, ông dùng ví dụ bức tượng để giúp lý giải 4 căn nguyên và ta sẽ làm điều tương tự bằng cách sử dụng bức tượng đồng của Hercules. Với ví dụ của căn nguyên chất liệu, hoặc thứ mà bức tượng được làm bằng, nó sẽ là đồng. Hình dạng bức tượng, trong trường hợp này là cơ thể của Hercules, sẽ là căn nguyên hình thể. Căn nguyên hiệu quả của bức tượng sẽ là người điêu khắc, đó là tác nhân chịu trách nhiệm cho việc vật liệu trở thành thứ như này. Để xác định căn nguyên cứu cánh của bức tượng, 1 người phải xác định chức năng, mục đích, hoặc nói chung hơn là bức tượng dùng để làm gì. Trong ví dụ của ta, chức năng bức tượng có thể chỉ đơn giản là tôn vinh Hercules – thành ra đó sẽ là căn nguyên cuối cùng của nó. Khả năng lý giải 4 căn nguyên này, hoặc yếu tố lý giải của bức tượng, theo như Aristotle, sẽ tiết lộ rằng ta có sự hiểu biết đủ đầy về nó.
Đặc biệt, căn nguyên cứu cánh của Aristotle đã được minh chứng là rất tranh cãi với những người tìm hiểu Aristotle. Như trường hợp của các vật tạo tác, hoặc vật thể do con người làm ra như máy bay, nhạc cụ, hoặc cây búa, sẽ không quá khó để xác định mục đích hoặc căn nguyên cứu cánh của nó. Điều này là do con người làm ra vật tạo tác với mục đích trong đầu – hoặc nói cách khác, có người thiết kế trao cho vật tạo tác căn nguyên cứu cánh của nó.
Tuy nhiên, sự mâu thuẫn quay quanh căn nguyên cứu cánh nảy sinh vì Aristotle xác định căn nguyên cứu cánh không chỉ nằm ở vật tạo tác, và ông còn thấy nó có hoạt động ở tự nhiên. Nói cách khác, ông tin rằng sinh vật tự nhiên như thực vật và động vật, cũng như là các phần của nó như gan, răng, phổi vân vân…, có căn nguyên cứu cánh. Quan điểm này được gọi là quan điểm mục đích luận về tự nhiên vì trong tiếng Hy Lạp, từ Telos được dịch là “đích đến” hoặc “mục đích”.
Trong khi góc nhìn mục đích luận về tự nhiên của Aristotle được minh chứng là khó giải quyết với học giả hiện đại, thì mọi người thường bác bỏ quan điểm này không phải dựa trên chính những gì Aristotle viết về nó, mà đúng hơn là vì các quan niệm sai lầm dai dẳng.
Để xua tan các quan niệm sai lầm này, sẽ có ích khi đối chiếu góc nhìn mục đích luận của Aristotle với 2 góc nhìn khác về mục đích trong tự nhiên: cụ thể là góc nhìn cho rằng không có mục đích nào tồn tại ở tự nhiên cả, và góc nhìn cho rằng mục đích tồn tại ở tự nhiên, nhưng chỉ ở nơi có người thiết kế. Góc nhìn của Aristotle khác với cả góc nhìn phủ nhận và chỉ thấy mục đích khi có người thiết kế và đúng hơn là nằm đâu đó giữa 2 thái cực này. Aristotle tin rằng có mục đích ở tự nhiên, nhưng rõ ràng phủ nhận rằng có vài người thợ thủ công thần thánh nào đó thiết kế tự nhiên và tặng cho vật thể tự nhiên căn nguyên cứu cánh tương tự với cách con người cho vật tạo tác căn nguyên cứu cánh của nó. Như Aristotle viết trong cuốn Physics, “thật vô lý khi cho rằng mục đích không hiện hữu vì ta không quan sát thấy 1 tác nhân đang được cân nhắc.”
Hoặc như học giả thế kỷ 19 người Đức Eduard Zeller nói 1 cách ngắn gọn:
“Đặc điểm quan trọng nhất của mục đích luận thuộc về Aristotle đó là sự thật rằng nó không phải chủ nghĩa duy con người cũng như không phải do hành động của đấng sáng tạo tồn tại ngoài thế giới hoặc thậm chí chỉ là người sắp đặt thế giới, mà luôn được coi là nội tại trong tự nhiên.”
Nhưng căn nguyên cứu cánh là nội tại trong tự nhiên có nghĩa là gì cơ chứ? Trong khi không có quan điểm đồng thuận về ý nghĩa chính xác của Aristotle, 1 gợi ý chung đó là để hiểu hơn về quan niệm căn nguyên cứu cánh của Aristotle, 1 người phải nhận ra mối quan hệ mật thiết giữa căn nguyên cứu cánh và hình thể. Như Aristotle viết: “Vì tự nhiên có 2 mặt, là vật chất và hình thể, hình thể là đích đến, và vì mọi thứ là vì đích đến, hình thể phải là căn nguyên theo nghĩa đó vì nó’.
Để hiểu ý tưởng này, sẽ hữu ích khi lưu ý rằng góc nhìn mục đích luận về tự nhiên của Aristotle 1 phần được phát triển là để đáp lại góc nhìn cơ học về tự nhiên phát triển bởi những người tiền nhiệm, những người theo thuyết nguyên tử tiền Socrates. 1 thế giới quan cơ học tạo nên nền tảng thế giới quan khoa học thế kỷ 17 và 18, và vẫn phổ biến tới nay khẳng định rằng hành vi của mọi hiện tượng vật lý, bao gồm sinh vật sống có thể quy giản thành hoạt động của các quá trình vật lý cơ bản phi mục đích và ngẫu nhiên về bản chất – các nguyên tử tương tác mù quáng trong chân không, như triết gia tiền Socrates tên Democritus đã nói.
Ngược lại, góc nhìn mục đích luận về tự nhiên của Aristotle khẳng định tính mục đích và hành vi hướng tới đích đến là nội tại trong tự nhiên và các thực thể tạo ra thế giới. Thay vì đặt mọi hành vi trong sự tương tác với các quá trình độc lập cơ bản là phi mục đích về bản chất, như cách góc quan cơ học làm, Aristotle khẳng định rằng hiện tượng tổng thể có thể mang tác động căn nguyên lên hệ thống vật lý. Kiểu nhân quả này, nơi cái tổng thể quyết định hành vi của cái phần, là khái niệm của Aristotle về căn nguyên hình thể – hình thể là cái tổng thể, cấu trúc hoặc bản chất của 1 sự vật.
Như Aristotle viết:
“ta phải nghĩ rằng cuộc bàn luận về tự nhiên là về thành phần và bản chất với tư cách là tổng thể, không phải là các phần có thể chẳng bao giờ tách rời khỏi bản chất mà chúng thuộc về.” (Aristotle, Parts of Animals I; 645a).
*
Jonathan Lear trong cuốn “Aristotle – The Desire to Understand” giải thích ý nghĩa của Aristotle về mối liên kết giữa căn nguyên hình thể và cứu cánh. Hãy nhớ là Aristotle tin rằng có mục đích thực sự ở thế giới này, Lear viết:
“…mục đích thực sự đòi hỏi đích đến bằng cách nào đó chi phối quá trình trên con đường tới sự hiểu rõ chính nó…nói đúng ra, nó không phải đích đến được quy định như vậy đang vận hành ngay từ đầu: nó là hình thể chỉ dẫn quá trình phát triển của riêng nó từ tiềm năng thành hiện thực.”
Tất nhiên, sự tồn tại của hình thái tiềm năng từ quá trình phát triển ban đầu là do sự tồn tại trước đó của hình thức thật. Trong thế hệ tự nhiên, hình thái tiềm năng của đứa trẻ là do hình thái thực của (1 trong số) cha mẹ truyền lại trong quá trình sinh sản hữu tính…Sau cùng, chính hình thái thực chịu trách nhiệm cho thế hệ hình thái thực. Do đó, theo nghĩa này, đích đến đã có ngay từ ban đầu, thiết lập 1 quá trình hướng tới hồi kết: hình thái thực.
Việc bảo vệ mục đích luận của Aristotle, theo đó căn nguyên hình thể và cứu cánh được xem là liên quan mật thiết nhau không được chấp nhận rộng rãi, nhưng nó chắc chắn là 1 trong những cách diễn giải nổi bật hơn. Các triết gia tiếp tục tranh cãi về các chi tiết trong mục đích luận của Aristotle, tuy nhiên, điều cần phải nhớ đó là Aristotle nhìn nhận căn nguyên cứu cánh có hoạt động ở cả những phần của sinh vật cũng như là sinh vật nói chung và các căn nguyên cứu cánh này là nội tại ở tự nhiên và không phải kết quả của 1 thợ thủ công thần thánh.
Thú vị thay, góc nhìn mục đích luận của Aristotle đang trải qua sự hồi sinh thầm lặng sau khi bị xa lánh hàng trăm năm. Tiêu biểu nhất là trong lĩnh vực Robot, nơi 1 số người tin rằng hành trình cho Robot tự động có khả năng tự định hướng hành động mang mục đích là không thể đạt được khi vận hành dưới góc nhìn cơ học.
Tuy nhiên, điều chưa bao giờ bị xa lánh đó là sự quan sát của Aristotle đã chú giải trước đó rằng con người về bản chất có cơn khát không thể nguôi ngoai cho tri thức. Đi xa hơn quan sát tương đối vô vị này, Aristotle khẳng định rằng thực hành lý luận, cùng với hoạt động vui vẻ nhất mà ta có thể tham gia, cũng mang đến 1 người tiềm năng vượt lên sự tồn tại trần thế của mình, và tiếp xúc với cái thiêng liêng. Và ta sẽ kết luận bài giảng này bằng đoạn văn phản ánh góc nhìn này của Aristotle:
“…không phải chừng nào anh ta là con người thì anh sẽ sống [cuộc đời suy nghiệm], mà là chừng nào 1 điều gì đó thiêng liêng hiện hữu ở anh…Nếu trí tuệ là thiêng liêng, vậy thì khi so sánh với con người, cuộc đời theo nó sẽ là thiêng liêng khi so với cuộc đời con người. Nhưng ta không đi theo những người khuyên bảo ta, trở thành người, nghĩ về những thứ con người, và trở nên phàm trần, về những thứ phàm trần, mà phải, trong chừng mực có thể, biến bản thân ta bất tử, và căng từng dây thần kinh để sống thuận với điều tốt nhất trong ta; bởi kể cả nếu nó nhỏ bé ở số lượng lớn, thì giá trị và sức mạnh của nó vượt qua cả mọi thứ.” (Nicomachean Ethics)