Thứ Bảy, Tháng 5 17, 2025
Không tìm thấy bài viết thích hợp
Xem tất cả kết quả
Khắc Kỷ Hiện Đại
Advertisement
  • Trang Chủ
  • Chủ Nghĩa Khắc Kỷ
  • Tự Do Tài Chính
  • Phát Triển Bản Thân
  • Giá Trị Vĩnh Cửu
  • Red Pill Việt Nam
  • Triết Học
  • Quà Tặng Cuộc Sống
  • Trang Chủ
  • Chủ Nghĩa Khắc Kỷ
  • Tự Do Tài Chính
  • Phát Triển Bản Thân
  • Giá Trị Vĩnh Cửu
  • Red Pill Việt Nam
  • Triết Học
  • Quà Tặng Cuộc Sống
Không tìm thấy bài viết thích hợp
Xem tất cả kết quả
Khắc Kỷ Hiện Đại
Không tìm thấy bài viết thích hợp
Xem tất cả kết quả
Trang Chủ Triết Học

Một Lời Chỉ Dẫn Cho Sự Hiện Thực Hóa Bản Thân – Abraham Maslow Và Một Cá Nhân Khỏe Mạnh

Thuộc danh mục: Triết Học, Phát Triển Bản Thân
0
SHARES
12
VIEWS

“Những gì một người có thể trở thành, anh ta bắt buộc phải trở thành. Mong muốn này chúng ta gọi là hiện thực hóa bản thân (Self-actualization)”

Abraham Maslow

Trong khi hầu hết các nhà tâm lý học nghiên cứu người bị bệnh, thì nhà tâm lý học thế kỷ 20 Abraham Maslow lại dành cả sự nghiệp của mình để nghiên cứu những người thành công và khỏe mạnh về mặt tâm lý nhất. Ông khám phá ra rằng, những cá nhân như thế, đều có chung một chủ đề bao quát toàn bộ cuộc sống – họ chính là những người hiện thực hóa bản thân. Hiện thực hóa bản thân (Self-actualization) chính là một quá trình tốn cả đời để thể hiện ra những tiềm năng độc nhất bên trong chúng ta, những tài năng và điểm mạnh theo một cách giúp tăng cường sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần, và giúp cuộc sống đủ đầy hơn. Trong bài viết này ta sẽ tóm tắt lại một số phát hiện chính của Maslow về cách để hiện thực hóa bản thân.

Mot Loi Chi Dan Cho Su Hien Thuc Hoa Ban Than – Abraham Maslow Va Mot Ca Nhan Khoe Manh

“Người hiện thực hóa bản thân, những người đã đạt được sự trưởng thành, sức khỏe, và hoàn thiện bản thân ở trình độ cao nhất, đã dạy cho chúng ta rất nhiều điều đến nỗi thỉnh thoảng họ trông có vẻ giống như một chủng loài khác biệt với con người. Nhưng, bởi vì nó quá mới mẻ, nên việc khám phá đỉnh cao nhất của bản chất con người và những khả năng và tham vọng tối thượng của nó chính là một công việc gian nan và khó nhằn.”

Abraham Maslow, Toward a Psychology of Being.

I) Mỗi con người đều được sinh ra với một thôi thúc bẩm sinh để hiện thực hóa bản thân
Thôi thúc để hiện thực hóa bản thân chính là một động lực vô thức đã khắc sâu vào trong cơ thể của con người. Để hiện thực hóa bản thân, bạn không cần phải “thúc đẩy” bản thân mình một cách chủ đích, mà bạn chỉ cần loại bỏ những trở ngại trong tâm trí và môi trường đang kìm hãm chúng ta.

“Con người thể hiện bản chất của mình bằng việc gắng sức để trở thành một Sinh Vật (Being) ngày càng trọn vẹn hơn, ngày càng hoàn hảo hơn trong việc hiện thực hóa con người mình, nếu nói theo đúng nghĩa của tự nhiên, khoa học thì một hạt sồi non có thể được xem như là đang “thúc ép tiến về phía trước” để trở thành một cây sồi lớn…”

Abraham Maslow, Toward a Psychology of Being.

II) Những người hiện thực hóa bản thân được thúc đẩy bởi Sự Phát Triển và Những Nhu Cầu về mặt Tinh Thần.

Động lực cốt cán của ta khi còn là con người đó chính là thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của một loài động vật như là thức ăn và nơi ở. Nhưng, một khi những nhu cầu cơ bản này được đáp ứng đủ, thì con người bắt đầu khác biệt về những gì họ phấn đấu sau đó. Một số người thì trở nên tương đối thụ động và tìm kiếm sự an toàn, niềm vui, và thoải mái. Ngược lại, những người hiện thực hóa bản thân tìm kiếm điều gọi là sự phát triển, những giá trị tinh thần. Họ sống để theo đuổi cái đẹp, sáng tạo, chân lý, tình yêu, hay theo đuổi một nghề nghiệp hoặc một sứ mệnh cuộc đời.

“…những người khỏe mạnh đã đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản của họ… nhờ đó họ chủ yếu được thúc đẩy bởi khuynh hướng hiện thực hóa bản thân (Được định nghĩa là việc liên tục hiện thực hóa những tiềm năng, khả năng và tài năng, như là việc hoàn thành một nhiệm vụ (hay lời kêu gọi, định mệnh, số phận, hay thiên hướng), như là một sự thông hiểu đầy đủ hơn và chấp nhận bản chất bên trong của mỗi con người. như là một khuynh hướng không ngừng để đạt được sự thống nhất, liên hợp hay cộng hưởng ở bên trong con người).”

Abraham Maslow, Toward a Psychology of Being.

III) Những người hiện thức hóa bản thân là người Độc Lập và Không Thích Tuân Thủ.
Những người hiện thực hóa bản thân tận hưởng những mối quan hệ lành mạnh và bầu bạn với người khác. Nhưng họ không dựa vào người khác chỉ vì sức khỏe tinh thần của mình, bởi họ đã học cách để yêu thương bản thân mình vừa đủ để họ tự làm hài lòng chính mình. Những sở thích riêng và dự án sẽ giúp họ không bao giờ cảm thấy buồn chán hay cô đơn. Thêm nữa, những người hiện thực hóa bản thân là những người không thích tuân thủ, có nghĩa là họ sử dụng la bàn bên trong mình như là một kim chỉ nam trong cuộc sống, thay vì phải cứng nhắc tuân theo những chuẩn mực và giá trị của nền văn hóa họ sống.

“[Những người hiện thực hóa bản thân] là người tự lập và khép kín. Những yếu tố quyết định đang chi phối họ bây giờ đến từ những yếu tố ở bên trong là chủ yếu, thay vì đến từ xã hội hay môi trường. Nó chính là những quy luật về bản chất bên trong con người, tiềm năng và khả năng của họ, năng khiếu của họ, những tiềm lực bị ẩn giấu của họ, những thôi thúc sáng tạo của họ, mong muốn được biết về bản thân họ và trở nên ngày càng liên hợp và thống nhất hơn, và ngày càng nhận thức rõ câu hỏi mình là ai, mình thực sự muốn gì, lời kêu gọi hay thiên hướng hay định mệnh của họ là gì.”

Abraham Maslow, Toward a Psychology of Being.

“Kể từ khi họ ít dựa dẫm vào người khác, họ cũng ít mâu thuẫn về người khác hơn, ít lo lắng và cũng ít thù ghét, ít cần đến lời khen ngợi và cảm xúc của người khác. Họ cũng ít lo lắng về danh dự, uy danh và phần thưởng.”

Abraham Maslow, Toward a Psychology of Being.

IV) Những người hiện thực hóa bản thân không miễn nhiễm với những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực.

Trong khi sức sống tuyệt vời của những người hiện thực hóa bản thân và trạng thái tinh thần đỉnh cao khiến họ gần giống như một siêu nhân, nhưng trên thực tế những cá nhân này vẫn sẽ mắc phải sự lo âu, căng thẳng, sợ hãi, và bất hạnh. Điều khiến cho những người hiện thực hóa bản thân cách biệt so với hầu hết mọi người đó là những cảm xúc như thế không phải do những mối lo lắng nhỏ nhặt gây nên, mà đúng hơn là bởi một thứ Maslow gọi là “những vấn đề thực sự của cuộc sống”; đó là, những vấn đề hiện sinh và phổ biến như cái chết, đau khổ, và ác quỷ. Thêm nữa, trạng thái căng thẳng và lo âu không ảnh hưởng và kìm hãm những người hiện thực hóa bản thân nhiều như những con người bình thường – bởi họ có một sức chịu đựng cực kỳ tốt đối với những cảm xúc tiêu cực.

“Đúng là người bị thiếu hụt những nhu cầu đã được thỏa mãn và người có động lực phát triển là chủ yếu vẫn không thể nào tránh khỏi những mâu thuẫn, bất hạnh, lo âu và bối rối.”

Abraham Maslow, Toward a Psychology of Being.

“Tôi có thể miêu tả sự hiện thực hóa bản thân như là một sự phát triển nhân cách giúp giải phóng con người khỏi những vấn đề thiếu hụt của tuổi trẻ, và khỏi những vấn đề về thần kinh (hay là tính trẻ con, hay là những ảo tưởng, hay là điều thừa thãi, hay là điều “hão huyền”) trong cuộc sống, nhờ đó họ mới có thể đối mặt, chịu đựng và đấu tranh với những vấn đề “có thực” của cuộc đời (Những vấn đề về bản chất và khó hiểu của con người, những vấn đề “hiện sinh”, không thể tránh khỏi và chẳng có một lời giải hoàn hảo nào). Nghĩa là, không phải những vấn đề này sẽ biến mất đi mà đúng hơn nó biến những vấn đề hão huyền thành những vấn đề mang tính thực tế.

Abraham Maslow, Toward a Psychology of Being.

V) Hiện thực hóa bản thân – Công việc vĩ đại nhất.

Nếu Maslow đúng về nhận định của ông khi cho rằng thôi thúc để hiện thực hóa bản thân đã được khắc sâu vào trong cơ thể con người, ta càng chối bỏ thôi thúc đó và mãi mắc kẹt trong sự tầm thường của một bản thân thấp hèn, thì ta càng phải chịu đựng đau khổ nhiều hơn. Tuy nhiên, nỗi đau khổ như vậy có thể đóng vai trò như là một kích thích thúc đẩy ta bắt đầu định hình cuộc sống theo cách tạo điều kiện thích hợp cho việc hiện thực hóa bản thân.

“Người tin vào tài nghệ của mình, một họa sĩ bẩm sinh thay vào đó lại đi bán tất chân, một người tài giỏi lại sống cuộc đời ngu ngốc, một người nhìn thấy sự thật và không hé mở lời nào, kẻ hèn nhát từ bỏ sự nam tính của mình, tất cả những người này nhận thức sâu sắc được rằng họ đã làm điều trái với bản thân và khinh thường chính mình vì điều đấy. Sự tự trừng phạt bản thân sẽ chỉ mang tới cơn loạn thần, nhưng cũng có thể mang đến một lòng can đảm mới mẻ, một cơn giận dữ chính đáng, lòng tự tôn tăng lên, bởi vì sau đó họ đã làm điều đúng đắn; nói một cách dễ hiểu, sự phát triển và cải thiện có thể vượt qua đau đớn và mâu thuẫn.” (Abraham Maslow, Toward a Psychology of Being)

Note: Well, dịch hết trừ 1 bài của Maslow, bởi vì bài đó là về cái chủ đề mình dịch lần trước đó là phức cảm Jonah. Chỉ là những đoạn trích trong sách và chỉ ngồi nói qua. Nên bài dịch về phức cảm Jonah của mình vừa đủ để bao hàm, dịch nữa cũng phí thời giờ. Tạm nghỉ qua tuần sau, mình đang bận dịch một phần về Premium content của nó. Nếu hoàn thành sớm các bạn sẽ có một đống hàng xịn, hint thế thôi, mình tạm nghỉ đi làm vài thứ. Tuần sau sẽ có bài, hoặc tùy, bận nhiều thứ.

Bài ViếtLiên Quan

3 NHƯỢC ĐIỂM CHÍ MẠNG

MARKETING CẤP ĐỘ TÔN SƯ

CẢ MỘT ĐỜI TỤ LẠI, KHÔN DẠI VẪN LÀ TA

MỖI BƯỚC MỘT CAO, MỖI SAO MỘT SÁNG

Tags: Academy of Ideas Vietsub
ShareTweetShareShare
Đọc Tiếp
Constructive Living – Cách Để Thay Đổi Cuộc Đời Bạn

Constructive Living – Cách Để Thay Đổi Cuộc Đời Bạn

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gợi Ý

Tâm Lý Học Của Niềm Vui – 3 Liều Thuốc Giải Cho Sự Đau Khổ

Tâm Lý Học Của Niềm Vui – 3 Liều Thuốc Giải Cho Sự Đau Khổ

3 năm ago
NGỤ NGÔN CÁI GHẾ, SỐNG THẾ LÀM GÌ?

NGỤ NGÔN CÁI GHẾ, SỐNG THẾ LÀM GÌ?

1 năm ago
Tản Mạn Vài Ý Về Stress Management Và Samurai Xưa

Tản Mạn Vài Ý Về Stress Management Và Samurai Xưa

3 năm ago
MEMENTO MORI

MEMENTO MORI

1 năm ago
CÁCH BẤT TUÂN DÂN SỰ BẢO VỆ TỰ DO VÀ NGĂN CHẶN CHUYÊN CHẾ

CÁCH BẤT TUÂN DÂN SỰ BẢO VỆ TỰ DO VÀ NGĂN CHẶN CHUYÊN CHẾ

2 năm ago

Bài Viết Hay Nhất

  • Dopamine Detox

    Dopamine Detox

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Carl Jung Và Shadow: Phần Sức Mạnh Bị Ẩn Giấu Của Mặt Tối Chúng Ta

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • VÌ SAO TÔN NGỘ KHÔNG ĐẠI NÁO THIÊN CUNG NHƯNG LUÔN PHẢI NHỜ VIỆN TRỢ KHI THỈNH KINH?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • KHI BẠN THỰC SỰ MONG MUỐN MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ, VŨ TRỤ NÀY CŨNG ĐẾCH QUAN TÂM ĐÂU

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Carl Jung – Phức Cảm Tự Ti Và Một Bản Thân Hoàn Hảo

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Sứ Mệnh

Nơi đem lại những bài viết mang lại giá trị nhất giúp phát triển bản thân một cách đúng "đắng".

Thông Tin

  • Chính sách bảo mật
  • Liên Hệ
  • Liên Hệ
  • Chính sách bảo mật

© 2022 Khắc Kỷ Hiện Đại - Đồng Thinh Tương Ứng, Đồng Khí Tương Cầu.

Không tìm thấy bài viết thích hợp
Xem tất cả kết quả
  • Trang Chủ
  • Chủ Nghĩa Khắc Kỷ
  • Tự Do Tài Chính
  • Phát Triển Bản Thân
  • Giá Trị Vĩnh Cửu
  • Red Pill Việt Nam
  • Triết Học
  • Quà Tặng Cuộc Sống

© 2022 Khắc Kỷ Hiện Đại - Đồng Thinh Tương Ứng, Đồng Khí Tương Cầu.