Nhắc về một cá nhân nhảy xuống vực thẳm tâm trí, Nietzsche viết:
“Anh ta tiến vào mê cung, và nhân lên gấp ngàn lần những mối nguy mà bản thân cuộc đời mang tới – trong đó phần quan trọng ko kém chính là chẳng ai nhìn thấy anh ta lạc lối như nào và ở đâu, trở nên đơn độc, và bị xé thành từng mảnh bởi một vài con Minotaur trốn trong hang động của lương tâm.” (Nietzsche, Beyond Good and Evil)
Ở Video đầu tiên của Serie 2 phần này, chúng ta đã tìm hiểu khả năng rằng cơn điên loạn của Nietzsche bắt nguồn từ tâm lý chứ ko gây ra bởi bất kỳ bệnh tật hay thương tổn nào tới bộ não. Sau đó, ta đã tìm hiểu ý tưởng rằng nỗi đau thấu trời của Nietzsche là điều thúc giục ông nhảy xuống vô thức để tìm kiếm cái mà Carl Jung gọi là “kho báu khó khăn lắm mới đạt được”; tức là, sức mạnh tái sinh và thay mới tâm lý. Và ta cũng thấy rằng việc nhảy xuống như vậy sẽ có khả năng gây mất trí, và sự điên loạn sẽ xảy ra tiếp đó.
“Trong màn đêm vô thức ẩn giấu một kho báu…“kho báu khó khăn lắm mới đạt được”…trận chiến chống lại sự kìm kẹp tê liệt của vô thức tạo nên sức mạnh sáng tạo ở con người…nó cần lòng gan dạ anh dũng để chiến đấu với những thế lực này và giành lấy từ chúng kho báu khó khăn lắm mới đạt được. Thực vậy, bất kỳ ai thành công trong trận chiến này đều có được thắng lợi vang dội.” (Carl Jung, Symbols of Transformation)
Trong Video này, chúng ta sẽ tìm hiểu liệu cơn điên loạn được cho là của Nietzsche đến từ việc đánh mất chính mình trong cuộc khám phá vô thức, hay liệu ông đã tìm ra kho báu của sự tái sinh và thay mới, và có được trạng thái sức khỏe tuyệt trần.
Để thu thập thêm một số hiểu biết sơ bộ sâu sắc về bản chất trạng thái tâm lý của Nietzsche, ta có thể quay sang ý tưởng của Carl Jung. Bởi Jung quen thuộc với những mối nguy khi đi xuống vực thẳm. Vào độ tuổi 38, thông qua một kỹ thuật gọi là “chủ động tưởng tượng”, Jung trải qua cái mà ông gọi là “cuộc đối mặt chủ động với những nội dung vô thức”, và như ông viết:
“Tôi ngồi ở bàn…nghĩ về nỗi sợ của mình. Sau đó tôi buông lơi bản thân. Đột nhiên, mặt đất như thể sụp đổ dưới chân tôi theo nghĩa đen, và tôi lao xuống vực sâu tăm tối.” (Carl Jung, Memories, Dreams, Reflections)
Jung ghi lại cuộc đối mặt với vô thức ở thứ ta biết đến với cái tên Red Book và Black Books, và như ông nhận thấy, nỗi sợ rằng mình bị “chứng loạn thần đe dọa” lại là một người bạn đồng hành hồi quy.
“Tôi đứng bất lực trước một thế giới xa lạ; mọi thứ bên trong nó dường như khó nhằn và mơ hồ. Tôi sống trong trạng thái căng thẳng liên tục; thường thì tôi cảm giác như thể những khối đá to bự đang đổ ập vào mình.” (Carl Jung, Memories, Dreams, Reflections)
Jung dựa vào cuộc sống ổn định bên ngoài thế giới để đảm bảo bản thân thoát khỏi cuộc khám phá tâm lý mà ko bị tổn hại.
“Điều cấp thiết nhất đối với tôi chính là có một cuộc đời bình thường ở thế giới thực để cân bằng thế giới nội tâm kỳ lạ này…Những nội dung vô thức có thể khiến tôi mất trí. Nhưng gia đình, và tri thức: Chứng chỉ y khoa của tôi…Tôi phải giúp bệnh nhân của mình, tôi có vợ và 5 đứa con…đây là những thực tế kỳ vọng ở tôi và chứng minh cho tôi nhiều lần rằng mình thực sự tồn tại.” (Carl Jung, Memories, Dreams, Reflections)
Nietzsche ko có chút ổn định hay thành công nào như Jung. Ông ko có sự nghiệp, vị thế trong xã hội, danh tiếng, bạn thân cận, một gia đình của riêng mình, cũng như một người vợ. Và do đó, ko như Jung, Nietzsche có khả năng đánh mất chính mình trong cuộc chạm trán với vô thức, và cuộc sống đơn độc chính là mảnh đất màu mỡ để cơn điên loạn của ông bắt đầu. Jung đưa ra giả thuyết:
“Nietzsche đánh mất mặt đất dưới chân mình bởi ông chẳng sở hữu điều gì hơn hẳn thế giới nội tâm của những suy nghĩ, thứ vô tình chiếm hữu ông nhiều hơn bản thân mình. Ông bị bật rễ và trôi lơ lửng trên quả đất, và do vậy, ông chết vì sự phóng đại và phi hiện thực.” (Carl Jung, Memories, Dreams, Reflections)
Jung nhận thấy một trong những triệu chứng tiềm tàng của một cơn điên loạn đến từ việc lạc lối trong vực thẳm chính là ý niệm về bản thân bị phóng đại, hay điều ông gọi là sự thổi phồng tâm trí (Psychic Inflation). Thổi phồng tâm trí xảy ra khi con người mất nối kết với những giới hạn của một cá nhân và bản ngã con người, đồng nhất với những nội dung mạnh mẽ và khách quan của vô thức, và do vậy họ cảm thấy mình như thể trở thành một siêu nhân, nhà tiên tri, vị chúa, hay được chạm vào tri thức thiêng liêng và nguồn cảm hứng. Jung giải thích:
“…việc tiếp cận hoặc xâm phạm vô thức có thể gây ra…một sự thổi phồng nguy hiểm, bởi một trong những mối nguy hiểm rõ ràng nhất chính là sự đồng hóa với các hình ảnh vô thức. Đối với bất kỳ ai mang khuynh hướng bất ổn, điều này có thể góp phần vào chứng loạn thần.” (Carl Jung, Mysterium Coniunctionis)
Vào ngày 6 tháng 1 năm 1889, Nietzsche viết cho Jacob Burckhardt:
“Chung quy lại thì, tôi thực sự muốn làm một giáo sư trường Basel hơn là Chúa; nhưng tôi ko dám ích kỷ đến mức bỏ đi việc sáng tạo thế giới.” (Nietzsche, Nietzsche’s Letters)
2 ngày trước đó, Nietzsche viết lá thư sau cho Cosima Wagner:
“Tôi là một con người chẳng qua chỉ là một định kiến. Thế nhưng, tôi thường sống giữa loài người và tôi biết những điều chúng trải nghiệm, từ thấp bé cho đến cao quý nhất. Trong số những người theo đạo Hindu, tôi là Đức Phật, ở Hy Lạp, Dionysus – Alexander và Caesar là hiện thân của tôi, cũng như nhà thơ Shakespeare, Lord Bacon. Gần đây nhất, tôi là Voltaire và Napoleon, có lẽ cả Richard Wagner…Tôi cũng bị treo trên cây thánh giá.” (Nietzsche, Nietzsche’s Letters)
Trong khoảng thời gian của những ngày này, ông viết ra những dòng chữ đáng quan ngại:
“Điều làm sự khiêm nhường của tôi khó chịu và gây nguy hại chính là, về bản chất, tôi là từng cái tên trong lịch sử.” (Nietzsche, Nietzsche’s Letters)
Những lá thư này củng cố nhận định của Jung cho rằng Nietzsche trải qua sự phóng đại tâm trí xảy ra khi ý thức bị nuốt chửng bởi những hình ảnh và thế lực vô thức.
Nhưng đây ko phải là tất cả cho câu chuyện bí ẩn về sự điên loạn được cho là của Nietzsche. Bởi như ta đã tìm hiểu ở Video đầu tiên của Serie này, Nietzsche đã phải chịu đựng xuyên suốt cuộc đời trưởng thành của mình vô vàn những triệu chứng thể lý bao gồm cơn đau nửa đầu, nôn mửa liên tục, buồn nôn, co giật, mù lòa và ảo giác thị khiến ông nằm liệt giường nhiều ngày, ko thể ăn hay uống, và nhiều lúc làm ông tự hỏi liệu cuộc đời có đáng sống hay ko. Thế nhưng vào mùa thu năm 1888, ngay trước lúc suy sụp tinh thần, Nietzsche được thuật lại là ko còn những căn bệnh thể lý nữa, và tâm trạng và sức khỏe tâm lý của ông chưa bao giờ tốt hơn thế.
Vào ngày 27 tháng 9, ông viết lá thư sau:
“Sự sáng sủa tuyệt diệu, màu sắc mùa thu, một cảm giác hạnh phúc tinh tế với vạn vật.” (Letter to Gast, Sept 27, 1888) (Nietzsche, Selected Letters of Friedrich Nietzsche)
Vào những tháng thu này, trong cơn cảm hứng tràn ngập, ông viết cuốn tự truyện Ecce Homo: How One Becomes What One Is, và trong đó ông giải thích:
“Bất kỳ ai thấy tôi trong 70 ngày mùa thu này…sẽ ko phát hiện ra bất kỳ dấu vết căng thẳng nào trong tôi, mà đúng hơn là một sự tươi mới và hoan hỉ dâng trào. Tôi chưa bao giờ ăn với cảm giác thích thú hơn hẳn; tôi chưa bao giờ ngủ tốt hơn.” (Nietzsche, Ecce Homo)
Trong 1 đoạn văn từ Ecce Homo, Nietzsche dường như biểu lộ rằng mình đã vượt qua cơn đau thấu trời quấy rầy cuộc đời mình.
“Tôi tự chịu trách nhiệm, tôi biến bản thân khỏe mạnh lần nữa…Tôi khám phá lại cuộc đời lần nữa, bao gồm bản thân; tôi nếm mọi sự tốt lành và thậm chí những thứ nhỏ nhặt bởi người khác ko thể dễ dàng nếm chúng được – Tôi biến ý chí cho sức khỏe, cho đời thành một kiểu triết học.” (Nietzsche, Ecce Homo)
Những đoạn văn này trông ko giống một người đang tranh đấu trên bờ vực điên loạn, mà giống như 1 người đã tìm ra kho báu tái sinh và thay mới, và có được “sức khỏe tuyệt trần”.
Hơn thế nữa, người mẹ của Nietzsche kể lại rằng trong thời gian ông ở viện tâm thần vào năm sau khi suy sụp, Nietzsche dường như để dành những biểu hiện điên rồ của mình cho số người nhất định, vào những lúc nhất định; và ngoài sự phô bày có chọn lọc này, hành vi của ông vẫn bình thường.
“Ngày hôm qua, thanh tra viện điều dưỡng kể với tôi [về Nietzsche], ‘ngài ấy ko nói được 2 từ có nghĩa.’ Và đối với bác sĩ và tôi, ông ấy lại ko nói ra một từ khó hiểu nào. Điều này chẳng phải lạ sao?” (Franziska Oehler, The Madness of Nietzsche by Erich Podach)
Sau khi thăm Nietzsche vào tháng 1 năm 1890, người bạn đồng hành thân cận nhất của Nietzsche mang tên Franz Overbeck đã viết những dòng sau.
“Tôi luôn cho rằng cơn điên loạn của anh ấy, sự mở màn mà chẳng ai chứng kiến tận mắt như tôi, là một thảm kịch bất ngờ như một tia chớp lóe sáng. Nó xuất hiện vào giữa Giáng Sinh năm 1888 và lễ Hiển Linh vào [ngày 3 tháng 1] năm 1889. Trước đó…Nietzsche ko thể lên cơn điên được. Thế nhưng…tôi vẫn ko thể tránh khỏi mối nghi hoặc khủng khiếp nảy sinh ở bản thân trong một số giai đoạn quan sát nhất định, hay ít nhất là ở những khoảnh khắc nhất định, cụ thể là khi sự điên loạn của ông được kích thích. Cảm tưởng này chỉ có thể lý giải bằng những trải nghiệm chung mà tôi có dành cho sự ẩn thân của Nietzsche, dành cho mặt nạ tinh thần của ông.” (Franz Overbeck, The Madness of Nietzsche by Erich Podach)
“Mỗi tinh thần sâu sắc đều cần một mặt nạ: hơn nữa, xung quanh mỗi tinh thần sâu sắc, mặt nạ đó liên tục phát triển…” (Nietzsche, Beyond Good and Evil)
Ý tưởng rằng sự điên loạn của Nietzsche là một mặt nạ, cũng là một khả năng. Bởi đôi lúc, người bạn thân cận nhất của ông, Franz Overbeck và Peter Gast, và thậm chí là mẹ của mình, dường như thấy ông đang khuyến khích sự điên loạn. Nhưng ta phải tự hỏi mục đích ở đây là gì và việc tiếp tục hành động điên loạn này hơn cả một thập kỷ, cho đến khi chết đáng tin cậy như nào. Nhưng kể cả nếu Nietzsche ko giả vờ điên loạn, thì vẫn có một khả năng khác cho rằng ông bị loạn trí: Cái gọi là điên rồ của Nietzsche có thể là điều mà người Hy Lạp Cổ Đại gọi là hưng cảm thần thánh (Divine Mania).
“Có hai loại điên, một loại đến từ bệnh tật ở con người, và loại còn lại đến từ sự giải phóng thần thánh trong thói quen thường ngày…” (Plato, Phaedrus)
Để hiểu rõ hơn về hưng cảm thần thánh, ta có thể tìm một báo cáo từ thế kỷ 19 của nhà thơ người Anh mang tên Alfred Tennyson, người ví hưng cảm thần thánh với “sự xuất thần tỉnh thức”(Waking trance), hay như Tennyson giải thích về trải nghiệm:
“…cá nhân [tôi] dường như phân rã và tan biến đi thành một thực thể vô hạn, và đây ko phải trạng thái lú lẫn, mà là trạng thái sáng sủa nhất trong cái sáng sủa nhất, kỳ lạ nhất trong cái kỳ lạ nhất, hoàn toàn ko thể tả bằng lời, nơi cái chết gần như là một điều bất khả nực cười, mất đi nhân cách… dường như ko có sự tuyệt diệt, chỉ có cuộc đời đích thực duy nhất.” (Alfred Tennyson, The Divine Mania by Yulia Ustinova)
Sau khi chuyển từ trạng thái khổ đau thấu trời sang trạng thái sức khỏe tuyệt trần, như đã xảy ra vào những tháng mùa thu năm 1888, liệu Nietzsche có khi nào sống trong trạng thái hưng cảm thần thánh sau đó mà các bác sĩ hiểu lầm là dấu hiệu của một cơn điên loạn thoái hóa? Như sử gia Yulia Ustinova giải thích trong cuốn sách Divine Mania của mình, hầu hết mọi người đều quá nhanh trí cho rằng mọi trạng thái bất thường của ý thức là điều bệnh tật:
“…miễn cưỡng thừa nhận trạng thái bất thường của ý thức ko đồng nghĩa với việc bị điên chính là đặc điểm của nền văn hóa chúng ta, thứ mang khuynh hướng y học hóa những điều ko phù hợp, nhất là sự sai lệch trong hành vi. Trong các tình huống lịch sử và văn hóa khác với chuẩn mực phương Tây, con người coi nhẹ việc một ai đó có thể mất trí, nhưng ko điên loạn; ví dụ, trong xã hội Inuit truyền thống, một Shaman trong khi chữa bệnh ko được xem là điên loạn. Trong xã hội của ta, ý tưởng cho rằng sự đi lệch khỏi trạng thái ý thức thông thường có thể có lợi vẫn bị nhiều người xem là vô lý, nếu ko muốn nói là ngược đời.” (Yulia Ustinova, Divine Mania: Alteration of Consciousness in Ancient Greece)
Sau thời gian ở viện tâm thần, Nietzsche quay lại nhà và sống phần còn lại cuộc đời dưới sự chăm sóc của người mẹ và người em. Trong những năm này, họ kể lại rằng vào phần lớn thời gian, việc kết nối với ông là điều bất khả thi – ông phần lớn im hơi lặng tiếng, cứ như thể ông gần như chú tâm vào bản thân mình, tới đỉnh cao tâm trí của mình. Ông sẽ đi dạo bộ với em gái mình và ko đáp lại gì khi nói chuyện; và sau đó bất thình lình đưa ra những lời bình xúc tích và dễ hiểu. Như Jung kể lại:
“Ví dụ, ông từng một lần nói với em gái mình: “Chúng ta chẳng phải khá là hạnh phúc sao?” – hoàn toàn hợp tình hợp lý, và sau đó ông đi…Mọi người kết luận rằng…cơn điên của ông là sự hưng cảm thần thánh – điều mà người Hy Lạp gọi là hưng cảm, một trạng thái thần thánh, trạng thái tràn ngập các vị thần; một người bị Entheos, có thần bên trong. Lời bình được trích dẫn chính là bằng chứng cho thấy ông đã đạt đến một kiểu trạng thái niết bàn.” (Carl Jung, Nietzsche’s Zarathustra)
Entheos: Một từ Hy Lạp chỉ trạng thái “bị thần thánh chiếm hữu”, có thần bên trong mình hoặc trong “cơn mê ly và say mê”, nó là gốc của từ “enthusiasm” trong tiếng Anh.
Trong một cách ngôn với tiêu đề “In the great silence” ở cuốn the Dawn of Day, Nietzsche có vẻ truyền tải ý tưởng rằng sống trong trạng thái ý thức bất thường là điều khả thi – một sự hưng cảm thần thánh – mà phần lớn dường như xem đó là dấu hiệu của bệnh tâm thần. Như Nietzsche viết:
“Bây giờ, mọi thứ đã tĩnh lặng! Biển khơi nằm đó nhợt nhạt và lấp lánh, nó ko thể nói. Bầu trời biểu diễn trò chơi buổi tối im lặng vĩnh hằng của mình…nó ko thể nói…Hỡi biển khơi, hỡi chiều tối! Ngươi là kẻ dạy ác ôn! Ngươi dạy con người ko còn là người! Liệu hắn ta sẽ đầu hàng ngươi? Liệu hắn sẽ trở thành kẻ như ngươi bây giờ, nhợt nhạt, lấp lánh, im hơi lặng tiếng, khổng lồ, chú tâm vào chính mình? Tán dương bản thân mình?” (Nietzsche, The Dawn of Day)
Xuyên suốt cuộc đời mình, Nietzsche bị ảnh hưởng rất nhiều bởi vị thần Hy Lạp Dionysus; ông gọi bản thân là “môn đồ và người thụ giáo cuối cùng của vị thần Dionysus.” Dionysus là vị thần của những lễ hội và rượu vang, nhưng ông cũng là vị thần hưng cảm thần thánh – của một cơn điên loạn chữa lành, giải phóng và phá vỡ những xiềng xích cằn cỗi ở đời.
“Sự hiện hữu của anh ta mang đến điên loạn.”, Walter Otto viết, nói về Dionysus. (Walter Otto, Dionysus: Myth and Cult)
Ở lúc suy sụp vào ngày 3 tháng 1 năm 1889, Nietzsche viết những điều sau trong một lá thư:
“Tôi đến với tư cách là Dionysus khải hoàn, người sẽ biến trái đất thành một lễ hội.” (Nietzsche, Nietzsche’s Letters)
Điều này có thể là sự trùng hợp, nhưng trong thế giới cổ đại, lễ hội mùa đông của Dionysus được tổ chức mỗi năm vào đầu tháng 1, cùng thời điểm suy sụp của Nietzsche, hoặc sự thay đổi sang trạng thái tâm trí mới mẻ của mình:
“…chính xác là vào mùa đông, khi mặt trời sẵn sàng bắt đầu hành trình mới, Dionysus thực hiện cuộc thâm nhập hỗn loạn nhất.” (Walter Otto, Dionysus: Myth and Cult)
Có phải sự mở màn của cơn điên được cho là đến từ Nietzsche là một sự ăn mừng; lễ hội cho Dionysus của riêng mình – biểu tượng tối cao cho chiến thắng vượt qua nỗi đau thấu trời hành hạ cuộc đời mình?
“Cái điên loạn được gọi là Dionysus không phải bệnh tật, suy nhược trong cuộc sống, mà là người bạn đồng hành cuộc đời khỏe khoắn nhất…[nó là cơn điên] mở ra sự cứu rỗi trong nỗi đau nguyên thủy.” (Walter Otto, Dionysus: Myth and Cult)
Sau cùng, ta sẽ chẳng bao giờ biết được liệu Nietzsche đã tìm ra kho báu của sự tái sinh và thay mới và sống phần đời còn lại trong trạng thái hưng cảm thần thánh hay ko, liệu ông đã đánh mất chính mình trong vực thẳm vô thức và lên cơn điên hay ko, hay liệu cơn điên của ông có nguồn gốc từ cơ thể. Điều đó sẽ mãi mãi bao trùm trong ẩn số.
Chúng ta sẽ kết thúc Serie 2 phần này bằng cách ngôn từ cuốn The Dawn of Day mang tiêu đề “How one ought to turn to stone”. Bởi nếu “cơn điên” của Nietzsche là hưng cảm thần thánh, câu cách ngôn này đã báo trước trạng thái tâm lý sau này xuất hiện trong ông:
“Từ từ, từ từ trở nên cứng rắn như hòn đá quý báu – và sau cùng nằm đó, yên lặng và vui sướng đến vĩnh hằng.” (Nietzsche, The Dawn of Day)