Chủ nghĩa khắc kỷ và chủ nghĩa Epicurus là 2 trường phái triết học chính của Hy Lạp (tức là các trường phái đến sau Aristotle). Trong khi khác biệt về nguyên lý nền tảng, cả 2 trường phái triết học này nhận ra mục tiêu của triết học là thay đổi bản thân thành 1 nhà hiền triết.
Nhà hiền triết là người có được ‘sự viên mãn của tồn tại’, hoặc ‘hoàn thiện sự tồn tại’, không thể đạt được đối với các sinh vật dễ sai lầm như ta, giống như minh triết, 1 lý tưởng không thể hiểu được. Không con người nào có thể thành 1 nhà hiền triết. Tuy nhiên, mặc dù lý tưởng có thể chẳng bao giờ đạt được, nó có thể được hướng tới, và hướng tới trạng thái hoàn thiện tốt hơn của hữu thể chính là mục tiêu của chủ nghĩa khắc kỷ lẫn Epicurus.
Ở đoạn văn bên dưới từ cuốn Letters from a Stoic, Seneca, 1 nhà Khắc Kỷ đánh giá cao triết học của chủ nghĩa Epicurus, chú giải điểm khác biệt chính giữa trường phái Khắc Kỷ của ông và trường phái Epicurus. Chủ nghĩa Epicurus là triết lý nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ‘rèn luyện ham muốn của 1 người’.
Epicurus (Người sáng lập chủ nghĩa Epicurus) nghĩ con người khốn khổ bởi anh muốn những điều mình không cần muốn. Nếu ta chỉ học hoặc tập cho mình thói quen chỉ muốn những thứ cần thiết và tự nhiên với tư cách là con người, ta sẽ có thể tắm trong ‘niềm vui thuần túy của tồn tại’; tức là học cách hiểu việc chỉ tồn tại vui sướng như nào. Nhà hiền triết theo chủ nghĩa Epicurus, hoặc người có được lý tưởng mà chủ nghĩa Epicurus đưa ra là người, với điều kiện là những nhu cầu nền tảng được đáp ứng (chỗ ở, thức ăn, vân vân) có thể sánh ngang ‘các vị thần’ về khoản hạnh phúc.
Đối nghịch với người theo chủ nghĩa Epicurus, triết gia Khắc Kỷ tin rằng có nhiều thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của ta trong đời, và do đó nhiều thứ có thể xảy đến và biến cuộc đời ta rất khó khăn. Bệnh tật, mất mát, nghèo đói, cái chết và những bi kịch khác thường xảy đến với con người là những thứ nhìn chung ta khó kiểm soát được. Nếu nữ thần Fortuna (nữ thần may mắn hoặc vận may của La Mã) quyết định rằng 1 căn bệnh khủng khiếp sẽ ập đến ta, trong nhiều trường hợp, ta chẳng thể làm được gì ngoài việc đợi và mong cơn bão tồi tệ sẽ sớm qua, và không cuốn trôi ta mãi mãi.
Không như người theo chủ nghĩa Epicurus, triết gia Khắc Kỷ nhấn mạnh rằng được sống có nghĩa là sẵn sàng đón nhận nhiều rắc rối có thể xảy ra trong đời mà không phải do lỗi của ta, và đạt được hạnh phúc không chỉ là ngừng ham muốn những thứ ta không muốn. Điều đòi hỏi để sống cuộc đời thành công theo các nhà Khắc Kỷ đó là can đảm, sức mạnh đạo đức, và tất nhiên là minh triết. Chắc chắn điều xấu sẽ xảy đến với ta, và hơn nữa chắc chắn ta sẽ có ham muốn cho những thứ mà việc đạt được nó sẽ không mang lợi lộc gì cho ta. Nhưng 1 người đã trở thành nhà Khắc Kỷ thực sự, 1 nhà hiền triết Khắc Kỷ sẽ chịu đựng những thăng trầm của vận may bằng sức mạnh, hiểu biết và bình thản; và sẽ kìm chế không hành động hoặc chiều theo những ham muốn/thôi thúc nền tảng của mình.
Hoặc theo lời của triết gia Khắc Kỷ Seneca…
“Điểm khác biệt giữa người theo chủ nghĩa Epicurus và trường phái của chúng ta đó là: những người thông thái của ta cảm thấy rắc rối nhưng vượt qua nó, trong khi những người thông thái của họ thậm chí không cảm thấy nó. Ta có chung niềm tin với họ rằng người thông thái bằng lòng với chính mình. Tuy nhiên, dù anh ta sống tự túc, anh vẫn muốn 1 người bạn, hàng xóm, người đồng hành. Hãy để ý anh ta tự bằng lòng như nào: đôi khi người như vậy bằng lòng với phần nào đó của bản thân – nếu anh mất đi 1 tay do chiến tranh hoặc dịch bệnh, hoặc mất 1 bên mắt, hoặc cả 2 trong vụ tai nạn, anh sẽ hài lòng với những gì còn lại ở bản thân mình và không kém phần vui vẻ với cơ thể bây giờ bị thương tật và khuyết sót hơn trước kia khi nó còn nguyên. Nhưng trong khi anh không ao ước sau khi mất mát, anh không muốn đánh mất chúng. Và đây là điều chúng tôi muốn nói khi cho rằng người thông thái tự bằng lòng; anh ta như vậy theo nghĩa đó là anh có thể làm mà không cần bạn bè, không phải là anh muốn làm mà thiếu đi họ. Khi tôi nói về việc anh ta ‘có thể’ làm điều này, cái tôi đang nói đến thực chất quy về điều này: anh chịu đựng nỗi đau mất bạn bằng sự bình thản.”