“Sự thật đáng buồn rằng cuộc sống của con người là một chuỗi những mặt đối lập phức tạp không thể lay chuyển – ngày và đêm, sinh và tử, hạnh phúc và sầu đau, tốt và xấu. Chúng ta chẳng thể biết được mặt nào sẽ chiếm ưu thế hơn, rằng cái thiện sẽ thắng cái ác, hay niềm vui đánh bại được sầu khổ. Cuộc sống là một bãi chiến trường. Nó luôn như vậy, và sẽ luôn như vậy.” (Carl Jung, Approaching the Unconscious)
Trong những phép ẩn dụ được dùng cho việc miêu tả cuộc đời, thì phép ẩn dụ về một cuộc chiến là cách phù hợp nhất để miêu tả về nó. Trong trận chiến này chính bản thân ta vừa là đồng minh vừa là kẻ thù lớn nhất, cùng với một sự đấu tranh căng thẳng liên tục giữa những yếu tố của nhân cách muốn ta vươn lên và những yếu tố muốn cho ta thụt lùi. Mỗi người phải đấu tranh với phần thiện và ác tiềm tàng sâu bên trong. Dù cho điểm mạnh và khả năng của ta để đạt điều tốt có chiếm ưu thế hay không, hoặc điểm yếu và khả năng chống lại cái ác của ta, thì sau cùng nó cũng chỉ là một sản phẩm đến từ cuộc chiến xảy ra bên trong bản thân mình.
Tuy nhiên, quá nhiều người tự bỏ cuộc bởi họ không muốn chấp nhận cái khía cạnh hủy diệt của con người mình. Bằng cách tạo ra những cơ chế phòng vệ tâm lý, những con người này làm mọi cách có thể để lờ đi sai lầm và khuyết điểm của bản thân mình. Trong khi làm vậy thì những yếu tố của nhân cách họ bị đẩy vào trong vô thức và tạo nên một cõi của Psyche mà Jung gọi là Shadow. Shadow có một sức ảnh hưởng thiết yếu tới nhân cách và ảnh hưởng hành vi của chúng ta theo vô vàn cách không ai biết được. Khi chúng ta hành xử theo một cách, mà cách đó lại do Shadow sản sinh ra, có thể là ta đối xử ai đó tệ bạc hay thực hiện các hành vi tự hủy hoại chính bản thân mình, thay vì chịu trách nhiệm cho những hành động đó, thì hầu như mọi người lại dùng một hiện tượng tâm lý mang tên là Phóng chiếu (Projection) để tránh đối diện với Shadow. Trong video này chúng ta sẽ khám phá hiện tượng phóng chiếu bằng cách nhìn vào những mặt nguy hiểm mà nó gây ra đối với sức khỏe cá nhân và xã hội.
Sự phóng chiếu xảy ra khi chúng ta gán một yếu tố của nhân cách mình, thứ ngự trị trong vô thức, vào một người hay một nhóm nào đó. Chúng ta có thể phóng chiếu những đặc tính tiêu cực hoặc tích cực, tuy nhiên, có một khuynh hướng muốn phóng chiếu điều xảy ra trước kia hơn là xảy ra sau này. Sigmund Freud, người giúp phổ biến thuật ngữ này vào giữa những năm 1890, tin rằng sự phóng chiếu là một cơ chế phòng vệ được dùng để tránh né sự lo lắng xuất hiện khi một người phải đối diện với những lỗi lầm, khuyết điểm của mình, và các khuynh hướng muốn tàn phá. Góc nhìn của Jung về sự phóng chiếu cũng tương tự như Freud và như Jung giải thích trong cuốn Archaic Man:
“Sự phóng chiếu là một trong những hiện tượng tâm linh phổ biến nhất… Tất cả mọi thứ nằm trong vô thức giờ đây ta lại tìm ra nó ở những người xung quanh mình, và tương tự như vậy khi ta đối xử với họ.” (Carl Jung, Archaic Man)
Tuy nhiên, Jung nhấn mạnh rằng sự phóng chiếu là một thành phần không thể tránh khỏi và cần thiết cho quá trình phát triển tâm lý của ta bởi nó là một trong những cách thức chính giúp ta nhận thức được những yếu tố nằm trong vô thức của mình. Sau khi phóng chiếu một nhân tố của vô thức ra, thì điều đúng đắn cần làm đó là biết được nguồn gốc chủ quan của phép phóng chiếu đó, để mang nó ra thế giới bên ngoài, và liên hợp các yếu tố đó vào hữu thức. Chỉ duy việc mang ra những thứ mình phóng chiếu và trở nên ý thức về những lỗi lầm mà ta trước kia phóng chiếu vào người khác, thì ta mới có thể từng bước thực hiện việc sửa chữa. Quá trình lấy ra và liên hợp là một công việc khó nhằn vì nó cần lòng đảm để đối diện với những khuyết điểm và tính cách đen tối của bản thân. Nhưng dù khó khan như nào đi nữa, thì điều này rất quan trọng trong một trận chiến với cuộc đời, khi chỉ cần thất bại trong việc đối diện mặt tối của con người có thể khiến những yếu tố này phát triển một cách tự do về phạm vi và sức ảnh hưởng. Như Jung giải thích:
“[K]hi một người cố gắng một cách tuyệt vọng để trở nên tốt và tuyệt vời và hoàn hảo hơn, thì Shadow sẽ phát triển một ý muốn trở nên đen tối và mang tính tàn phá. Con người không thể thấy điều đó; họ luôn muốn phấn đấu để trở nên anh dũng, và sau đó họ khám phá ra những thứ xấu xa mang tính hủy diệt mà họ không thể hiểu được, và vì thế mà họ phủ nhận rằng những điều đó chẳng có liên can gì tới mình cả, hoặc nếu họ có thừa nhận, thì họ cho rằng chúng là những nỗi ưu phiền có sẵn, hoặc cố giảm thiểu mức độ của nó và đùn đẩy trách nhiệm của mình sang nơi nào đó. Sự thật rằng nếu một người cố gắng vượt quá ngưỡng khả năng trở thành một con người hoàn thiện, thì Shadow sẽ bước xuống địa ngục và trở thành một con quỷ dữ.” (Carl Jung, Vision: Notes of the Seminar Given in 1930-1934)
Những người quá dựa dẫm vào sự phóng chiếu để bảo vệ chính mình khỏi Shadow của bản thân, những người chưa bao giờ muốn đặt ra câu hỏi rằng liệu hình tượng bản thân mà mình nắm giữ có khi nào quá hoàn hảo không, suốt cả cuộc đời này họ luôn tìm những kẻ gánh tội thay (Scapegoats) hoặc những người mà họ có thể đổ hết sai lầm của mình lên đó. Thông thường thì một người bạn hay gia đình sẽ là người được chọn để làm người để gánh tội, nhưng vấn đề với cái lựa chọn này đó là nó gây ra những thiệt hại không thể cứu vớt và, trong nhiều tình huống, một mối quan hệ bắt buộc phải chấm dứt. Sau khi xua đuổi người gánh tội của mình đi, thì ta thường phát hiện ra rằng những vấn đề của mình vẫn còn tồn tại. Điều này khiến cho một số muốn nhìn vào sâu bên trong và đối diện với những yếu tố của nhân cách mà từ lâu họ luôn chối bỏ. Nhưng thay vì tham gia vào quá trình tự suy nghiệm lại chính mình, thì hầu hết mọi người đều muốn tìm một kẻ mà mình có thể đổ hết tội lỗi lên đầu. Trong quá trình này, ta sẽ phát hiện ra rằng hình thức hiệu quả nhất để đổ lỗi cho người khác không phải là bất kỳ cá nhân nào, mà đúng hơn là toàn bộ nhóm người.
Khuynh hướng thích đỗ lỗi cho người khác nếu xảy ra ở quy mô tập thể sẽ gây ra những hệ quả khôn lường đối với xã hội. Những người không muốn, hoặc không thể đối diện với Shadow, sẽ dễ dàng trở thành con mồi cho các trào lưu của chủ nghĩa tập thể, các trào lưu này có sẵn những kẻ để đổ lỗi dưới hình thức là các đối thủ chính trị, thành viên của những nhóm dân tộc khác nhau hay các tầng lớp kinh tế xã hội. Xu hướng thích đổ lỗi cho người khác ở mức độ tập thể, hay nói cách khác là phóng chiếu vấn đề của ta vào những nhóm người khác nhau, có sức hấp dẫn vì một số lý do. Nó cho phép ta tránh được những tổn thương đến từ mối quan hệ cá nhân, xảy ra khi ta dùng một ai đó gần gũi với mình làm một người gánh tội. Hơn nữa, ta cũng bị hạn chế trong việc giao du với thành viên của những nhóm bị người khác chỉ trích, chúng ta không muốn liều mình để nhận ra sự thực rằng những con người này không giống như những hình tượng sai lệch mà ta luôn giữ trong Psyche của mình. Việc thích đổ lỗi cho người khác ở quy mô nhóm sẽ dễ dàng thực hiện hơn bởi sự thực rằng đối với một nhóm bị chỉ trích và gán tội thì nó được tạo ra bởi những cá nhân có các khuyết điểm và lỗi lầm, và trên thực tế họ có thể hành xử theo một chiều hướng tạo ra những lý do thích đáng để trở nên bạo lực. Hay như Jung đã nói:
“Không phải những người này hoàn toàn trong sạch, khi mà một sự phóng chiếu tồi tệ nhứt ít ra được xuất hiện dưới dạng một lời chỉ trích, có thể là nó rất nhỏ, nhưng nó vẫn là một lời chỉ trích do người khác mang đến.” (Carl Jung, On Psychic Energy)
Nhưng khi Jung nhận ra rằng có một khuynh hướng tồn tại bên trong các trào lưu của chủ nghĩa tập thể đó là nhận lấy lời chỉ trích do kẻ thù của mình mang tới và gọi đó là những điều sai lệch và trái ngược đối với bản thân của họ và thế giới. khi chúng ta phóng chiếu luồng tiêu cực này vào một nhóm người nào đó, xem họ như thể là cội nguồn của tất cả những thứ khiến cho một xã hội đau khổ, thì việc hành hạ, bạo lực hoặc thậm chí là tiêu diệt ngay cái nhóm mình vừa đề cập đến lại là điều được cho là đúng đắn. Sự phóng chiếu ở quy mô tập thể càng lúc càng nguy hiểm hơn khi những người nắm trong tay quyền lực có thể chuyển hướng những hoạt động và điều xấu mà họ làm ra, bằng cách sử dụng thông tin tuyên truyền, cờ giả (False flags), và những kỹ thuật thao túng khác để đổ lỗi cho những con dê gánh tội có sẵn (Scapegoat)
(False flag: Nói đơn giản thì đó là bề ngoài thì có ý định tốt, nhưng bên trong thì luôn thực hiện hành vi sai trái hoặc thi hành cái ác, bề ngoài chỉ là thứ để che đậy đi tội ác mình thực hiện bên trong)
Theo lời của Aleksandr Solzhenitsyn, vì những hệ quả kinh hoàng này có thể xuất hiện ở mức độ cá nhân và xã hội mà trong khi đó ta lại không nhận ra rằng “lằn ranh phân đôi giữa thiện và ác là thứ chia cắt tình thương yêu của mỗi con người.” (Aleksandr Solzhenitsyn), do đó điều cấp thiết nhất ta cần làm đó là phải nhận ra những phẩm chất của Shadow và liên hợp nó vào ý thức của mình. Chỉ khi đó ta mới có một vị thế thích hợp để tìm hiểu nguồn gốc của điều ác trên thế giới này. Mặt khác, nếu ta thất bại trong việc nhận ra nguồn gốc chủ quan của những gì ta phóng chiếu, thì không chỉ sức khỏe của ta phải chịu đau đớn, mà ta còn đóng góp vào những cuộc mâu thuẫn không đáng có ở quy mô toàn cầu. Theo như Jung nói thì nếu sự phóng chiếu về mặt tâm lý ở quy mô tập thể ngày càng lan rộng thì chiến tranh sẽ là điều tất yếu xảy ra. Vì ông tin rằng mối nguy hại lớn nhất đối với nền văn minh con người không phải nằm ở vũ khí chúng ta có, mà nó nằm ở sự thiếu hiểu biết về chính bản thân mình. Bởi vì ngu dốt, và thất bại trong việc đối diện với khuyết điểm và bản chất tàn phá của chính mình mới là điều gây nên một cuộc chiến đáng ra nên xảy ra ở bên trong nhưng giờ nó lại xuất hiện ở thế giới bên ngoài.
“…con người thời hiện đại…chẳng biết họ thực sự là ai. Chúng ta đơn giản là đã quên mất một con người thực sự là gì, chính vì thế mới có những người như Nietzsche và Freud và Adler giúp cho ta biết được mình là gì, theo một cách khá nhẫn tâm. Chúng ta phải khám phá ra mặt tối của mình. Nếu không thì ta sẽ bị đẩy vào một cuộc chiến tranh quy mô lớn để biết được mình là con quái vật nào.” (Carl Jung, Visions: Notes of the Seminar Given in 1930-1934)