“Luật pháp bị xuyên tạc! Và quyền lực cảnh sát của nhà nước bị xuyên tạc cùng với nó! Tôi nói rằng luật pháp ko chỉ chuyển biến khỏi mục đích đúng đắn của nó mà còn được thực hiện theo một mục đích hoàn toàn đối lập! Luật pháp thành vũ khí của mọi loại tham lam! Thay vì ngăn cản tội phạm, bản thân nó có tội với những con ác quỷ nó đáng ra phải trừng trị!” (Bastiat)
Đây là những lời mà vào năm 1850, Frederic Bastiat, một triết gia chính trị và kinh tế gia người Pháp lựa chọn để khởi đầu tác phẩm nổi tiếng mang tên The Law. Chủ đề trọng tâm của cuốn này là nghiên cứu những gì xảy đến với xã hội khi luật pháp trở thành vũ khí của kẻ nắm quyền thay vì công cụ bảo vệ quyền lợi và tự do cá nhân. Trong khi Bastiat đã viết cách đây hơn 150 năm, lời lẽ của ông về chủ đề quan trọng này vẫn cực kỳ phù hợp và sâu sắc. Để hiểu cách luật pháp có thể trở thành vũ khí của kẻ nắm quyền và tác động nảy sinh khi xảy ra như nào, trước hết ta phải bàn luận điều Bastiat xem là chức năng phù hợp của luật pháp.
Khi bàn luận về vai trò luật pháp, Bastiat thấy hữu dụng khi đặt ra câu hỏi sau:
“Vì ko một cá nhân nào hành động riêng lẻ có thể sử dụng vũ lực hợp pháp để hủy diệt quyền lợi người khác, nên theo Logic thì nguyên lý tương tự cũng áp dụng đối với vũ lực thông thường chỉ là sự kết hợp có tổ chức của vũ lực cá nhân?”
Nói cách khác, Bastiat tin rằng điều lẽ thường là nếu một cá nhân bị cấm thực hiện hành động nhất định bởi vì nó gây hại người khác hoặc tài sản của họ, vậy thì một nhóm cá nhân cũng nên bị cấm thực hiện các hành động tương tự vậy. Với ý tưởng này trong đầu, Bastiat tuyên bố:
“Nếu nó là thực, vậy thì chẳng gì có thể rõ ràng hơn điều này: Luật pháp là tổ chức của quyền tự nhiên, của sự tự vệ hợp pháp. Nó là sự thay thế vũ lực thông thường cho vũ lực cá nhân. Và vũ lực thông thường này chỉ làm điều vũ lực cá nhân có quyền tự nhiên và hợp pháp để làm: bảo vệ con người, tự do và tài sản; duy trì quyền lợi mỗi người, và khiến công lý ngự trị tất cả.” (Bastiat)
Bastiat đưa ra điều gọi là “khái niệm tiêu cực của luật pháp”, với ông, luật pháp là công cụ giúp ngăn ngừa các hành động nhất định gây hại cho người khác hoặc tài sản của họ, nó ko phải công cụ được dùng để ép buộc hoặc bắt con người hành động theo cách nhất định, điều được gọi là khái niệm tích cực của luật pháp.
“Khi luật pháp và vũ lực giữ một người bên trong giới hạn công lý, nó chỉ áp đặt một sự phủ trừ đơn thuần. Nó chỉ buộc anh ta ko được làm hại người khác.. Nó ko xâm phạm nhân cách, tự do hay tài sản của anh. Nó bảo vệ mọi điều này…Nhưng khi luật pháp, thông qua các tác nhân, vũ lực cần thiết áp đặt lên con người một quy định lao động, một phương pháp hay chủ đề giáo dục, một đức tin tôn giáo hay tín ngưỡng – vậy thì luật pháp ko còn tiêu cực; nó tác động tích cực tới con người.” (Bastiat)
Ngày nay, với bằng chứng là sự phát triển khổng lồ của chính phủ, các chính trị gia phần lớn ủng hộ khái niệm tích cực của luật pháp, thiên kiến này cũng hiện hữu ở thời của Bastiat và trong cuốn The Law, Bastiat nhấn mạnh mối nguy hiểm nảy sinh khi việc sử dụng luật pháp mở rộng vượt qua sự áp đặt phủ trừ đơn thuần.
Một trong những mối nguy hiểm thông thường và nghiêm trọng nhất chính là sự xuất hiện của cái Bastiat gọi là “sự tham ô bất hợp pháp”.
“Khi một phần của cải được chuyển từ người sở hữu nó – mà ko có sự đồng ý và bồi thường, và cho dù bằng vũ lực hay lừa lọc – tới người ko sở hữu nó, vậy thì tôi sẽ nói rằng tài sản đó bị xâm phạm; rằng hành động tham ô đã được thực hiện. Tôi nói rằng hành động này chính xác là điều pháp luật đáng ra phải ngăn cản, luôn luôn và ở mọi nơi. Khi bản thân luật pháp thực hiện hành động mà nó phải ngăn cản, tôi nói rằng sự tham ô vẫn được thực hiện…” (Bastiat)
Theo Bastiat, sự tham ô trở thành tham ô hợp pháp khi nó được thực hiện bởi những ai điều khiển luật pháp, hoặc nói cách khác, khi những ai trong chính quyền sử dụng vũ lực tòa án và nhà tù của cảnh sát để vô tình chuyển của cải khỏi những ai có được nó theo một cách tự nguyện. Bastiat tin rằng yếu tố động lực chính đằng sau tham ô hợp pháp chính là tính tham lam ngu dốt, hay nói cách khác, ham muốn có của cải theo hướng dễ nhất có thể.
Để sinh tồn, con người phải tiêu thụ hàng hóa và để đạt được nó, họ có thể sử dụng các phương tiện tự nguyện, điều có thể bao gồm trở thành người nhận từ thiện, nhưng với hầu hết mọi người thì có nghĩa là thực hiện lao động, hoặc họ có thể sử dụng phương tiện bất tự nguyện, cụ thể là sử dụng vũ lực, lừa lọc hoặc ép buộc để lấy hàng hóa từ người khác. Phương tiện để đạt được hàng hóa bất tự nguyện này là điều Bastiat gọi là tham ô, theo sau đó, Bastiat viết:
“Bây giờ, vì con người cố nhiên mang khuynh hướng né đau khổ – và vì lao động bản thân nó đau đớn – theo đó con người sẽ viện tới sự tham ô bất cứ khi nào nó dễ dàng hơn làm việc. Lịch sử đã minh chứng điều đó khá rõ ràng.” (Bastiat)
Như Bastiat nhận ra, tham ô trở nên dễ dàng hơn rất nhiều khi được cho phép bởi pháp luật:
“…khi tham ô được tiếp tay bởi luật pháp, nó ko sợ tòa án, hiến binh [cảnh sát] và nhà tù. Đúng hơn, nó có thể kêu gọi chúng giúp đỡ.” (Bastiat)
Nhận ra mối nguy hại tới xã hội đến từ tham ô hợp pháp quá mức hoặc mặt khác. Bastiat quả quyết rằng tham ô phải gây ra đau đớn và nguy hiểm hơn lao động, một công ty cá nhân hoặc nhân viên chính phủ ko nên giàu có dễ dàng hơn nhờ vào ảnh hưởng luật pháp hơn là làm giàu theo cách tự nguyện, nghĩa là bằng cách phục vụ nhu cầu của người khác. Nhưng để biến tham ô khó hơn lao động, luật pháp phải được khôi phục đúng chức năng của mình. Tuy nhiên, Bastiat ko ngây thơ khi nghĩ rằng một thay đổi luật pháp như vậy sẽ dễ dàng. Thường thì những nhóm ban đầu trở thành nạn nhân của kẻ tham ô hợp pháp cố giành lấy quyền lực ko đặt dấu chấm hết cho nó, mà là tham gia vào nó.
“Con người cố nhiên chống lại bất công mà mình trở thành nạn nhân. Do đó, khi sự tham ô tổ chức bởi luật pháp vì lợi ích của những người tạo ra luật pháp, mọi tầng lớp bị tham ô bằng cách nào đó sẽ cố tiến vào – thông qua phương tiện hòa bình hoặc cách mạng – quá trình tạo ra luật pháp.” (Bastiat)
Khi tham ô hợp pháp trở nên ngày càng được chấp nhận như phương tiện phù hợp và thậm chí cần thiết để đạt được của cải, tác động bất chính của nó phần lớn bị lãng quên.
“Ảo tưởng của ngày nay đó là nỗ lực làm giàu mọi người với cái giá là người khác, để biến tham ô trở nên phổ biến dưới cớ tổ chức nó.” (Bastiat)
Bastiat nhận ra rằng ko phải mọi sự tham ô hợp pháp được thúc đẩy bởi tính tham lam ngu dốt, nghĩa là bởi sự lười biếng và ham muốn làm giàu bản thân theo cách được xem là dễ dàng nhất. Đúng hơn, cũng có những người bị thúc đẩy tham gia vào hoạt động tham ô hợp pháp bởi cái Bastiat gọi là hành động nhân đức giả dối. Những ai bị thúc đẩy bởi nó tin rằng sự tham ô hợp pháp là phương tiện tốt nhất để xoa dịu nghèo đói và đau khổ.
“Khi một chính trị gia nhìn nhận xã hội từ chốn văn phòng hẻo lánh của mình, anh ta ấn tượng bởi sự bất bình đẳng mà mình thấy. Anh thương hại sự thiếu thốn mà nhiều anh em chúng ta trải qua, điều dường như thậm chí còn đáng buồn hơn khi tương phản với xa hoa và giàu sang. Có lẽ chính trị gia nên tự hỏi mình liệu tình trạng này có phải do các cuộc chinh phạt và cướp bóc xưa cũ và do sự tham ô hợp pháp gần đây hơn hay ko…Nhưng chính trị gia chưa bao giờ để tâm tới điều này. Tâm trí anh quay sang tổ chức, tập đoàn, và dàn xếp – hợp pháp hoặc dường như hợp pháp. Anh cố khắc phục cái ác bằng cách gia tăng và duy trì điều gây ra ác quỷ ngay từ đầu: sự tham ô hợp pháp.” (Bastiat)
Trong khi Bastiat lấy làm tiếc về điều ông coi là hành động nhân đức giả dối, ông ko hề phản đối việc giúp đỡ những người khó khăn. Đúng hơn, ông tin rằng sự xóa đói giảm nghèo và cung cấp dịch vụ như giáo dục có thể thực hiện hiệu quả nhất theo hướng tự nguyện. Như ông viết trong đoạn văn hướng tới người theo chủ nghĩa xã hội ở thời mình, nhưng nó cũng áp dụng cho ai ủng hộ sự can thiệp của chính quyền khổng lồ trong xã hội.
“Chủ nghĩa xã hội, như các ý tưởng cổ xưa mà nó bắt nguồn, nhầm lẫn sự phân định giữa chính phủ và xã hội. Kết quả của điều này là mỗi khi phản đối một thứ thực hiện bởi chính phủ, các nhà chủ nghĩa xã hội kết luận rằng ta hoàn toàn phản đối điều đó.” (Bastiat)
Bastiat tiếp tục bằng cách viết:
“Chúng ta phản đối giáo dục nhà nước. Vậy thì người theo chủ nghĩa xã hội nói rằng ta phản đối bất kỳ giáo dục nào. Ta phản đối tôn giáo nhà nước. Vậy thì người theo chủ nghĩa xã hội nói rằng ta hoàn toàn ko muốn tôn giáo. Ta phản đối bình đẳng do nhà nước bắt buộc. Vậy thì họ nói rằng ta đang chống lại bình đẳng. Và vân vân, và vân vân. Cứ như thể người theo chủ nghĩa xã hội cáo buộc ta ko muốn người khác ăn bởi vì ta ko muốn nhà nước làm tăng thêm ngũ cốc.” (Bastiat)
Niềm tin rằng nếu chính phủ ko cung cấp dịch vụ nhất định, vậy sẽ chẳng có ai làm vẫn thịnh hành ngày nay và giúp giải thích lý do tại sao nhiều người ủng hộ chính quyền lớn. Bastiat đề xuất niềm tin rằng chỉ chính phủ mới có khả năng cung cấp các dịch vụ nhất định đến từ quan điểm ngoan cố của nhân loại, một quan điểm khăng khăng rằng các cá nhân tự do thiếu sự quan tâm trắc ẩn và khả năng giúp đỡ người gặp nguy khó. Và để kết luận, chúng tôi sẽ trích dẫn Bastiat, người chỉ ra tính vô lý của niềm tin này bằng cách đặt ra 2 câu hỏi sau:
“Nếu khuynh hướng tự nhiên của nhân loại xấu đến nỗi ko an toàn để cho phép mọi người tự do, thì làm sao khuynh hướng của những tổ chức này luôn luôn tốt được?
“Nếu ta tự do, thì nó có nghĩa là ta sau đó sẽ ngừng liên kết với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, yêu thương và giúp đỡ người anh em bất hạnh của mình, tìm hiểu bản chất tự nhiên, và cố gắng cải thiện bản thân hết sức mình sao?” (Bastiat)