Đang học vài thứ, trong quá trình học note xuống cho nhớ với cho page có thêm content có học tí. Vào thế chiến thứ hai thì quân đội muốn giải quyết vấn đề làm thế nào để cải thiện tình trạng máy bay chiến đấu, mà yếu tố chi tiết cần cải thiện là tăng cường thiết giáp (armor enhancement) để tăng sức chịu đựng của máy bay với đạn của kẻ địch.
Ngồi thu thập dữ liệu từ những chiếc máy bay chiến đấu thì quân đội thu thập được sự phân bố đạn mà máy bay bị bắn như ảnh (ở phần comment). Chủ yếu ở hai đầu cánh, giữa thân và đuôi.
Bài toán đặt ra lúc này là nên tăng cường giáp phòng vệ ở đâu để tối ưu hoá. (Mấy feng tạm dừng đọc và nghĩ chơi thử ).
Câu trả lời khá bất ngờ khi giáp phòng thủ được đề xuất tăng cường ở những chỗ mà phân bố đạn bị bắn không thấy xuất hiện, mà ở đây là chỗ buồng nhiên liệu và chỗ phi công ngồi.
Đơn giản là vì khi thu thập dữ liệu phân bố đạn thì các nhà thống kê lấy data từ những chiếc máy bay QUAY VỀ (còn sống sót) còn những chiếc bị bắn rớt KHÔNG QUAY VỀ (đã không còn sống sót) thì không được thu thập. Và nếu chuyển sự chú ý qua những chiếc không còn sống sót thì đúng là toàn ăn đạn ở buồng nhiên liệu và buồng phi công.
Đọc xong đoạn này thì tôi nhận ra là não chúng ta rất giới hạn và có nhiều lỗi về nhận thức – tư duy. Mà trong giới hạn post này là lỗi nhận thức thiên kiến kẻ sống sót.
Nói đơn giản (theo cách tôi hiểu) thì lỗi này là cách ta đưa nhận định – kiến giải – công thức – cách thức chỉ với một nguồn dữ liệu giới hạn, mà ở đây là dữ liệu ở những mẫu sống sót – thành công.
Ví dụ đơn giản đời thật cho dễ hiểu. (Đoạn ví dụ là quan sát cá nhân thôi, ko phải công thức chuẩn chỉ). Khi ta muốn nhìn công thức làm giàu thì ta chỉ nhìn vào nhóm người giàu thành công (kẻ sống sót). Trong khi đó nhóm này chỉ chiếm tối thiểu trong một tập hợp đa dạng hơn bao gồm:
Làm giàu chân chính + thành công trong việc giàu (đây là nhóm ta hướng tới, dĩ nhiên, hahaha). (1)
Làm giàu bất chính + thành công trong việc giàu (chắc không ai muốn cả vì luôn có risk ẩn) (2)
Cố gắng làm giàu + thất bại trong việc làm giàu (đây là nhóm chiếm đa số. (3)
Không cố gắng làm giàu + thành công làm giàu (đây là nhóm rất buồn cười, nhưng vẫn có, mà rất ít). (4)
Nhóm cố làm giàu nhưng thất bại + giờ nghèo vl. Nhóm này cũng đông đảo Lắm (5)
Ở các nhóm 1 2 3 4 5 này sẽ có rất nhiều đặc điểm yếu tố khác nhau – đôi khi cũng share chung một số tính chất.
Ví dụ như muốn vào nhóm 1 thì cần hợp thời thế + có nền tảng giáo dục phù hợp – để có lợi thế advantage phù hợp với thời thế đó. Hoặc có nền tảng gia đình mạnh mẽ + giáo dục. Hoặc khôn ngoan + nền tảng + có giáo dục + làm chuyện khôn ngoan đột phá. Trong nhóm này thì sẽ có 1a – do gia đình nuôi dạy ngon từ bé nên không biết mùi thất bại và nhóm 1b, là nhóm leo từ nhóm 3 lên.
Nhóm 2 thì cheat game. Tuy nhiên risk cao và lắm khi tối về ngủ không ngon. Dễ bật bãi mất cả chì lẫn chài lắm, không khuyến khích.
Nhóm 3 là nhóm nằm ở đại đa số. Nhưng theme chung là thiếu một hoặc nhiều yếu tố để giàu. Hoặc đôi khi là nhóm 1 4 nhưng mắc lỗi chí tử nên rớt rank hoặc xui hoặc đơn giản là thiếu nhận thức…
Nhóm 4. Đây là nhóm thoạt nhìn không có gì nổi trội ở vạch xuất, không ham muốn gì nhiều nhưng phước lớn mạng lớn đức lớn nên kèo ngon cứ random đổ vào.
Hoặc đơn giản là trúng số, nhưng trúng số mà không thiện lành thì cũng bay lẹ lắm. Phát. Cha mẹ bình thường, không thông minh nổi trội gì cả, nhưng được cái rất tốt bụng, chịu khó, kham nhẫn, không làm bậy, không phàn nàn hoàn cảnh, và cũng không tham gì, giàu cũng được mà ko giàu cũng ko sao, sống tốt đàng hoàng thoải mái là được. Theme chung là tinh thần sống hoàn thành trách nhiệm cực kì cao + kì vọng là cực thấp hoặc gần như zero.
Đoạn này là dấu hiệu thôi chứ ko phải công thức, vì đơn giản là nhiều người cũng như vầy và họ không giàu.
Nhóm 5: nhóm này và nhóm 3 khá giống nhau. Chỉ khác cái là nhóm 5 độ tham + xu hướng ăn gian lớn hơn nhóm 3 nhiều.
Tham thì thâm là nguyên do lớn đưa ta vào nhóm 5. Hôm nào luận sâu nhóm này, tôi rành nhóm này lắm vì tôi ở trong đó. Hahaha
Quay lại thiên kiến kẻ sống sót. Chúng ta muốn giàu và chúng ta đi tìm công thức làm giàu (nên ráp máy bay hay nên cường hoá giáp chỗ nào) thế là chúng ta nhìn những tấm gương làm giàu quanh ta.
Thế là ta sẽ gặp những đại diện của nhóm 1 2 4 và mỗi người nói một kiểu. Và buồn cười ở chỗ là đôi khi họ làm – hoặc có một chùm nguyên nhân đó và ra quả giàu mà họ cũng không thấu rõ chùm đó mà chỉ thấy một mối nối nên họ chỉ nói một nguyên nhân. Hoặc đôi khi không muốn nói hết vì ảnh hưởng tới hình ảnh.
Nhóm một sẽ có xu hướng nói về công nghệ – kỹ thuật làm giàu nhưng không nói nhiều về thời thế hoặc hậu thuẫn.
Nhóm hai thì hay xúi đè đầu cưỡi cổ người khác.
Nhóm 4 thì có xu hướng kiểu “tao cũng ko biết, lúc đó tao cứ làm vậy thôi”
Tuy nhiên game làm giàu thì nhóm giàu (số liệu dựa trên quan sát cá nhân) chiếm 4% thôi (20% của 20%, 2 lần pareto effect). 96% nằm ở mức khá, không giàu, và rất nghèo. Phần lớn chúng ta sẽ nằm trong nhóm này.
Game làm giàu cũng như làm anh hùng không quân. Ngoài việc bắn hạ được nhiều máy bay địch thì bạn phải học cách làm sao để không dẹo trước cái đã. Tuy nhiên với giới hạn – lỗi nhận thức thiên kiến kẻ sống sót thì chúng ta chỉ chú ý tới nhóm 4% anh hùng không quân mà quên đi 96% nhóm có máy bay rơi hoặc về tới căn cứ mà tơi tả.
Trong khi đó top bài học quan trọng nhất là phải tăng xác suất sống sót không để máy bay bị rơi thì không ai muốn học cả – và cũng không ai nói nhiều về nó cả. Phần lớn chúng ta, đặc biệt là mới ra đời, chỉ toàn chăm chăm nhìn vào top 4% anh hùng không quân (người giàu). Mà giá chú ý technical cũng còn đỡ, đây toàn coi mấy cái trang trí lộng lẫy trên máy bay rồi bắt chước mấy cái đó. Còn học lái an toàn, tránh né rủi ro chết chắc thì gần như hoàn toàn không để tâm.
Ra đời một thời gian ai khôn tỉnh tí, lỡ tham gia game làm giàu – anh hùng không quân mà may mắn còn sống với chiếc máy bay tã nát thì sẽ học được nhiều điều, đặc biệt là bài học về chuyển dịch sự chú ý từ việc trở thành anh hùng không quân – cho tới làm sao để không bị rơi máy bay.
Hoặc làm sao để không bị nghèo bật bãi trước khi tham gia vào game làm giàu. Đây mới chỉ là một vài ví dụ tản mác về những yếu tố trong cuộc đời mà ta nhận thức sai lệch với thiên kiến kẻ sống sót. Còn hàng loạt khía cạnh khác như sức khoẻ, sức mạnh, học tập hàn lâm, tình yêu – gia đình, sự nghiệp. Chừa không gian (to vkl) để mấy feng suy niệm chơi.
Bonus thuốc giải cho cái lỗi này. Trước khi nhìn ai làm một cái gì mà thấy họ win, thì dừng lại chừng là 2s, quan sát thử những người làm theo cách đó mà thất bại hoặc đời ra rại cho nó cân bằng. Có lẽ bạn sẽ không học được kinh nghiệm chiến thắng nhưng chắc chắn khi nhìn vào nhóm thất bại thì bạn sẽ học được một điều gì đó từ họ.
Chúc mấy feng một ngày nhìn nhận được nhiều thất bại và học được nhiều thứ từ nó.
Art đẹp không biết nguồn.