Có một nghịch lý thế này,
khi tâm anh em đang không yên, mà cố làm cho nó yên thì nó sẽ càng không yên hơn nữa.
nó kiểu lửa đang cháy mà cố dập lửa bằng cách thêm dầu vào, thì lửa càng bùng cháy hơn.
tâm chúng ta cũng thế,
khi một hình ảnh hay suy nghĩ nó đang hiện ra trong đầu chúng ta,
nếu ta thích nó thì ta sẽ tìm cách cố giữ nó lại lâu hơn, đó là cơ thế của tâm tham,
còn nếu ta không thích nó thì ta sẽ cố đẩy nó ra xa, cố không nghĩ và không nhớ đến nó nữa, đó cũng là cơ chế của tâm tham luôn,
nếu tham không được thì tâm sân sẽ xuất hiện,
rõ hơn là khi nó diễn ra không đúng ý mình thì tâm anh em luôn có sự chống đối lại, từ nhẹ đến kịch liệt, tuỳ vào mức độ bám chấp của anh em trên hình ảnh và suy nghĩ đó.
cốt lõi để tâm yên, không phải là cố làm gì đó để nó yên, mà anh em phải trả lời được câu hỏi sau:
muốn Tâm yên để làm gì?
để mình hưởng thụ cái yên đó dài lâu,
hay để tăng sự bám chấp của mình vào chính những hình ảnh và suy nghĩ đó thêm.
một người sếp tệ, không thể làm anh em đau khổ,
nhưng sự bám chấp vào người sếp đó, mới làm anh em đau khổ.
sự bám chấp vào cái gì hay ai đó, nghĩa là anh em đang bắt cái đó phải diễn ra theo đúng ý của mình,
bám chấp càng sâu, thì khổ đau tiềm ẩn càng nặng
khi đã bám chấp rồi, thì hạnh phúc của anh em phải luôn phụ thuộc vào đối tượng hay sự việc đấy,
mà khi anh em đã phụ thuộc vào các biến số bên ngoài thì hạnh phúc của anh em sẽ luôn dao động theo sự biến đổi của nó,
đã phụ thuộc thì không thể tự do,
mà đã không có tự do thì hạnh phúc mỏng manh này của anh em cũng chạy lên xuống như thị trường hiện tại vậy,
giải quyết sự bám chấp,
chỉ đơn giản là ‘thấy ra’ được mình đang cố kiểm soát mọi thứ và bắt nó phải diễn ra theo ý mình.
thấy ra được,
thở phào một cái,
tâm nó thế nào thì để nó như thế đấy,
lửa cháy hết thì tự tắt,
xe hết đà thì tự dừng,
đừng tiếp thêm năng lượng cho nó nữa,
‘cuộc đời’, không thể làm anh em đau khổ,
chỉ có sự bám chấp vào ‘cuộc đời’, mới làm anh em khổ mà thôi,
‘người A’, không làm anh em đau khổ,
chỉ có sự bám chấp vào ‘người A’, mới làm anh em khổ thêm,
‘sự việc B’, không làm anh em đau khổ,
chỉ có sự bám chấp vào ‘sự việc B’, mới làm anh em khổ đau,
Cứ linh hoạt thay thế người A, việc B theo đúng tình huống mà anh em đang gặp, thì tự bản thân anh em sẽ thấy ra, sự bám chấp của mình vào cái đó đang sâu đến mức nào rồi.
tôi thử vài cái cho anh em dễ làm theo,
viết bài ít share, không thể làm tôi đau khổ,
nhưng sự bám chấp vào sự ‘ít shares’, mới làm tôi đau khổ mà thôi. Bám chấp ở đây là tôi muốn nhiều shares hơn nên tâm tham nó chạy.
chuyện người ta bảo tôi copy ý tưởng của người này người kia rồi xào nấu lại, nói nặng hơn là kêu tôi ăn cắp,
nhận định đó của người ta, không thể làm tôi đau khổ,
Chỉ có sự bám chấp vào nhận định đó, mới làm tôi khổ được thôi.
Bám chấp ở đây là tôi muốn người ta phải hiểu mình, rằng tôi không đạo của ai cả hoặc tôi cố chứng minh tôi tự nghĩ ra rồi viết. Đó là tâm Tham, chấp vào cái danh.
cơ chế nó như thế,
hay và dễ lắm, anh em nên hành mỗi ngày,
tâm gì, hình ảnh gì, tư tưởng gì, đang diễn ra trong đầu anh em, không thể làm anh em đau khổ được…
chỉ có sự bám chấp vào cái tâm đó, tư tưởng đó, mới làm anh em đau khổ tận cùng thôi.
cho nên,
tâm yên, biết tâm đang yên,
tâm không yên, thì biết tâm đang không yên,
trời mưa, thì biết trời đang mưa,
khi tâm cố muốn ‘trời đừng mưa nữa’, thì sự bám chấp xuất hiện.
mà khi đã bám chấp thì làm sao anh em có thể tự do.
mà đã không tự do thì ắt phải khổ đau mà thôi.
Cheers,
Bác 7B
——
Hình của Euphori Am