Như đã hứa ở hai bài trước, hôm nay mình sẽ trình bày một vài phương pháp luyện tâm mà bản thân đã từng áp dụng. Nhưng gượm đã, tại sao cần phải luyện tâm…?
Phần đông chúng ta đều có những dự định của riêng mình, có người thì muốn dậy sớm, kẻ thì muốn bản thân đọc sách thật nhiều, lại có anh nghiện muốn cai thuốc, cai suk card, bạn sinh viên muốn thôi thức khuya, chị hàng xóm muốn ăn kiêng, cô nyc muốn tập thể dục… chúng ta đều mong những điều thiện lành, tốt đẹp. Nhưng, một cách rất tự nhiên, ta lại bập vào tất cả những thứ tệ hại.
Có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao mình không thể ngủ sớm, dậy sớm? Tại sao nhiều người không thể cai thuốc lá, rượu bia, cờ bạc, ma túy…? Có phải vì họ không nhận thức được sự nguy hiểm, tác hại của những thứ đó? Phải chăng họ không thực sự muốn bỏ? Tất cả phỏng đoán trên đều không phải, lý do thực sự đằng sau đó là bởi vì tâm thức của con người bị kiểm soát bởi các cơn phê, thân tâm bị những thói quen aka nghiệp quá khứ chi phối, lôi kéo (đọc lại bài nghiệp chap 1, 1.5).
Ta không thể biết được suy nghĩ nào tiếp theo sẽ xuất hiện trong tâm trí, không thể đoán trước được những hành động điên rồ mà ta sẽ làm trong tương lai, rất hiếm người có thể chống lại những cám dỗ, lạc thú của trần gian, chúng ta phó mặc cuộc đời cho số phận, cho định mệnh. Và như một quy luật hiển nhiên, đường tà thì dễ đi, chính đạo khó tìm. Với một tâm thức dao động, định lực yếu ớt, phần đông thanh thiếu niên thời nay bán linh hồn cho ác ma để đổi lại những cơn phê tạm thời, mong manh, nhiều đau khổ.
Duy Thức Học có câu “Vạn pháp duy tâm tạo” nghĩa là “Tất cả vạn vật trong vũ trụ bao la đều được tạo nên bởi chính tâm trí chúng ta”. Một cách dễ hiểu mà nói; mấu chốt của tất cả vấn đề, tất cả khó khăn, tất cả đau khổ đến trong cuộc đời chúng ta đều xuất phát từ tâm trí.
Tâm trí nói chung hay định lực nói riêng cũng là nhân tố then chốt tạo ra sự khác biệt giữa người với người. Theo đó, những ai có sự tu luyện tâm trí, sở hữu định lực mạnh mẽ thì người đó có sự tự chủ trong lời nói, suy nghĩ, việc làm; vững vàng trước biến cố và thường sẽ thành công hơn trong đời.
Luyện tâm nói chung là phương pháp giúp hạ thấp mức dao động tâm, rèn luyện ĐỊNH LỰC aka nghị lực mà mình may mắn được dạy bởi những bậc hiền triết, bản thân áp dụng đã có những lợi ích đáng kể. Nay vì đủ nhân duyên, mình sẽ chia sẻ với các bạn một vài phương pháp tham khảo, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh khác nhau mà các bạn chọn lọc thực hành.
1. Sử dụng định lực hợp lý.
Có hàng chục thói quen ta muốn thay đổi (chống lại) trong chính bản thân, khi đọc được một hai bài viết truyền cảm hứng, ta hăng máu, quyết tâm thay đổi tất cả, và như một điều tất yếu, chúng ta gãy sau ngày thứ hai. Để tu thân một cách bền vững, ta nên ghi nhớ lời dạy của ông cha… rằng: đi từng bước một, dễ làm trước, khó làm sau.
Để bắt đầu, bạn nên lựa ra một thằng địch yếu nhất (thói quen dễ sửa nhất), rồi dụng tâm một cách gắt gao, trừ bỏ tập khí này mọi lúc, mọi nơi. Bằng cách này, chúng ta đạt được hai điều (nhất tiễn hạ song điêu), điều 1: bỏ được thói xấu; điều 2: nâng cao định lực.
Đề xuất thói quen cần thay đổi: thói náo động.
Mượn ý tưởng của cụ Cần, hoạt động trong đời chúng ta có thể tạm chia thành hai loại: NÁO ĐỘNG và HOẠT ĐỘNG. Ví như một chiếc xe, ta nổ máy chạy từ nhà đến cơ quan; sau khi đến nơi ta vẫn không tắt máy, để hao xăng vô ích. Ở đây, việc nổ máy chạy từ nhà đến cơ quan gọi là hoạt động. Còn để máy nổ trong lúc xe nghỉ là náo động. Một bên hữu ích, một bên vô ích.
Những thói náo động như hú hét, rung đùi, nhịp chân, nghiêng đầu, lắc người, nghịch điện thoại vô thức, nghịch đồ trên bàn, đi tới đi lui không tự chủ… không đơn giản như các bạn nghĩ. Chúng làm hao phí của ta rất nhiều thứ, phải kể đến như năng lượng tiêu tốn, định lực giảm sút, thân dao động khiến tâm mất định tĩnh, mất thẩm mỹ, người nháo nhác, lăng xăng… Nhận thức được điều này, kể từ hôm nay, các bạn nên lựa ra cho mình một thói náo động và kiên quyết chống lại chúng, để rồi một ngày kia, khi nhìn vào ta, mọi người sẽ cảm nhận rằng, đây là một con người điềm đạm vậy.
2. Đọc sách sâu.
3. Vẽ tranh.
4. Thể thao: sau nhiều năm chơi đủ món từ gym, cầu lông… trải qua nhiều chấn thương, mình nhận ra chạy bộ và bơi lội là chân ái ^^.
5. Ăn uống thanh đạm.
6. Bồi dưỡng trí tuệ sâu sắc
7. Tạm chưa nghĩ ra thêm…
Tái bút: mình chợt nhớ ra, có hai con đường chính để tu thân. Con đường đầu tiên là chống lại, diệt trừ những thói quen xấu. Con đường còn lại là xây dựng aka phát triển thói quen tốt. Theo quan sát của cá nhân mình, thời hiện nay, chỉ cần bạn toàn tâm toàn ý đi theo con đường đầu tiên, nghĩa là không bập vào những món tàn phá thân tâm, thì bạn nghiễm nhiên sẽ lọt vào top 10% những người tài ba trong trang lứa, dễ ẹc he ^^.
Chúc các bạn hạnh phúc với những lời nói, suy nghĩ, việc làm của bản thân.
Thân chào các bạn.
Như Tuệ.