Ngôn ngữ của chad và ngôn ngữ của ngáo chữ
Kiến thức – trí tuệ phi ngôn ngữ và kiến thức – trí tuệ dưới hình dáng ngôn ngữ
Và các hệ quả khi đánh giá trí tuệ – kiến thức – kỹ năng bằng câu chữ hay nói đúng hơn là coi câu chữ là THỨ DUY NHẤT để truyền tải – đánh giá – ước lượng … trí tuệ.
Ok dông dài mệt vãi. Hahaha, chắc feng đọc hai câu trên thì \”hiểu\” \”thấm\” cái tôi nói đúng không. Cái hiểu cái thấm này nó nằm ở phần cảm nhận, trực giác, trực chỉ nhân tâm. Câu chữ chỉ là thuyền đò – công cụ tôi mượn để truyền tải cái \”hiểu\” \”thấm\” trong người tôi qua người feng (như th sang hay nói là mindfuck (và nó thích việc fuck não người khác) ý tưởng của tôi đụ não củe feng, phê ơi là phê, hê hê hê hê).
Ngôn ngữ được sinh ra để \”hiểu sai\”. Hay nói đúng hơn là để cảm, để phụ trợ, để chỉ dẫn feng hướng tới một thứ to lớn hơn.
Ngón tay chỉ trăng nhưng không phải là trăng đó mấy koo.
Chữ \” hiểu sai \” này có thể được hiểu là \”giới hạn sự hiểu đầy đủ\” (đấy, bà nó, xài chữ cái là bị giới hạn). Ngôn ngữ chỉ là hình tướng, không phải là thứ cốt lõi là chân lý, là ….cái gì đó vĩ đại to lớn, hay những sự cảm xúc phức tạp trong tâm.
Thôi ví dụ cho dễ hiểu, luận hồi mấy feng ngáo
Khi tôi nói.
Má nó. Thì không có nghĩa là má của một thằng nào đó. Mà má nó là để chỉ sự phẫn uất, không vừa mắt, bực bội trong tâm tôi. Thiệt ra cái tả này cũng không chuẩn lắm. Vì nó còn phụ thuộc vào ngữ cảnh và \”thái độ\” khi thốt ra câu nói.
Một em trai mới lớn thấy gái đẹp chợt thốt lên. Má nó, đẹp vl. Đấy là sự thích khoái.
Cũng em trai mới lớn đít to đó thấy đề thi khó (hay nói đúng hơn là đề không khó mà do em lười nên em học ngu), chợt thốt lên. Má nó khó.
Cũng em trai (hay thủ dâm và thích khóc thầm) đó thốt lên đầy hận đời khi thấy em crush mà nó hay cung phụng đi vào hotel với một bé trai cao to lực lưỡng khác. Má nó… (nước mắt tuôn rơi, trò chơi kết thúc, huhuhu).
Đôi khi nội dung chửi không bằng cách chửi, thái độ,và tâm niệm chửi.
Đó. Mới cụm má nó mà thấy dark deep chưa.
Giờ qua phần trí tuệ -kỹ năng – skill…hay gọi tổng quát hơn là KHẢ NĂNG.
Khả năng thì có tỉ loại khả năng.
Khả năng lãnh đạo
Khả năng quản trị
Khả năng chạy xe đạp.
Khả năng đấm
Khả năng chơi nhạc
Khả năng nấu ăn
Khả năng chơi game
Khả năng làm business
Khả năng làm vườn
……..
Khả năng tự huyễn và dụ người khác huyễn theo
Khả năng chém gió viết lách xạo l
….
Tỉ loại khả năng. Có cái high class có cái low class. Có cái ra tiền, có cái đèo ra tiền. À, cái ra tiền là cái giải quyết vấn đề của xã hội, giúp xã hội vận hành tốt hơn.
Và ngạc nhiên thay, phần lớn kỹ năng đó không liên quan nhiều đến ngôn ngữ hay nói đúng hơn cốt lõi của nó không dính dáng đến ngôn ngữ nhiều.
Má, khó diễn giải vl, đại khái nôm na dễ hiểu là feng có thể giỏi nhiều thứ mà KHÔNG CẦN GIỎI việc nói, diễn giải, hay viết về nó.
Hay ta có chiều ngược lại là việc một ai đó giỏi nói về một thứ gì đó với những cụm từ nghe rất vãi linh hồn thì CHƯA CHẮC HỌ GIỎI về kỹ năng đó.
Đạp xe giỏi thì không dính dáng gì tới việc chém gió giỏi về việc đạp xe.
Nấu ăn giỏi đôi khi chả biết tí gì về việc chém gió về ẩm thực. Cứ coi bà với mẹ mấy feng đó. Vầy ngon.
Vầy không ngon. Xong.
Quản trị, làm business cũng vậy. Đây là 2 game khá highclass nên cũng cần NHIỀU high class Khả năng, và ngôn ngữ cũng chỉ là một phần phụ. Set skill bao gồm: nhìn được meta game, biết ai là ai, biết ai làm được gì, biết nên làm gì, biết nhìn ra điểm cân bằng – hợp lý và điểm không cân bằng – bất hợp lý,…nội một cái skill biết ai là ai với biết ai làm được gì thì cũng tốn mấy quyển sách rồi. Vậy mà mấy ông doanh nhân \”hàng thật\” ngoài đời xài có vầy: thằng này chơi được, thằng này ngáo, thằng này điếm, thằng này lành nhưng đần, thằng này khôn lanh, thằng này ngu như chó,…
Vậy có phải mấy ông này đần ngáo không. Cá nhân tôi không nghĩ họ ngu, mà là họ giỏi vl. Có bọn chữ nghĩa nhập nhằng như tôi mới ngu thôi. Giỏi vì họ hiểu cái họ làm, cái bộ máy họ vận hành, và họ nhìn phát là hiểu cái bánh răng (\”thằng này\”) có điểm gì là hợp -không hợp, và họ nhìn ra điểm CỐT LÕI – CRITICAL. Ngoài đời thì không cần biết những cái tạp nham vớ vẩn, chỉ cần biết được điểm critical đó là ok rồi. Có quá nhiều info mà ko xử lý được thì bị nhiễu chứ bổ béo gì.
…..
Vậy vấn đề của chúng ta và xã hội là gì.
Là quá phụ thuộc vào ngôn ngữ mà quên mất phần khả năng. Khả năng mới là cốt lõi, ngôn ngữ chỉ là công cụ phụ.
À, phần lớn các ngành thôi. Có những ngành cần khả năng sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp, như nhà văn, nhà báo…cơ mà tôi ngồi ngẫm lại thì nó cũng chỉ là một phần quan trọng thôi, cái cốt của nhà văn vẫn là tâm hồn, bút lực,…(chưa nghĩ ra), nhưng ngôn ngữ cũng chỉ là một phần trong bộ set skill.
Quay lại vấn đề phụ thuộc ngôn ngữ hay nhìn rộng hơn là phụ thuộc vào công cụ chứ không phải khả năng của người dùng.
Thiệt ra bài này là viết giải ngáo cho bọn ngáo chữ. Chứ người hoạt động làm việc ngoài đời thật ít khi gặp vấn đề này. Ai mà làm ngành nào cỡ 5 7 năm thì đôi khi nhìn cái chân cái tay cái ánh mắt điệu nói của thằng mới vào ngành cũng đủ biết được là nó có theo ngành đó được không. Họ không biết tại sao, họ chỉ biết là họ biết. Cái biết của họ đã được sàng lọc qua nhiều nhiều mẫu data. Và được test, feed back. Họ chỉ đơn giản không từ ngữ hoá được thôi.
Vài hệ quả.
1 . Bị lừa bị lùa bởi bọn giỏi chữ nhưng không có kỹ năng thật.
Chém gió xạo lol dễ lắm. Dễ hơn có kỹ năng thật nhiều. Nói như rồng cuộn, làm như mèo mửa là chỉ bọn này. Đọc với nói lại dễ òm. Mấy feng cứ tập là ra. Cơ mà có khả năng ra việc thì khó hơn nhiều. Đơn cử như bọn dạy làm giàu hay thầy bà méo biết làm gì nên đi làm thầy dạy. Ra việc khó chứ dạy mấy cái vô thưởng vô phạt dễ lớm.
Xưa thì nói hay nói văn hoa nói có chữ có nghĩa là đáng tin là vì chỉ có band nhà giàu với có vị thế xã hội mới được đi ăn học. Mà band này phần lớn là \”có thật\”, cái họ nói không chệch quá lớn cái họ có nên ok, với thêm phần là không có mạng ảo và các cơ chế đạo đức để kềm hãm cái sai bậy hồi xưa mạnh nên ít ai sử dụng văn chương chữ nghĩa cho mục đích sai lệch.
Giờ thì giáo dục chữ nghĩa văn vẻ cho bình dân rồi. Bỏ chừng một năm đọc sách coi youtube là chữ đầy đầu, thích chém là chém banh nóc. Ez.
2. Bị chấp vào ngón tay mà quên mặt trăng aka ngáo chữ.
Mốt viết rõ khúc này hơn. Dài.
………..
Nói đi cũng phải nói lại. Không phải tôi anti ngôn ngữ, chính bản thân tôi mỗi ngày đều tiếp xúc với sách vở viết lách aka việc sử dụng ngôn ngữ mỗi ngày cỡ 3 4h, mà là tôi muốn nhấn mạnh rằng: ngôn ngữ chỉ là phụ là công cụ, kỹ năng giải quyết một cái gì đó mới là chính. Kỹ năng – trải nghiệm – trực giác đã qua thuần hoá sử dụng đến trước, ngôn ngữ đến sau. Có khả năng rồi thì việc từ ngữ hoá nó sẽ đơn giản và hiệu quả hơn. Còn không có kỹ năng – trải nghiệm thì khi tương tác với content sẽ như nước đổ lá khoai.
Và như một công cụ thì ngôn ngữ sẽ giúp đời bạn nhẹ nhàng hơn. Ví như quản lý thì việc đưa hướng dẫn câu lệnh cho nhân viên mà đơn giản ngắn gọn xúc tích thì hệ thống vận hành nhẹ hơn. Hay làm cha mẹ mà muốn dạy dỗ con thì có thể giải thích cho nó hiểu cách dễ nhất.
Nhưng nhấn mạnh một lần nữa, ngôn ngữ chỉ là công cụ, KHẢ NĂNG mới là điều cốt lõi.
Chap này thấy tương tác ok thì maybe có chap 2 bàn về vụ này. Vì nhìn lại cái hình minh hoạ vẫn thấy còn vài ý hay (nhưng chưa từ ngữ hoá ra). Hahahaha.