Dr. Jordan Peterson
Phần 3/5
Dịch bởi Thuận n
Bản dịch có những chỗ chuyển đổi ngữ cảnh cho phù hợp với đọc giả page Vagabond.
LƯU Ý QUAN TRỌNG: Bài này không bàn về vấn đề thần học. Nội dung bài dịch là quan điểm Jordan Peterson, không phải quan điểm của Page Vagabond và người dịch Thuận n.
Link: https://www.youtube.com/watch?v=f-wWBGo6a2w
Transcript: https://www.jordanbpeterson.com/transcripts/biblical-series-i/#C3
Từ giây 42:11 ~ 1:03:20
Chúng ta đã nghiên cứu giống loài chúng ta một thời gian dài, trừu tượng hóa những gì mà chúng ta hướng tới và những gì ta nên hướng tới. Và nó dẫn đến một câu hỏi mang tính căn cơ hơn nữa: Sống trong đời sống cho đúng đạo là sống như thế nào? Sống ra làm sao? Đó là câu hỏi đúng đắn nhất mà ai cũng muốn biết câu trả lời. Bạn sẽ sống trong thế giới vật chất này như thế nào? Đây không phải câu hỏi thế giới làm từ gì. Lưu ý điều đó cho. Câu hỏi sống như thế nào là câu hỏi trường cửu cho loài người.
Tôi đoán loài người là loài duy nhất hỏi câu đấy. Những loài khác cứ làm theo bản năng mà thôi. Chúng ta phải nói về điều đó – và chỉ có Chúa mới biết tại sao. Nhưng tình huống mà loài người phải đối mặt là vậy. Và do đó chúng ta hành động, và đó là những hoạt động được định hình bởi xã hội và thế giới thành một thứ gì đấy mà chúng ta không thể hiểu được, nhưng ta có thể mô hình hóa nó. Chúng ta thực hiện điều đấy qua những câu chuyện và với cơ thể của chúng ta, và đó là cách giấc mơ của ta lấy thông tin.
Giấc mơ là một phần của quá trình quan sát mọi thứ, và tìm cách xây dựng lại theo quy củ. Tìm cách cho cái dấu hiệu trở nên rõ ràng giữa những tín hiệu nhiễu và biểu hiện chúng qua những hình thái kịch tích.
Vì rõ ràng giấc mơ cũng mang đầy sự kịch tích. Và đó là khi bạn nói về giấc mơ ấy thì bạn đã một thứ gì đó đại loại kiến thức tường minh.
Tôi cho rằng Kinh Thánh nằm khoảng giữa sự mơ và những tường minh. Đọc hiểu và suy ngẫm chúng có thể giúp chính ta trong hành trình hiểu bản thân. Một vấn đề khác sẽ xảy ra nếu Nietzsche, Jung và Dostoevsky đúng là khi không có những nền tảng được nhắc đến trong Kinh Thánh, loài người chúng ta sẽ bị lạc lối. Không hề tốt một chút nào, vì loài người chúng ta dễ mắc các bệnh lý tâm lý. Những nhà tư tưởng kiên quyết chống đối tôn giáo có vẻ tin rằng nếu chúng ta rời bỏ giấc mơ nền tảng mà tất cả cùng đang đắm chìm này thì tất cả chúng ta cùng sẽ trở nên vô cùng lý trí ngay lập tức, như những Descartes(Đề Cát) hay Bacon; sẽ thông minh, suy nghĩ rõ ràng, lý trí, đầy tính khoa học. Tôi không tin việc ấy có thể xảy ra và cũng không nghĩ rằng có bằng chứng cho giả thuyết trên. Tôi cho rằng chúng ta sẽ trở nên vô lý nhanh đến mức khiến sự thần bí kì dị của Công giáo trở nên vô cùng hợp lý, và điều đó đã và đang xảy ra rồi.
Bạn có thế giới bí ẩn. Đơn giản là bạn không biết xíu gì cả. Hòn đảo tri thức của loài người bị bao quanh bởi đại dương mênh mông của những cái chưa biết và không biết. Có thể nói đại dương ấy chính là hỗn mang. Và bạn hành động trong thế giới ấy, và có những hành động bạn không hề hiểu vì sao bạn làm. Sự thật là hành động của bạn có ý nghĩa sâu xa hơn nhiều những gì bạn có thể hiểu. Lần đầu tiên khi nghe thấy câu này từng Jung tôi đã rất tâm đắc. Câu đó như sau. Mỗi người điều diễn lại một truyền thuyết, nhưng ít ai biết truyền thuyết của họ. Bạn nên huyền thoại của bạn, vì rất có thể bạn không muốn nó là một bi kịch. Đấy là một ý kiến rất đáng để ta dành thời gian suy nghĩ về nó bởi vì bạn có những mô thức hành vi định hình bạn. Có trời mới biết bạn có chúng từ đâu. Một phần nguồn gốc của chúng là từ sinh học, và một phần khác là từ phụ huynh các bạn mà ra; phần từ những giả định của tiềm thức bạn, phần nữa là từ là từ những triết lý từ xã hội xung quanh định hình bạn; Và những khuôn mẫu ấy đang hướng bạn đến đâu đấy. Vậy nơi đó bạn có muốn tới không? Đấy là một câu hỏi tốt. Đấy là một phần của việc tự nhận thức.
Giờ ta đã biết ta không hiểu hành động của bản thân ta. Gần như mọi cuộc tranh cãi giữa bạn và người khác là về điều này. “Vì sao lại làm như thế?”. Khi được hỏi câu đó bạn sẽ nhảy dựng lên, gom lời nhặt ý thành một câu trả lời không đầu không đuôi về lý do bạn làm được bị hỏi; bạn chới với trong trong bóng tối, bạn cố gắng vẽ cho bản thân một lý do, nhưng bạn không thể hoàn tất những giải thích ấy. Đấy là một điều rất khó làm, vì bạn là một sinh vật phức tạp, có điều trí khôn và khả năng diễn giải liền mạch của bạn chỉ mới bắt đầu, và chính bản thân bạn cũng quá hớp cho chính bạn để xử lý. Do đó bạn hành động. Từ đó thể hiện khả năng của bản thân. Rồi bạn hình dung về những gì bạn làm, những gì người khác làm. Có một lượng thông tin khổng lồ trong hành động của bạn, và những thông tin ấy chạy vào trong giấc mơ, rồi vào trong nghệ thuật, huyền thoại và văn chương. Có lượng thông tin khổng lồ như vậy, và vài phần thông tin sẽ chuyển hóa thành những ý nghĩa tường minh.
Tôi sẽ cho bạn một ví dụ ngắn như sau. Việc này đã xảy ra một phần trong Xuất Hành (Exodus), khi Moses (Môi-sê) đưa ra mười điều răn. Ông lang thang cùng những người Israel khác trong sa mạc. Họ đi trái đi phải, thờ phụng những thần tượng, trải qua cơn bĩ cực và tổ chức đấu tranh. Moses lên núi, và ông nhận được mặc khải to lớn khi nhìn thấy Đấng Tối Cao. Những ánh sáng ấy giúp Moses tường minh, và trở xuống núi với những điều răn. Moses đóng vai trò như một người phán xử ở giữa sa mạc. Tôi biết đây là một câu chuyện huyền thoại. Ông ta sẽ tiếp tục đóng vai trò điều hòa giữa những người đang có vấn đề, và Moses cố gắng giữ gìn hòa bình. Và bạn làm gì để giữ hòa bình? Bạn cố gắng hiểu khái niệm “Hòa Bình”. Bạn phải áp dụng các quy tắc. Nhưng những quy tắc là gì? Bạn không biết. Nhưng chúng phải là cái gì đó khiến người ta hài lòng mà từ đó đồng ý trạng thái hòa bình.
Có thể qua việc đóng vai trò như quan tòa 10000 lần, bạn sẽ dần nhận ra những quy tắc mang đến hòa bình. Và rồi đùng một cái quy tắc vụt lên trong nhận thức của bạn như một sự hiển lộ. “Đây là những quy luật thành văn cho những luật bất thành văn mà ta vẫn đang làm theo.” Đấy là Mười Điều Răn. Bắt đầu của mười điều ấy thật ra chỉ đơn giản là việc Moses bước ra trước bà con mà nói “Hãy nhìn xem, đây là những điều mà chúng ta đã và đang làm, và ta pháp điển hóa nó.” Quá trình lịch sử này đã được tóm gọn lại trong một câu chuyện, và tôi chắc chắn điều này đã diễn ra vì ta đang dùng luật thành văn. Trong một hệ thống pháp luật tốt thì những điều luật đến từ thực tế cuộc sống, Thông luật Anh quốc là một hệ thống như vậy: Những quyết định đơn lẻ, nhưng dựa theo những quy tắc chung, sau đó tường minh hóa rồi đưa vào luật.
Khung pháp luật (Body of laws) là những gì bạn làm. Những gì bạn làm là khung pháp luật. Nếu bạn là công dân tốt, những việc bạn làm thể hiện khung pháp luật. Khung pháp luật có những quy tắc riêng của nó. Thế thì câu hỏi ở đây sẽ là những quy tắc nào sẽ là kim chỉ nam cho hành vi của chúng ta? Điều đó được những người Israel cổ đại gọi là “Đấng toàn năng”. Tôi biết đây không phải là cách giải thích tốt nhất nhưng bạn hãy tưởng tượng bạn là một con tinh tinh, và bạn có một con đầu đàn mạnh mẽ áp đặt toàn bộ bầy của bạn. Đầu đàn ấy đại diện cho “Quyền lực” – và thậm chí hơn thế nữa, vì chỉ sức mạnh vật lý vượt trội thôi sẽ không đủ cho một con tinh tinh làm đầu đàn. Bí quyết thật sự phức tạp hơn nhiều.
Bạn có thể nói rằng ở những người thống trị hiển lộ ra những quy tắc ấy, thậm chí là những người thống trị ấy làm cho chúng sáng rỡ hơn gấp mười lần. Bạn quan sát mười người thống trị, nắm quyền lực trong tay và mạnh mẽ, và bạn càng thấy rõ những quy tắc ấy hơn. Từ đó bạn có thể chiết xuất ra “thống trị” có nghĩa chính xác là gì. Bạn có thể chiết xuất ra “Quyền Lực” là gì. Và từ đó tách riêng khái niệm ra khỏi con người hiển lộ chúng. Chúng ta đã phải làm điều đó, vì hiện tại khi nhắc đến “Quyền lực” trong ngữ cảnh con người thì ta hoàn toàn có thể hình dung khái niệm ấy nhắc đến điều gì. Nhưng vấn đề là khái niệm đã cách quá xa những hiển lộ cụ thể của khái niệm. Chúng ta đã làm điều đó như thế nào? Điều đó thật phức tạp. Nghĩ mà xem, quyền lực của con đầu đàn nằm ở trong con đầu đàn, không chạy đi đâu được và không thể nói khác. Nó đang sờ sờ trước mặt, không phải là một khái niệm trừu tượng.
Hãy nghĩ xem. Chúng ta ở trong nhiều hệ thống thứ bậc, trải dài suốt hàng thế kỷ. Chúng ta cố gắng tìm hiểu xem những quy tắc nào đang chỉ lối cho ta. Ta luôn cố chiết xuất ra cái cốt lõi của những quy tắc chỉ dẫn ấy, và ta chuyển hóa chúng thành hình mẫu đại diện cho khuôn mẫu của hữu thể. Đấy là Chúa. Đấy là một lý tưởng đã được trừu tượng hóa, và nó ở dưới dạng nhân hóa. Không sao cả, vì những gì ta đang cố làm là là hiểu cái căn cơ của của việc làm người độc lập, giao tế được, và toàn thiện là như thế nào.
Chúng ta đang cố làm cho ra nhẽ những chỉ tiêu đó đích thực là gì. Do đó bạn cần một hiện thân của những điều ấy. Bạn cần một lý tưởng trừu tượng mà bạn bạn có thể hành động theo và từ đó hiểu lý tưởng ấy. Đấy là điều ta luôn hướng tới. Và đó là giả thuyết đầu tiên. Tôi sẽ điểm qua một vài tính chất của một lý tưởng trừu tượng mà ta gọi một cách trang trọng là “Chúa Trời”. Và giả thuyết của chúng ta là:
Một lý tưởng triết học hoặc đạo đức mà hiển lộ chính nó thông qua những mẫu hành vi thể hiện tính khí của một cá nhân – Mở rộng ra là nhiều cá nhân, rồi từ đó được trừu tượng hóa ra khỏi các mẫu, và từ đó ta có được lý tưởng triết học hay đạo đức đó dưới dạng khái niệm trừu tượng. Và đấy là một điều quan trọng.
Đây là một áp dụng về mặt chính trị: Một trong những cuộc tranh cãi đã diễn ra trong lịch sử là ở giai đoạn khởi thủy của Kitô và cuối đế quốc La Mã rằng liệu quân vương có được xem là Chúa hay không – Và phải có đền tượng đài các thứ. Bạn có lẽ thấy được vì sao cuộc tranh cãi ấy diễn ra. Vì dù sao thì vua là người đứng của một thứ bậc cực kì khó leo, có một lượng quyền lực và sự ảnh hưởng cực kì khủng khiếp. Những người theo Kitô nói lại là: “Đừng nhầm lẫn giữa đấng tối cao này và khái niệm về đấng tối cao.”
Thật sự xuất sắc. Bạn có thể thấy rằng hết sức khó khăn để có thể nghĩ ra được ý tưởng rằng kể cả là người có quyền lực vẫn nằm dưới trướng của ý Trời. Kể cả là vua cũng không phải Chúa. Ta vẫn đang tin như vậy, vì thủ tướng Canada của chúng ta vẫn phải tuân thủ luật pháp.
Dù bộ luật như thế nào đi chăng nữa thì trong đó có những quy tắc khiến cho những người lãnh đạo phải tuân theo. Nếu không có điều đó thì bạn có thể lập luận rằng xã hội văn minh không thể tồn tại được vì như thế thì lãnh đạo đã trở thành thần thánh và toàn năng. Đấy là điều đã diễn ra ở Xô Viết, ở Trung Quốc thời Mao hay Đức thời Nazi. Chẳng có ai hay điều gì bắt chúng phải phục tùng cả. Trên lý thuyết là bạn chỉ là bề tôi của Đấng Toàn Năng. Nhưng điều đó có nghĩa là gì? Chúng ta đang xé bỏ ý tưởng ấy, ý tưởng bề tôi ấy, ý tưởng rằng dù bạn có là con Trời đi chăng nữa thì bạn vẫn phải phục tùng ý tưởng về sự “tối cao”. Câu hỏi mới xuất hiện ở đây là: “Quy tắc về sự tối cao là cái quái gì?” Tôi cho rằng chúng ta đã khám phá ý tưởng ấy trong một thời gian rất dài. Đây sẽ là một ta sẽ bàn đến.
Những người Lưỡng Hà cổ đại (Mesopotamia) và Ai Cập cổ đại có những ý tưởng vô cùng thú vị và đầy kịch tính về “tối cao”. Đây là một ví dụ khác, rất ngăn thôi, có một vị thần được gọi là Marduk. Marduk là một vị thần vùng Lưỡng Hà, và các bạn hãy cùng tưởng tượng những chuyện tôi sẽ kể đã diễn ra. Này nhé, khi đế chế vùng Lưỡng Hà phát triển thời hậu Băng Hà khoảng 15000 hay 10000 năm về trước cũng là lúc những bộ lạc tập hợp lại với nhau. Mỗi bộ lạc có một vị thần khác nhau – Mỗi vị thần của mỗi tọc là hình ảnh đại diện cho lý tưởng của tộc đó. Nhưng giờ các tộc đã thống nhất với nhau nên giờ các vị thần đang ở chung một đất. Tộc này có Thần Tèo, tộc kia có Chúa Tẻo, và đây là những vị thần nên họ có khả năng tiêu diệt nhau, và rồi Chúa Tẻo thắng và sống sót. Nhưng đấy là một điều không tốt do bạn muốn giao thương với họ hơn là mất một nửa dân số qua chiến tranh. Do đó bạn sẽ tranh luận nhau thần của ai sẽ được ưu tiên – tương đương với hình mẫu lý tưởng nào sẽ được ưu tiên.
Đại diện cho cuộc tranh luận này trong thần thoại chính là những cuộc chiến giữa các vị thần nơi thiên đường ngoại giới. Từ góc nhìn thực tế, điều đó giống như một cuộc hội thoại đang diễn ra. Mày tin như vậy, tao cũng tin vậy; Mày tin như thế tao tin như này. Ok vậy làm cách nào để những niềm tin này hòa hợp được với nhau? Bạn hoàn toàn có thể chiết xuất từ Thần Tèo và Chúa Tẻo để tạo ra ông Trời, rồi bạn nói rằng: “Ông Trời này có đặc điểm của cả Thần Tèo và Chúa Tẻo.” Rồi những bộ lạc thị tộc khác đến, và Ông Trời hấp thụ và những thần cũ và trở thành thần ngự trị của những bộ lạc gia nhập sau kia. hãy nhìn vị thần Marduk: Ông ta 50 bề tôi – phần nhiều là những vị thần khác, và những vị thần tôi tớ này đại diện cho những bộ lạc khác nhau cùng đến để xây dựng nền văn minh. Đấy là một phần của quá trình trừu tượng hóa các ý tưởng. Bạn sẽ nghĩ rằng “Ồ đây là một điều quan trọng, và nó đang chạy được vì bộ lạc của bạn còn tồn tại. Do đó hãy cùng lấy những gì tốt đẹp nhất từ những vị thần đại diện nếu có thể, và chiết xuất ra được điều trừu tượng nào đó mà cả hai chúng ta đều có.”
Tôi sẽ kể bạn nghe một vài điểm thú vị về thần Marduk này. Ông ta có mắt khắp khắp xung quanh đầu.Ông ta được bầu bởi bởi tất cả thần khác để trị vì cõi thiên đình. Đấy là điểm thú vị đầu tiên. Marduk được bầu lên vì các thần phải đối mặt với một mối nguy hiểm khôn lường – bạn tưởng tượng trận đại hồng thủy kết hợp với với quái vật. Về cơ bản, chiến lược tranh cử của Marduk là lời hứa sẽ chặn đứng con quái vật, từ đó mọi thần sẽ không còn nỗi lo bị quét sạch nữa. Đấy là một mối nguy hiểm nghiêm trọng. Đấy là hỗn man trở lại. Tất cả các thần đều đồng ý Marduk là hiển lộ mới trong việc chống lại hỗn mang. Marduk có mắt khắp xung quanh đầu và có thể hô thần chú. Marduk phải đối đầu với Tiamat. Đấy là điều ta cần biết vì từ “Tiamat” có liên hệ với từ “Tehom”. Tehom là sự hỗn mang mà Đấng Toàn Năng đã chuyển hóa thành trật tự trong Sáng Thế Ký (Genesis). Bạn có thể thấy sự liên kết hết sức chặt chẽ ở đây. Marduk với những con mắt cùng lời chú của mình tiến ra và đối diện Tiamat – Rất cả khả năng là một con rồng biển. Đây là một tích cổ điển hình như câu chuyện của Thánh Giêôgiô (Saint George) đánh nhau với rồng. Quay lại Marduk: Ông đã triệt hạ Tiamat, cắt ả thành từng mảnh nhỏ, rồi từ đó tạo thành thế giới mà con người chúng ta đang sống đây.
Quốc vương của Lưỡng Hà cổ đại sống theo Marduk, tức chỉ được đứng trên ngai vị chừng nào còn là một Marduk tốt. Marduk có mắt quanh đầu và có thể nói lời ma thuật, tức là khả năng ăn nói. Ở thời điểm đó, chúng ta bắt đầu hiểu nguồn gốc của việc lãnh đạo. Khả năng lãnh đạo là gì? Là khả năng nhìn thấy những nguy cơ đang ở đằng trước, và không chỉ ở đằng trước, thêm vào đó là khả năng dùng ngôn ngữ thành thục để chuyển hóa hỗn mang thành trật tự. Có trời mới biết người Lưỡng Hà đã tốn bao lâu để ngộ ra điều đó. Nhưng họ chỉ ngộ được ở mức là kịch tính hóa – dù chỉ có vậy nhưng cũng đủ để ta há hốc. Không tường minh tí nào, và hỗn mang là một thứ rất lạ lùng. Đây chính là hỗn mang mà Đấng Toàn Năng đã vật lộn vào khởi minh.
Hỗn mang nửa thực nửa trong tâm trí. Không có cách khác để miêu tả nó. Hỗn loạn là tình trạng của bạn khi bạn bị tan thành từng mảnh và bị ném sâu vào những mơ hồ bối rối – là khi thế giới của bạn sụp đổ, khi giấc mơ tan vỡ, khi bạn bị phản bội. Đấy là con quái vật hỗn mang xuất hiện, và hỗn mang có thể là bất kì điều gì nó muốn, và nó quá hớp bạn. Chắc chắn là vậy. Nó sẽ lôi bạn xuống địa ngục, và đó là nơi trú ngụ của loài rồng. Những gì bạn có thể làm là cố mở to mắt, nói năng cẩn trọng và rõ ràng nhất có thể. Nếu bạn may mắn, bạn sẽ sống sót và thấy được ánh sáng cuối đường hầm. Điều này đã ngốn rất nhiều thời gian của loài người để phát hiện nó. Ý tưởng này được xây dựng trên nền tảng của những thủy loài người, có thể là cỡ chục triệu năm trước, vì chúng ta có vẻ cũng phản ứng tương tự vì hỗn mang khiến ta bị rúng động và hệ thống được sử dụng tương hệ thống mà não ta vốn bật để định vị khi thấy rắn rít hoặc thú săn mồi.
Chúng ta là những sinh vật tự nhiên. Khi ta thành hình khả năng kì lạ là sử dụng ngôn ngữ và trừu tượng hóa thì ta vẫn có những hệ thống chạy ngầm bên dưới từ thời ta còn là động vật. Ta buộc phải dùng những hệ thống có sẵn đó. Một phần kiến trúc của cảm xúc và động lực trong suy nghĩ, đồng thời cũng góp phần giúp ta có thể ác quỷ hóa kẻ địch – những kẻ dám phá hoại những tiền đề trong lòng ta vì ta nhìn kẻ thù như nhìn thấy thúi săn mồi. Ta dùng chung một hệ thống như đã nói. Đó chính là hỗn mang, là thứ luôn đe dọa ta – là những con rắn ở trong khi ta còn là vượn vào khoảng 60 triệu năm trước.
Chung một hệ thống cả.
Câu chuyện của Marduk là câu chuyện loài người dùng sự tập trung và ngôn ngữ để đối đầu những mối nguy lớn nhất của loài người. Một vài điều ấy là những đe dọa có thật trong thế giới này, nhưng một vài cái khác là những đe dọa mang nặng tính tâm lý hơn – Những mối đe dọa tâm lý ấy rất thâm thúy nhưng cũng rất trừu tượng. Nhưng ta dùng chung một hệ thống để đại diện cho chúng. Đó là lý do ta sợ đến hóa đá nếu ta sợ hãi. Bạn là con mồi. Tưởng tượng bạn giống con thỏ, khi bạn thấy rằng mình sắp bị thịt thì bạn đứng im và bị tê liệt. Bạn hóa đá, giống việc bạn thấy Medusa với cái đầu đầy rắn. Bạn đang dùng hệ thống tìm kẻ săn mồi để bảo vệ chính bạn. Khi đó tim bạn đập rất mạnh và bạn sẵn sàng bỏ chạy.
Những thứ làm ta bực bội sẽ dùng hệ thống đấy. Ví dụ như trong chuyện của Marduk thì ý tưởng là nếu có điều gì -đó là bạn bực bội – là những hỗn mang, tồi tệ , rắc rối, quái tính, không mong đợi đe dọa bạn – điều tốt nhất bạn có thể làm là mở mắt to ra, cố giữ lời nói của bạn có tổ chức, và tiến ra đối đầu nó, và tạo ra thế giới mới trên cái xác của nó. Thật đáng kinh ngạc. Khi tôi đọc câu chuyện ấy và hiểu ra nó thì đầu tôi như nổ tung Đó là một ý tưởng uyên thâm, và chúng ta cũng biết điều đó đúng vì thông qua tâm lý trị liệu, ta biết rằng bạn sẽ ổn hơn rất nhiều nếu bạn đối diện nỗi sợ hơn là chờ đợi trong bị động khi nó tìm đến bạn.
Một trong những phần việc của bạn nếu bạn là một nhà trị liệu tâm lý là bạn giúp bịnh nhân của mình tách nỗi sợ ra thành từng phần nhỏ – những phần khiến học bực bội – và bịnh nhân sẽ đối diện từng phần nhỏ một đến khi họ rành rẽ nó. Bạn dạy quá trình làm chủ tu thân đó trong một thế giới lạ lùng và đầy hỗn loạn. Những điều tôi vừa trình bày đã cho kiến thức nền. Rõ ràng ta chưa bắt đầu câu đầu tiên của những điển tích Kinh Thánh nữa mà. Chúng ta đã bóc tách từ tuyển tập những câu chuyện kì lạ này, dù cho chúng có đầy lỗi, lặp lại, và những đặc thù trong suốt quá trình lịch sử loài người khi ta có thể tập hợp được những ý tưởng và đấy là những gì tốt nhất ta có thể làm. Tôi biết có những truyền thống tôn giáo khác nhưng hiện tại tôi không quan tâm đến chúng. Ta đang tập trung vào Kinh Thánh. Điều tôi hi vọng là chúng ta có thể trở lại những tích cổ này với tâm trí cởi mở và xem rằng trong chúng có gì ta cần không. Đây là trường hợp tôi mong muốn. Như đã nói, chúng ta sẽ tiếp cận với giác độ lý tính nhất có thể.
[Slide ở đây]
Đây là ý tưởng đầu tiên của chúng ta. Ta có vùng không biết, và ta hành động với nó theo cách động vật hành động. Hành động thôi, không nghĩ, chúng ta cũng bắt đầu như vậy. Chúng ta cũng bắt đầu bằng cách hành động, rồi từ đó ta có thể thể hiện việc ta làm, rồi ta dần chuyển sang nói về việc ta nên hành động như thế nào. Điều đó giúp ta có thể kể chuyện. Câu chuyện đơn giản là nói với bạn rằng bạn nên thể hiện bản thân ra như thế nào, hành xử ra sao. Bạn biết điều đó, vì khi bạn đọc sách thì điều gì diễn ra nào? Bạn đọc sách, và hình ảnh về cách hành xử của nhân vật xuất hiện trong tâm trí. Đấy là một bước tách ra khỏi việc hành động. Bạn không cần phải làm, vì bạn có thể trừu tượng hóa. Bản có thể biểu hiện hành động mà không cần làm nó. Đấy là một điều tuyệt vời, và đó là một phần trong việc việc phát triển vỏ não trước trán. Đấy là một phần trong khả năng trừu tượng hóa của loài người. Bạn có thể kéo việc thể hiện của hành vi khỏi bản thân của hành vi và chuyển dụng trước khi bạn hành xử theo hành vi đó.
Đó là lý do bạn suy nghĩ, vì khi đó bạn có thể tạo ra một khuôn mẫu cho hành động rồi thử chúng trong một thế giới giả lập thay cho việc cứ thế mà làm rồi bạn chết vì bạn ngốc nghếch. Hãy để đại diện của bạn chết, không phải bạn. Đó là lý do bạn suy nghĩ, và đó là một phần vì sao ta có những câu chuyện này.