Chúng ta đang tới hồi kết của cuộc hành trình xuyên qua những ý tưởng đến từ Nietzsche về chủ nghĩa hư vô.
Trong bài giảng này, ta sẽ tìm hiểu khía cạnh quan trọng nhưng thường bị ngó lơ của chủ nghĩa hư vô và giới thiệu cách những cá nhân, đặc biệt là ngày nay, sử dụng các phương pháp thế tục để đẩy lui sự hư vô như nào. Sau đó ta sẽ nhìn vào một số ý tưởng chủ chốt của Nietzsche về chủ nghĩa hư vô mà ta chưa bao hàm; bao gồm quan điểm của ông về việc chủ nghĩa hư vô giống như một trạng thái chuyển tiếp đơn thuần, cùng với sự phân định thú vị giữa hư vô chủ động và bị động.
Trong cuốn Beyond Good and Evil, Nietzsche có một lời bình dường như đặc biệt liên quan tới những người theo chủ nghĩa hư vô:
“Dần dần tôi hiểu rõ điều có trong mọi triết lý vĩ đại cho đến nay: ấy là lời tự sự cá nhân của chính tác giả đó và một kiểu hồi ký vô tình sơ ý và vô thức.” (Beyond Good and Evil, Friedrich Nietzsche)
Điều này dường như cực kỳ phù hợp đối với một người cố gắng biện hộ chủ nghĩa hư vô, lời lập luận triết lý hư vô thường được tạo ra sau đó để bào chữa cảm giác tuyệt vọng và khiếp hãi trước tính phù phiếm hoàn toàn của đời, chứ ko phải điều dẫn dắt một người tới vị thế như này ngay từ lúc ban đầu.
Victor Frankl nhấn mạnh quan điểm này: ông nói rằng, chủ nghĩa hư vô ko nên xem như là một vấn đề trừu tượng, thay vào đó, nó là một vấn đề hiện sinh xảy đến khi sự tồn tại của một người trên thế giới trở nên mơ hồ. Như ông đã nói:
“Chủ nghĩa hư vô theo như trải nghiệm – cảm giác “hiện sinh” thật sự về tính vô nghĩa và phù phiếm ở đời – chứ ko phải kết quả của một lý thuyết tài trí…” (Viktor Frankl)
Như đã lưu ý ở những bài giảng trước, để thỏa nguyện một ý nghĩa hay mục đích trong đời, và nhờ đó ngăn chặn sự công kích của những cảm xúc liên quan tới chủ nghĩa hư vô, hầu hết cá nhân sẽ cần có niềm tin rằng mục đích mà họ tin tưởng là khách quan. Nói cách khác, họ phải tin rằng một mục đích như vậy ko phải là một sáng kiến tùy tiện đến từ một hay vài cá nhân, đúng hơn, sự tồn tại của nó, thành thực mà nói thì, đã được viết trong kết cấu vũ trụ. Nietzsche nhấn mạnh quan điểm rằng về mặt lịch sử, loài người đã được ban cho sự bảo đảm này thông qua những lời giáo huấn tán thành bởi thứ ông gọi là một “quyền uy siêu phàm” (Superhuman authority).
Trong cuốn The Will to Power, ông giải thích:
“Câu hỏi hư vô “để làm gì?” ăn sâu bám rễ trong thói quen xưa cũ cho rằng mục tiêu phải được đề ra, chỉ định, đòi hỏi từ bên ngoài – thông qua dăm ba quyền uy siêu phàm.” (The Will to Power, Friedrich Nietzsche)
Nhưng niềm tin vào nguồn đến từ thế giới bên kia cho lời hồi đáp câu hỏi hiện sinh của ta trong nhiều thế kỷ qua ngày càng trở nên khó nuốt.
Tuy nhiên, nhu cầu tìm kiếm mục đích cho đời vẫn là một động lực dai dẳng, và ngày nay, những cá nhân ko ngừng tìm cách ngăn chặn chủ nghĩa hư vô vốn ko liên quan tới niềm tin vào sự dị thường. Thay vào đó, nhiều người đang áp dụng điều có thể được xem như là một lựa chọn thế tục để tìm kiếm ý nghĩa và mục đích cuộc đời.
Lựa chọn này là một hiện tượng mới mẻ, nó là sự tham gia vào các phong trào quần chúng. Sự tham gia này thường bao gồm việc ủng hộ một đảng phái hay nhà lãnh đạo chính trị, một cuộc chiến, hoặc chỉ kiên quyết đồng nhất bản thân với quốc gia của mình.
Như ta đã đề cập ở bài giảng trước, đầu thế kỷ 20 là thế hệ mà Nietzsche tiên đoán là sẽ chứng kiến sự phát triển của chủ nghĩa hư vô, phương thức thế tục để ngăn chặn chủ nghĩa hư vô này được đẩy tới cực điểm, và nó thường gây ra chủ nghĩa chuyên chế và các phong trào cách mạng khác.
Hai phong trào quần chúng khét tiếng nhất từ đầu đến giữa thế kỷ 20 chính là Chủ nghĩa P hát Xít và Cộng Sản. Trong một bài báo với tiêu đề “The Hungry Sheep” xuất bản vào đầu những năm 1950, một tay viết sắc sảo đã diễn tả sự lôi cuốn của chủ nghĩa cộng sản và chỉ ra cách nó mang đến một mục đích cho những tín đồ:
“Từ bề ngoài, người theo cộng sản có thể trông giống một con kiến trong cái tổ của nó, nhưng về phần bản thân, anh ta lại trông giống một người đồng chí hỗ trợ thực hiện một kế hoạch vĩ đại – điều mà ở một bối cảnh khác sẽ được gọi là Ý Muốn của Chúa…”
Người tác giả này nói tiếp sau đó trong một bài báo về những người tham gia phong trào cộng sản:
“Lần đầu tiên, họ “thuộc về” điều gì đó, thuộc về một “động cơ” – dù tốt hay xấu, điều gì đó ở bất kỳ mức độ nào lớn hơn những lợi ích cá nhân hạn hẹp của họ và mở ra một thế giới, nơi mỗi người đều đóng một vai trò và tất cả có thể “làm việc phối hợp ăn ý””.
Thông qua cảm giác bản thân là một thành viên tích cực và cống hiến cho xã hội của mình, nhiều người có thể đạt được, ở mức độ này hay mức độ khác, sự tin chắc về ý nghĩa cuộc đời mà các tôn giáo từng mang đến.
Bây giờ, ta sẽ tìm hiểu thêm một số ý tưởng trọng tâm của Nietzsche liên quan tới chủ nghĩa hư vô. Như đã lưu ý ở bài giảng trước. Bản thân Nietzsche đã trải qua một giai đoạn hiện sinh, viết rằng ông đã “sống xuyên suốt chủ nghĩa hiện sinh, đến sau cùng, bỏ nó lại phía sau, xa cách bản thân mình.” Thông qua quá trình chịu đựng và sau cùng vượt qua chủ nghĩa hư vô, Nietzsche đạt được tri thức sâu lắng về bản chất của nó.
Nietzsche ko coi chủ nghĩa hư vô như một vị thế triết học thỏa đáng, thậm chí ông xem nó như một cơn bệnh, gọi nó là “bệnh lý”. Như bất kỳ cơn bệnh nào, những ai mắc phải chủ nghĩa hư vô nên gắng sức loại bỏ nó ra khỏi bản thân và Nietzsche nghĩ, vì lý do này, chủ nghĩa hư vô nên được xem như là giai đoạn chuyển tiếp trong cuộc đời. Nếu một người bị tác động bởi chủ nghĩa hư vô, người đó sẽ phải biến nó thành lợi thế riêng mình và thấm thía những bài học nó mang đến, nhưng sau cùng, nó ko nên trở thành điểm dừng trong hành trình triết lý của con người.
Lý do Nietzsche nhìn nhận chủ nghĩa hư vô như là giai đoạn chuyển tiếp là vì ông nhận thấy lời kết luận của chủ nghĩa hư vô rằng cuộc đời vô nghĩa là một điều sai lầm; một sai lầm đến từ sự khái quát thiếu sót. Những người theo chủ nghĩa hư vô, sau khi nhận ra rằng niềm tin mà họ có trước kia về ý nghĩa cuộc đời là điều sai lệch, họ thường sẽ hiểu điều này ám chỉ rằng mọi niềm tin liên quan tới ý nghĩa cuộc đời đều ảo tưởng như nhau. Thay vì chỉ đơn thuần là bác bỏ một chuỗi các niềm tin xưa cũ và tiếp tục tìm kiếm, họ nhận thấy việc tìm kiếm là điều vô vọng và hoàn toàn từ bỏ việc đi tìm lẽ sống.
Sự khái quát thiếu sót này tương tự với câu lý luận đưa ra bởi một cá nhân tan nát con tim và tiếp tục tuyên bố rằng tình yêu ko tồn tại. Kẻ theo chủ nghĩa hư vô, theo một cách tương tự, xấu hổ với chính bản thân vì đã tin vào một ý nghĩa cuộc đời mà bây giờ họ nhận ra là sai lầm, đưa ra lời tuyên bố khuyết sót rằng cuộc đời dẫu sao đi nữa cũng vô nghĩa.
Nietzsche viết “chủ nghĩa hư vô”, “tượng trưng một giai đoạn chuyển tiếp bệnh lý (điều bệnh lý chính là sự khái quát rộng lớn vô vàn, sự luận ra rằng cuộc đời hoàn toàn vô nghĩa…” (The Will to Power, Friedrich Nietzsche).
Chỉ khi kẻ theo chủ nghĩa hư vô nhận ra lỗi sai trong lập luận thì chủ nghĩa hư vô mới trở thành giai đoạn chuyển tiếp. Nietzsche có được góc nhìn sâu sắc này khi ông nhận ra rằng việc đi tìm lẽ sống và giá trị cuộc đời ko phải là điều vô vọng, chỉ là con người theo thông lệ hay tìm kiếm ý nghĩa sai nơi.
Trên thực tế, ông ko chỉ nghĩ rằng sống một cuộc đời đầy ý nghĩa là điều khả thi, mà Nietzsche còn cho rằng mọi cách diễn giải trước kia về sự tồn tại đã đánh giá quá thấp mức độ ý nghĩa trong cuộc sống con người.
Như đã thảo luận ở các bài giảng trước, ý nghĩa, theo thông lệ được tìm thấy ở thế giới thực, tách xa với cuộc sống trần thế này. Nhưng lợi ích của những người theo chủ nghĩa hư vô bác bỏ niềm tin thế giới thực chính là họ sau đó buộc phải đi tìm ý nghĩa trên trái đất này, nếu còn ấp ủ bất kỳ hy vọng nào để vượt qua căn bệnh hư vô này. Những người đủ táo bạo để đảm đương công việc này, theo Nietzsche, sẽ sớm nhận ra rằng cuộc đời có giá trị nhiều hơn so với những gì họ tưởng tượng.
Ông viết:
“Tóm lại: thế giới có thể đáng giá hơn nhiều so với những gì ta từng tin; ta phải nhìn xuyên thấu tính ngây thơ trong lý tưởng của mình, và trong khi ta nghĩ rằng mình đã thống nhất nó với sự diễn giải tốt nhất, ta có thể đã ko gán sự tồn tại của con người một giá trị tương đối vừa phải.” (The Will to Power, Friedrich Nietzsche)
Nietzsche ko nghĩ tất cả mọi người trong trạng thái hư vô có khả năng chữa lành chính mình. Trên thực tế, ông phân định giữa 2 loại người theo chủ nghĩa hư vô; người có sức mạnh để vượt qua nó, và người thiếu đi sức mạnh. Người ở vế trước được ông gọi là “kẻ hư vô tích cực”, trong khi người ở vế sau ông gọi là “kẻ hư vô bị động”.
“Chủ nghĩa hư vô. Nó mơ hồ: A. Chủ nghĩa hư vô là dấu hiệu cho thấy sức mạnh tăng dần của tinh thần: như ở chủ nghĩa hư vô tích cực. B. Chủ nghĩa hư vô là sự trì trệ và suy thoái sức mạnh tinh thần: như ở chủ nghĩa hư vô bị động.” (The Will to Power, Friedrich Nietzsche)
Một người hư vô bị động chính là những cá nhân khi đối diện với tính hư vô, nhìn nhận nó như một điểm kết thúc hay một dấu hiệu để ngừng tìm kiếm ý nghĩa. Nói ngắn gọn, kiểu cá nhân này thiếu sức mạnh hiểu thấu cuộc đời mình, và ko may thay, những ai đến giai đoạn này, như ta đã thảo luận trước đó, sẽ gắn liền bản thân với một số hình thức phong trào quần chúng trong nỗ lực tìm kiếm mục đích cuộc đời khách quan cuối cùng, để thoát khỏi cơn trầm cảm hoàn toàn.
Eric Hoffer, trong cuốn sách The True Believer, cung cấp một phân tích hấp dẫn về những cá nhân như này:
“Đối với những kẻ nản chí, một phong trào quần chúng mang đến những điều thay thế toàn bộ bản thân hoặc những yếu tố khiến cuộc đời có thể khoan thứ được và chúng ko thể tạo ra từ các nguồn lực cá nhân.” (The True Believer, Eric Hoffer)
Giống như người hư vô bị động, người hư vô tích cực trải nghiệm sự rối bời hiện sinh và hỗn độn đi kèm với cảm giác cuộc đời hoàn toàn phù phiếm và vô nghĩa. Tuy nhiên, thay vì khuất phục trước cơn tuyệt vọng này hoặc đắm chìm mù quáng vào trong phong trào quần chúng để làm dịu nỗi sợ của bản thân, như những kẻ hư vô bị động sẽ làm, Nietzsche mường tượng những người hư vô tích cực giống như một cá nhân tiến lên phía trước và chủ ý phá vỡ mọi niềm tin trước kia mang đến ý nghĩa cho cuộc đời họ.
“[chủ nghĩa hư vô] đạt đến sức mạnh tương đối cực đại của nó như một thế lực hủy hoại bạo tàn – như chủ nghĩa hư vô tích cực.” (The Will to Power, Friedrich Nietzsche)
Sau khi loại bỏ bản thân ra khỏi mọi niềm tin và quyến luyến trước kia mang đến ý nghĩa cho cuộc đời, người hư vô tích cực đứng một mình một cõi trong vũ trụ này, một tinh thần hoàn toàn độc lập có khả năng tạo ra ý nghĩa thay vì để một hình tượng quyền uy áp đặt nó lên bản thân. Trong cuốn Thus Spoke Zarathustra, Nietzsche nhấn mạnh một cách văn chương quan điểm này:
“Một lòng kiêu hãnh bản ngã đã dạy tôi, và tôi dạy những người khác điều này: ko còn vùi đầu vào bãi cát chứa những điều trên trời, mà hãy chịu đựng nó một cách tự do, một cái đầu trần tục, chính là điều tạo ý nghĩa cho trái đất.” (The Will to Power, Friedrich Nietzsche)
Ở bài giảng tiếp tới, phần cuối của Serie này, ta sẽ tìm hiểu một số ý tưởng Nietzsche nghĩ ra có thể giúp một người vượt qua chủ nghĩa hư vô và theo đó cho phép họ tạo ra một cuộc đời ý nghĩa và đủ đầy hơn. Ta sẽ tìm hiểu những chủ đề thú vị như là nỗ lực nhằm “đánh giá lại sự đau khổ” của Nietzsche.