Sáng nay đọc ít về game theory thì cái ý winner game – loser game này nó quay về. Viết xả chữ share mấy feng đọc chung. (có thể tôi hiểu sai, đọc cẩn trọng)
Winner game thì hiểu là kết quả của game được quyết định bởi số lượng quyết định – hành động – execution – perform đúng, out trình đối thủ. Hay nói một cách đơn giản nôm na thì ai mạnh hơn, khôn hơn, nhanh hơn, chính xác hơn là thắng.
Loser game thì hiểu là kết quả của game được quyết định bởi số lượng quyết định – hành động – execution – perform sai của người chơi. Cùng đứng trên dây, người nào fail trước thì người kia thắng. Hay cùng một công việc tẻ nhạt trong công ty, không có chỗ để perform skill thì ai sống lâu hơn, ít mắc lỗi hơn thì người đó sẽ được thăng tiến.
Ngồi n cả game tổng thể chính là game đời gẫm nghĩ thì winner game và loser game giống như chiến lược chơi hơn là định dạng game. Đơn giản vì game nào ngoài real life cũng cần có skill – core hơn đối thủ và hạn chế lỗi sai nhiều nhất có thể. Kểhay cuộc sống của mỗi chúng ta. Chỉ khác cái là phân bổ việc out trình và việc hạn chế lỗi sai khác nhau như thế nào. Ở đây thì tạm lấy game chạy tốc độ (sprinting) và game marathone làm hai đại diện. Sprint thì thiên về out trình khi bộc phát hết sức lực trong một khoảng thời gian ngắn (vẫn có lỗi sai cần phải né nhưng tỉ trọng ít hơn). Còn marathon thì ưu tiên không phạm lỗi sai để hết hơi hết stamina (vẫn cần nhiều skill nhưng nhóm skill thiên hướng về việc quản trị – minimize lỗi sai đường dài).
Hay game thanh niên đua xe lấy số sĩ gái thì nó thuộc về winner game. Outperform đối thủ nhất có thể. Còn game lái xe của ông chú công sở một vợ hai con thì nó lại là thiên hướng loser game khi hạn chế tối đa lỗi sai hết mức có thể.
Tôi ghi thanh niên đua xe lấy số sĩ gái vì thường nhận thức của nhóm này về risk thấp nên không quan tâm mấy về risk. Còn ở game đua xe chuyên nghiệp thì họ phần nào có set up để giảm thiểu tối đa thiệt hại rủi ro để tay đua thoải mái bung lụa mà không quan tâm tới sống chết sinh tử.
Và ở các môn sport có thiết kế meta không rõ ràng với sự đa dạng chiến thuật thì ranh giới của winner game và loser game khá mỏng manh.
Ví dụ như game vật hay sparring thì ngoài việc có skill thì cũng phải tránh ra đòn ngu sảng để khỏi phí sức. Hoặc có nhiều player còn không có xu hướng tấn công mà toàn tạo bẫy để đối thủ ra đòn cho hết sức rồi mới canh một khoảnh khắc để giành chiến thắng. Cũng có player thì optimize về tấn công hơn khi cố dành chiến thắng trong những phút đầu.
Cũng có vài game đặc thù có cả yếu tố winner game và loser game cực mạnh là game đấu binh khí sinh tử real. Không được phép sai sót và phải out trình đối thủ. Cao thủ đấu nhau thì một lỗi sai nhỏ hay skill không đạt thì cũng đều dẫn đến việc về đất mẹ.
Xong phần lý thuyết luận điểm rồi giờ thì qua phần ứng dụng và liên kết thực tiễn với cuộc sống đời thật.
1 . Game đời chúng ta chơi vào thời này thì cá nhân tôi thấy đều cần thoả mãn hai chiến lược khi chơi winner và loser game. Không chơi ngu và chơi đúng. Không chơi ngu ở đây có thể hiểu theo nhiều cách mà đơn giản nhất là không gây rủi ro tai nạn (lái xe ẩu, uống bia rượu lái xe, bạo lực với người khác, làm cho người khác thù oán, tự đạp nồi cơm – sự hỗ trợ từ gia đình bạn bè người thân…). Còn chơi đúng là luyện skill, tạo lợi thế về nguồn tài nguyên nhiều hết mức có thể (với tôi thì skill cũng là một dạng tài nguyên).
Khác cái là meta game đời thì phần thưởng – hình phạt từ hành động nó không rõ ràng và cần nhiều thời gian mới rõ ra. Ví dụ như học 3 5 kiên trì mới ra nghề kiếm được tiền hay ăn bẩn ăn bậy nhậu nhẹt thì cũng 3 5 năm mới lòi đủ thứ bệnh.
2 . Xác định meta game để tối ưu hóa. Ví dụ như bạn làm môi trường công sở tập đoàn mà mọi thứ vào guồng hết, không có chỗ để thiện hiện tài năng mấy và vị trí của bạn chỉ cần không làm sai mà bạn chơi kiểu muốn thể hiện trình độ thì bạn hao tâm tổn sức thôi. Sức đó thì gầy skill kiếm môi trường cần tài năng và sự đột phá.
Hay bạn làm công ty start up mới, có skill có chỗ để triển thì bạn phải xung phong thể hiện tài năng thì mới có vị thế ngon còn rù rù play safe mà đòi hỏi thì dễ bị ghét.
3 . Time matter. Cùng một game đó nhưng có những lúc – thời điểm thì cấu trúc game có thể đổi từ winner sang loser và ngược lại.
Note thế mốt nghĩ ra gì chém tiếp.
Tuần mới vui vẻ và có nhiều tri kiến mới mấy feng. (chữ tri kiến hay, tôi không hiểu lắm nhưng thấy hay nên chêm vô, hahaha).