“Con người không tạo nên ý tưởng; ta có thể nói rằng chính ý tưởng mới là thứ tạo nên anh ta.”
Carl Jung, Freud and Psychoanalysis.
Ý tưởng là hạt giống cho những phát minh vĩ đại nhất của ta, nhưng nó cũng có thể mang đến sự suy vong. Ý tưởng, khi được thực hiện, sẽ dẫn dắt cá nhân và xã hội tiến tới sự hưng thịnh hoặc khiến cho cá nhân đau khổ và làm cho xã hội lụi tàn. Và những ý tưởng nhất định, như ta sẽ khám phá trong Video này, có thể tạo nên một cơn loạn thần tập thể và tạo động lực cho mỗi cá nhân thực hiện các hành vi tàn bạo và đồi bại tới nỗi những người quan sát bên ngoài xã hội đó sẽ tưởng rằng nó đang bị ma quỷ chiếm hữu.
Suy ngẫm về cơn loạn thần tập thể xuất hiện khắp Châu Âu vào giữa thế kỷ 20 và cũng chính là thứ dẫn đến chiến tranh triền miên và vô số nạn diệt chủng, Carl Jung đã viết như sau:
“Khi con người vừa mới ăn mừng vì họ đã loại bỏ [niềm tin vào quỷ dữ], hóa ra thay vì ám vào gác xép hay những tàn tích cổ xưa thì [con quỷ] này vẫn quanh quẩn bên trong tâm trí của những người Châu Âu bình thường. Những ý tưởng độc tài, ám ảnh, kỳ lạ và ảo tưởng xuất hiện khắp nơi, và mọi người bắt đầu tin vào những điều vô lý nhất, chẳng khác gì những kẻ bị quỷ ám.”
Carl Jung, After the Catastrophe.
Jung đã dành cuộc đời của mình tìm hiểu Psyche của con người và ý thức rất sâu sắc về cách những ý tưởng ảnh hưởng tới cá nhân và sự phát triển của xã hội. Do đó, ta phải, cẩn thận trước những ý tưởng mà ta cho là đúng và những ý tưởng mà ta phủ nhận và điều này cực kỳ đúng khi nói tới những ý tưởng về bản chất, tiềm năng con người và cấu trúc phù hợp của xã hội. Bởi một tập hợp những ý tưởng có thể giúp ta xác định hệ thống đạo đức chuẩn mực, thúc đẩy ta hành động theo một khuynh hướng nhất định và phấn đấu để đạt được những điều nhất định. Những ý tưởng này là một thành phần cốt yếu cho la bàn đạo đức của mình, dạy cho ta biết điều gì là đúng và sai, nên yêu và ghét thứ gì. Và ý tưởng về bản chất con người cũng có giới hạn, dù lớn hay nhỏ, nếu so với tiềm năng của ta ở quy mô tập thể và cá nhân.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người lại chẳng cảnh giác trước những ý tưởng trú ngụ trong tâm trí họ, khi mà họ thụ động chấp nhận bất kỳ ý tưởng nào hình thành lên hệ tư tưởng của thời đại ta ngày nay. Nói cách khác, hầu hết chúng ta đều bị điều khiển bởi những ý tưởng do người khác mang tới và ta ít khi tự hỏi rằng liệu những ý tưởng như thế là đúng hay sai, có lợi hay có hại và như nhà tâm lý học Silvano Arieti đã cảnh báo:
“Nếu anh ta điều khiển ý tưởng của bạn, thì anh ta sẽ điều khiển luôn cả hành động của bạn, bởi vì mỗi hành động đều được dẫn dắt bởi một ý tưởng.” (the Will to Be Human)
Silvano Arieti.
Đôi khi sự thích ứng (Conformity) thụ động ở vùng đất của những ý tưởng có thể thúc đẩy sự hạnh phúc và góp phần xây dựng nên một xã hội hưng thịnh, mặt khác thì có những ý tưởng xây dựng nên một tinh thần của thời đại lại tạo ra những điều trái ngược. Một số ý tưởng nhất định làm cho ta suy yếu, khiến ta dễ sợ hãi và lo âu, tách rời ta khỏi thực tại, đẩy ta vào cơn thù ghét vô độ, khiến ta kìm nén về mặt tâm lý và làm sai lệch góc quan về bản chất và tiềm năng con người. Kiểu ý tưởng này được tác giả người Nga tên Fyodor Dostoevsky gọi là con quỷ (Demon), và như Richard Pevear đã viết ở lời giới thiệu cuốn tiểu thuyết mang tên Demons của Dostoevsky, xuyên suốt tác phẩm của Dostoevsky tồn tại.
“….khả năng một điều xấu xa hay một ý tưởng kỳ dị chiếm hữu một con người, lừa dối anh ta, tha hóa bản thể của anh, đẩy anh vào tội ác hay sự điên cuồng…Người do ý tưởng sinh ra có thể bị lệch lạc và thậm chí bị nó phá hủy.”
Richard Pevear, Foreword to Demons.
Khi bị quỷ dữ chiếm hữu thì một cá nhân không còn khả năng đối diện với những thử thách cuộc đời nữa. Đối với quỷ dữ, bằng cách làm méo mó và hạ thấp hình ảnh của ta về bản chất và tiềm năng con người, lừa một người đàn ông hay phụ nữ hành xử theo cách đối nghịch với môi trường và gây tổn hại tới cá nhân và sự hưng thịnh của xã hội. Quỷ dữ không dựa vào chân lý và cũng không được xây dựng dựa trên một sự cuốn hút đối với các sự việc và bằng chứng, mà đúng hơn nó là những ảo giác và như Jung viết:
“Những ảo giác đều trái ngược với cuộc sống, nó không lành mạnh chút nào và không sớm thì muộn bạn sẽ bị nó đánh bại.” (v10) Nhưng con người rất dễ bị dính ảo giác và những tiến bộ vượt bậc trong khoa học và công nghệ vẫn chưa giúp ta miễn dịch với những ý tưởng hoang đường, hay như Jung viết:
“Tình trạng tâm lý sinh ra quỷ dữ ngày càng phổ biến hơn bao giờ hết.”
Carl Jung, After the Catastrophe.
Và ông đã phát biểu trong một bài giảng ở đại học Yale:
“Chúng ta chẳng thể nào chắc chắn rằng một ý tưởng mới lạ sẽ không chiếm lấy bản thân và những người xung quanh ta. Ta học được từ lịch sử hiện đại cũng như cổ đại rằng những ý tưởng như thế thường rất kỳ lạ, thực sự kỳ dị đến nỗi nó vượt ra ngoài tầm hiểu biết của lý lẽ. Sự mê hoặc gần như hoàn toàn đối với ý tưởng như này tạo ra một sự ám ảnh điên rồ, với kết quả là tất cả những kẻ phản đối cho dù có đúng hay lý lẽ ra sao, đều bị thiêu sống…hoặc bị loại bỏ bởi đám đông.”
Carl Jung, Psychology and Religion
Quỷ dữ có nhiều hình thức – có thể là ý tưởng gây nên sự bất lực hay thụ động tập nhiễm và chính vì thế mà tiềm năng con người bị giảm sút; những ý tưởng tôn giáo hay xã hội cho rằng một chủng tộc hay một nhóm dân tộc là mối nguy hại tới loài người và chính vì vậy xảy ra những cuộc xử tử và đàn áp hàng loạt; hay những hệ tư tưởng chính trị đề cao số ít cá nhân vượt mặt phần lớn nhân loại và do đó tạo nên một xã hội dính phải cơn loạn thần tập thể của chủ nghĩa toàn trị. Niềm tin ở vế sau, thứ chia rẽ xã hội thành 2 tầng lớp, kẻ thống trị và kẻ bị trị, đã có một lịch sử lâu đời với nhiều thể loại khác nhau. Cho dù đó là chủ nghĩa cộng sản, cai trị bởi những vị vua, hoàng hậu, hay Pha ra ông, hay sự cai trị tự do của những quan chức và chính trị gia trong thời kỳ hiện đại, con ác quỷ của chủ nghĩa toàn trị ngăn chặn sự hưng thịnh của một xã hội bằng cách chặn đứng tiềm năng của số đông và trói buộc xã hội trong ách cai trị toàn diện bởi một nhóm nhỏ những cá nhân đói khát quyền lực và tha hóa:
“…Thật hoang tưởng…khi nghĩ rằng con người là một cỗ máy biết vâng lời. Thật hoang tưởng khi phủ nhận bản chất phát triển không ngừng của anh và cố gắng ngăn chặn mọi suy nghĩ và hành động ở giai đoạn ban sơ để anh phục tùng trước chính quyền.”
Joost Meerlo, Rape of the Mind.
Làm thế nào mà những hệ tư tưởng độc tài lại tạo nên một xã hội với mục đích là để những thứ kinh rợn của nó lan rộng ra khắp nơi? Thông thường, những người đầu tiên bị con ác quỷ của chủ nghĩa độc tài chiếm hữu thường là những cá nhân thèm khát quyền lực cực kỳ và những người muốn giải tỏa cơn khát đó bằng cách kiểm soát người khác:
“Không phải ai cũng muốn cai trị một số lượng lớn những người khác, nhưng những người làm thế sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của rất nhiều người.”
Silvano Arieti, The Will to Be Human.
Khi những cá nhân mang bản chất này có được địa vị trong thể chế và sức mạnh chính trị thì một màn kịch đã được sắp đặt sẵn để cho con ác quỷ của chủ nghĩa độc tài được lan rộng. Bởi, khi những cá nhân này có sức mạnh và nguồn lực, thì con ác quỷ này ngày càng lan rộng hơn và nó thường sẽ tìm cách gieo rắc chủ nghĩa độc tài ưa thích của mình càng xa và rộng càng tốt. Thật không may cho phần còn lại của chúng ta, những tiến bộ trong lãnh vực tâm lý học, và những hiểu biết sâu sắc về tâm lý học đám đông, đã tạo tiền đề cho sự phát triển của các phương thức hiệu quả hơn trong việc đình hịnh lại tâm trí của đám đông và các chính trị gia và quan chức trên thế giới bây giờ có thể sử dụng các phương thức điều khiển tâm trí, hay như Meerlo giải thích:
“Cũng như những tiến bộ về công nghệ của thế giới hiện đại đã tinh chỉnh và hoàn thiện các loại vũ khí của chiến tranh vật lý, tương tự như vậy thì những tiến bộ của con người trong việc hiểu biết về cách thao túng quan điểm của đám đông đã giúp cho họ có thể tu sửa và hoàn thiện vũ khí của chiến tranh về mặt tâm lý…[và] cuộc chiến tranh tâm lý của chủ nghĩa độc tài này…chính là một cách thức tuyên truyền và thôi miên cả thế giới phục tùng theo nó.”
Joost Meerlo, Rape of the Mind.
Nhưng liệu những cá nhân truyền bá các hệ tư tưởng độc tài này đơn thuần chỉ là ác quỷ? Nói cách khác, liệu họ có truyền bá những ý tưởng đó với ý muốn làm hại người khác? Tác giả người Nga tên là
Aleksandr Solzhenitsyn, người sống trong một xã hội bị con quỷ của chủ nghĩa cộng sản kìm kẹp, cho rằng những cá nhân như thế chính là ác quỷ, nhưng họ lại không nhận thức rõ ràng về sự thật rằng mình đang khiến cho một xã hội lụi tàn. Thay vào đó, những cá nhân này tự an ủi bản thân, và những người khác rằng thứ họ đang làm là vì lợi ích của toàn thể xã hội, chứ không chỉ đơn thuần là cho cá nhân của họ, hay như Solzhenitsyn viết:
“Để thực hiện điều xấu thì một con người trước tiên phải hoàn toàn tin rằng những gì anh ta làm là tốt, hoặc đó là một hành động được xem là phù hợp với quy luật tự nhiên.”
Aleksandr Solzhenitsyn, The Gulag Archipelago
Hay như ông giải thích sâu xa hơn:
“Ý thức hệ – thứ mang đến kẻ ác sự biện hộ mà hắn kiếm tìm rất lâu và mang đến cho kẻ bất lương sự kiên định và quyết tâm cần thiết. Chính cái lý thuyết xã hội đã giúp cho hắn có cảm giác rằng hành động của mình là tốt thay vì tự bản thân hắn và những người khác thấy là xấu, nhờ đó hắn sẽ không nghe thấy những lời chì chiết và chửi rủa mà thay vào đó là nhận được những lời khen và tôn vinh.”
Aleksandr Solzhenitsyn, The Gulag Archipelago.
Ở Video tiếp theo ta sẽ khám phá cách một nhóm nhỏ gồm những cá nhân thèm khát quyền lực lại có thể lan truyền con ác quỷ của hệ tư tưởng toàn trị tới đám đông ở quy mô lớn và theo đó gây lên cơn loạn thần tập thể của chủ nghĩa toàn trị. Chúng ta sẽ khám phá những kỹ thuật được dùng để gieo rắc con ác quỷ này, điều gì tạo nên một vùng đất màu mỡ cho sự lây lan của nó và tiếp đó là vai trò của công nghệ thời hiện nay.
“Phép so sánh giữa chủ nghĩa toàn trị và cơn loạn thần không phải là điều ngẫu nhiên,” Meerlo giải thích.
“Những suy nghĩ hoang đường chắc chắn sẽ len lỏi vào từng hình thức chuyên chế và độc tài…Sức mạnh ác quỷ từ thời cổ xưa nay đã quay trở lại. Một sự thúc ép trong vô thức để tiếp tục hủy hoại bản thân được hình thành, biện minh cho một sai lầm bằng một sai lầm mới hơn; để mở rộng và phóng đại vòng bệnh tật luẩn quẩn thành sự thống trị đến cuối cuộc đời…[sự hoang đường] này bắt đầu từ những kẻ lãnh đạo và sau đó được tiếp thu bởi đám đông mà họ đang đàn áp.” (Meerlo)
Joost Meerlo, Rape of the Mind.
P/s: Series về Jung đã dịch sạch trên web của AOI (Academy of Ideas), mình tạm nghỉ tuần để ôn này nọ và cải thiện trình dịch, tất nhiên âu là do bận, nhưng mà mình sẽ cố hết sức để mang đến bản dịch tốt hơn, và bài mới sẽ trong đâu đó tuần sau nữa, thông báo ngắn ngủi vậy, mình chưa sủi sớm nên tranh thủ đọc bài cũ hay nghiền ngẫm. Cheers