Người dịch: Thuận Ân
Loạt bài ở trang www.traditionalstoicism.com sẽ cung cấp những nội dung và tài liệu cho việc học và hành Khắc Kỷ như cách nó được ghi lại trong những tài liệu Khắc Kỷ còn tồn tại đã được diễn dịch lại bởi những học giả danh tiếng. Khắc kỷ truyền thống cố gắng đi theo sát nhất có thể con đường dẫn đến chân thiện mỹ đã được tạo bởi Nguyên Lão La Mã Senica, Nô lệ trở thành triết gia Epictetus, và quốc vương La Mã Marcus Aurelius. Những người cố gắng theo con đường Khắc Kỷ truyền thống cố gắng bảo toàn tình toàn vẹn của hệ thống này theo cách những nhà sáng tạo thủy tổ của Khắc Kỷ đã khẳng định.
Khắc Kỷ bao gì logic, Vũ Trụ học và đạo đức học, và những người sáng lập đã tranh luận và áp đặt về tính không thể tách rời của ba lớp này trong cả việc học lẫn hành Khắc Kỷ. Họ làm vậy vì tính hiệu quả của
Khắc Kỷ phụ thuộc vào cả ba lĩnh vực. Khắc Kỷ cung cấp ba ví von – trứng, động vật và vườn cây ăn quả – để minh họa sự cần thiết phải giữ toàn vẹn cả ba lãnh vực mà một người Khắc Kỷ học và hành. [1]. Như rất nhiều học giả đã chỉ ra, để hiểu toàn vẹn một trong ba chủ đề lớn của Khắc Kỷ, bạn cần kiến thức tổng quát về toàn hệ thống.
Người ta tìm đến Khắc Kỷ vì nhiều lý do. Tuy nhiên, lý do chánh yếu nhất là tìm đến hạnh phúc trong thời đại mà điều này càng ngày càng khó tìm. Hạnh phúc là nhu cầu chung nhất của mọi tâm hồn người. Ta thấy mình chọn chấp nhận cuộc hành trình không biết mệt mỏi này và buộc phải duy trì trạng thái tìm kiếm ấy như đã được ghi chép lại trong suốt chiều dài lịch sử, văn học, và thánh kinh của mọi nền văn hóa. Với nhiều người hiện đại, hạnh phúc luôn nằm ngoài tầm với. Lúc nào cũng đằng chân trời, là đỉnh mà họ luôn phải leo tới. Dấu hiệu của đỉnh cao hoành tráng truyền cảm hứng cho họ kiến tạo năng lượng mới để tiếp tục leo lên. “Đây rồi” – họ nghĩ khi bản thân đã lên được một đỉnh mới nhưng đó là một đỉnh giả, vẫn còn những núi cao hơn phải chinh phục, và hạnh phúc do đó vẫn nằm ngoài tầm với, lại tỏa ánh nơi đường chân trời. Vào một thời khắc nào đó trong đời, nhiều người sẽ thấy thứ hạnh phúc họ tìm chỉ là hư. Vài người bỏ cuộc, những người khác đổi cách tiếp cận.
Khắc Kỷ cung cấp cách tiếp cận khác với hạnh phúc. Nhưng Khắc Kỷ truyền thống không phải là một thứ sửa nhanh, ăn liền trị liệu tâm lý lâm sàng. Việc thực hành Khắc Kỷ là một cách sống, thay đổi hoàn toàn cách một người suy nghĩ và phản ứng với hiện thực. Đầu tiên, hai chữ “hạnh phúc” không phải là cách diễn đạt tốt nhất cho từ “eudaimonia” trong tiếng Hi Lạp. Một cách chính xác hơn là một cuộc sống trôi chảy. Sự phân biệt ấy nghe chừng tiểu tiết tinh vi, nhưng nó cho phép những người Khắc Kỷ khẳng định rằng một người có thể hạnh phúc – trải nghiệm sự trôi chảy ấy – thậm chí trong những hoàn cảnh ngặt nghèo nhất. Những người Khắc Kỷ khẳng định rằng rằng ta cần phải sống một cuộc đời đức hạnh (“virtuous”) để trải nghiệm được hạnh phúc, và những người mà đồng nhất được suy nghĩ và hành động của mình với tự nhiên, với vũ trụ,với logos với những thế lực siêu hình mà định hướng toàn vũ trụ này.
Sự hiện diện của điều thiên trong Khắc Kỷ tạo ra một lằn ranh phân biệt giữa “Truyền Thống” và “Hiện Đại” trong Khắc Kỷ. Rất nhiều người hiện đại đọc thấy những thần, Trời hay Zues trong những tư liệu Khắc Kỷ và giật ngược vì họ nghĩ rằng đấy đang nói về những thần họ học vào ngày Chúa Nhật hay trong thần thoại Hi Lạp; rằng đấy là cùng một vị Chúa mà Nietzsche đã tuyên cáo rằng Người đã chết và những giáo sư đại học “chứng minh” rằng không tồn tại. Dĩ nhiên sự khó chịu với tôn giáo có thể hiểu được và nhiều trường hợp là thích đáng. Nhưng không may là điều đó lại tạo ra một rào cản trí tuệ và cảm xúc với Khắc Kỷ. Do đó, nhiều người hiện đại quyết định loại bỏ mọi thứ liên quan về vũ trụ học của Khắc Kỷ như là cái thiêng và sự quan phòng của vũ trụ. Họ đã sai lầm khi cho rằng chỉ cần giữ lại cái đạo đức Khắc Kỷ thì cũng đủ để tu tập Khắc Kỷ. Tuy nhiên, những thứ Vũ Trụ học ấy là một phần không thể tách rời khỏi hệ thống toàn diện này. Nó đại diện cho lòng đỏ trứng, cái phần hồn của con vật, và là cây của vườn thảo mộc trong những ẩn dụ cho Khắc Kỷ. Khắc Kỷ truyền thống đồng ý với người xưa, vì rõ ràng nếu bạn bỏ lòng đỏ thì không còn là trứng, động vật không còn sống, và vườn thì làm sao có trái.
Dĩ nhiên có chi tiết trong Khắc Kỷ đơn giản là sai theo kiến thức khoa học ngày nay của chúng ta. Nhưng dù sao thì những người Khắc Kỷ không thể nào đúng hết được: Họ đã sống, viết lại và giảng dạy tầm 2 thiên niên kỷ trước. Nhưng những học thuyết căn bản nhất của Khắc Kỷ phải ở đó nếu hệ thống muốn được bảo toàn, thống nhất và vững vàng. Những học thuyết đó định hình Khắc Kỷ và giúp làm nổi bật Khắc Kỷ với những trường phái tư tưởng cùng thời Hy-La cổ khác. Dù có những cuộc tranh luận nảy lửa, bất đồng, và những bước tiến trong suốt tiến trình của chủ nghĩa Khắc Kỷ trong suốt quá trình 500 năm của nó, nhưng không hề có bất kì bất đồng nào về những học thuyết cơ bản giúp định hình và nổi bật chủ nghĩa Khắc Kỷ. Những học thuyết đó cũng không khó để định nghĩa, và không là ý kiến đặc thù và phát kiến của những người đọc và cố gắng thực hành Khắc Kỷ truyền thống. Những chủ thuyết gốc rễ của chủ nghĩa Khắc Kỷ được nhận dạng rõ ràng và định nghĩa rõ ràng bởi những học giả có tiếng về triết lý Khắc Kỷ. Tất cả sách và bài đăng nói về Khắc Kỷ đều định nghĩa rõ các chủ thuyết ấy và trong loạt bài này sẽ nói về những chủ thuyết ấy.
Khắc Kỷ truyền thống thì không dễ dàng, và không phải ai cũng theo được. Mỗi người phải tự chọn con đường riêng của mình, và nhiều người sẽ thấy thích phiên bản hiện đại của Khắc Kỷ hơn. Dẫu vậy, những ai theo đuổi con đường Khắc Kỷ truyền thống sẽ thấy có rất nhiều tài liệu học thuật đánh dấu rõ ràng con đường triết học Khắc Kỷ truyền thống. Mục d0ích của loạt bài này là sử dụng những tài liệu về Khắc Kỷ truyền thống ấy viết thành những bài đọc để giúp đọc giả ứng dụng trực tiếp vào đời sống, đồng thời có thể dựa trên những tài liệu được dẫn chứng ấy để mà tự thực hiện nghiên cứu độc lập.
Dù con đường truyền thống hay hiện đại, có sự hữu ích rất lớn nếu bạn đọc những tài liệu cổ của Khắc Kỷ còn sống sót đến ngày nay cùng những bàn luận liên quan. Như đã được chỉ ra bởi vô số học giả, mọi lãnh vực nghiên cứu của Khắc Kỷ, gồm cả đạo đức, chỉ có thể được hiểu rõ và đầy đủ trong ngữ cảnh của toàn hệ thống. Chỉ sau khi đã học tập hoàn thiện về Khắc Kỷ, một người mới có thể được trang bị đầy đủ để theo Khắc Kỷ truyền thống hay một trong những biến thể hiện đại của chủ nghĩa này. Không có kiến thức vì sao Khắc Kỷ truyền thống phải kinh qua đường đầy vất vả với những dốc đồi khó nhọc, thì ta có thể nhầm lẫn rằng thung lũng đầy hoa cỏ và tốt lành dưới kia là con đường ngắn hơn, an toàn hơn đến đức hạnh và hạnh phúc.
[1] Laertius, D. Lives of eminent Philosophers, 7.40