Cre: Sang Do.
Ps: bài mới viết. Ko phải repost. Bài nặng. Ai muốn thông nó viết gì thì đọc cỡ 3 – 5 lần. If you like. (Danh do).
Vào bài.
Hôm bữa ngồi chơi với tụi bạn, tình cờ xem 1 mv gần đây có Châu Bùi. 1 thằng bảo, ‘nhìn con này cũng bình thường mà, sao nó giờ nó hot dữ’; đứa khác thì bảo, ‘nhìn xinh mà, có nét, mắt to…’ Thế là 1 dòng suy nghĩ đến với mình như bị ỉa chảy. Nhưng mình ko dám xả ra ngay tại chỗ làm anh em mất vui, đành phải nhịn rồi mới xả ở đây.
Để hoạt động trong xã hội thì mỗi người cần 1 bảng giá trị, hệ tư tưởng. Bạn dựa vào cái bảng này để đánh giá xem cái gì tốt, cái gì xấu. Cái bảng này dựa vào hệ thống nhu cầu; cái gì hợp với nhu cầu thì là tốt là đúng, cái gì ko thỏa mãn nhu cầu thì là xấu là sai. Và nhu cầu của bạn lại dựa vào tầm nhìn, nhận thức của bạn; kiểu tầm nhìn cao thì muốn giúp người báo đáp cuộc đời, tầm nhìn thấp thì ‘tôi’ sung sướng là được… Bài này cũng chỉ loay hoay về vấn đề hệ thống tư tưởng và nhu cầu, mình đã viết chắc 1-2 lần, cơ mà ko hiểu sao nó cứ ở trong đầu dưới dạng khác, nên đành xả ra thành bài này.
Để làm 1 vài ví dụ về cái hệ thống gồm 3 layers bảng giá trị – nhu cầu – nhận thức mà mình mới chế (tâm lý học hay triết học nào đó cũng nói về cái này mà dùng khái niệm khác, layers khác, lâu quá quên rồi, nên đành chế lại hệ thống này). Sống là sáng tạo. Có tài năng nghệ thuật thì sáng tạo tác phẩm nghệ thuật. Có năng khiếu kinh doanh thì tạo ra sản phẩm dịch vụ. Có năng khiếu vận động thì làm vận động viên. Ở layer nhận thức, từ “nhận thức” ở đây ko chỉ là khả năng tư duy. Trời cho bạn tài gì thì bạn có “nhận thức” cao ở mảng đó; từ “nhận thức” ở đây bao luôn cho từ ‘expertise’ và ‘tài năng’. Bạn là vận động viên thì dù bạn có vấn đề đọc hiểu, nhưng mình vẫn sẽ nói “nhận thức” của bạn về mảng vận động cao. Cái ‘tài năng/nhận thức thiên bẩm’ này nó khá là cá nhân, mỗi người đều đặc biệt; cần phải rèn luyện, hay trải qua quá trình individuation, mới đc bộc lộ và phát triển rõ nét. 1 coder sẽ muốn/ có nhu cầu ngồi máy liên tục để viết code. Bắt 1 coder đi chạy bộ hay 1 marathoner ngồi viết code đều là hành động tra tấn đối với họ. Bạn thường có nhu cầu liên quan đến những thứ bạn có ‘nhận thức’ cao. Kiểu bạn có perfect pitch thì bạn sẽ thích nghe/làm nhạc. Đấy là sự liên hệ giữa “nhận thức” và “nhu cầu” ở các mảng khác nhau. Trong cùng 1 mảng, ví dụ như văn học/luận, nếu như bạn ở tầng nhận thức chuyên nhai sách của Taleb hay combo của Jordan Peterson là Carl Jung + Dostoevsky + Nietzsche, bạn sẽ khó mà có nhu cầu đọc self-help hay ngôn tình nữa. Ngược lại, người có nhận thức ở tầng self-help cũng chả muốn nhai đống sách của mấy ông trên. Là 1 sinh vật với nhận thức của con người, thì bạn sẽ có 1 hệ thống nhu cầu bao gồm ăn uống ngủ ỉa chịch… đi kèm với nhận thức con người. Với ‘nhận thức’ của 1 thằng đàn ông thì bạn sẽ có nhu cầu ‘thân mật với phụ nữ’. Ko phải là bạn thích phụ nữ rồi bạn sẽ là đàn ông; nhu cầu ko quy định nhận thức; nhu cầu chỉ là biểu hiện của nhận thức. Bạn là đàn ông thì bạn mới thích phụ nữ; nhận thức quy định nhu cầu.
Oke, giả sử bạn là 1 thằng nerd code, (xác suất cao là) bạn ko có nhu cầu ‘có 1 cơ thể mạnh và đẹp’ như nhận thức của 1 vận động viên. Thế là việc ăn đồ béo, ko tập thể dục sẽ ko phải là 1 việc xấu ĐỐI VỚI bạn. ‘Nerd coder’ là 1 nhận dạng ở tầng lý trí; ở tầng căn bản hơn, bạn là 1 con người. Nhận thức ở tầng căn bản này vẫn sẽ gắn cho bạn những nhu cầu căn bản như ăn uống ngủ chịch… và bạn vẫn sẽ biết là ‘sức khỏe’, ‘của cải’ là việc tốt. Thật sự là ko có cái đúng/sai tuyệt đối. Nhưng mà có cái đúng/sai thực tế, cái đúng/sai căn bản của loài người. Trước khi bạn đóng bất cứ vai diễn nào với bất cứ bảng giá trị nào; thì bạn vẫn là người, vẫn có nhận thức của con người, kéo theo đó là nhu cầu của con người và bảng giá trị của loài người. Làm người thật khó. What does it mean to be a human? (Làm người có nghĩa là gì?) câu hỏi này hơi bị khó vì con người thay đổi theo thời gian. 1 ví dụ cá nhân, hồi lớp 5 ước mơ lớn nhất đời người của mình là nằm võng chơi God of War 2, uống 7up, ăn KFC; lúc đấy mình ko thể nghĩ đc là có gì đó tuyệt diệu hơn thế. Sau khi dậy thì, cái package ‘bản năng con đực’ đc kích hoạt trong nhận thức thì mình mới biết là con gái tuyệt diệu hơn. Sau này bị thông não thì thấy nhập định (phê pha trong samadhi) lại ảo diệu hơn nữa. Ai biết dc nhận thức của mình sẽ thay đổi như thế nào trong vài tháng hay vài năm tới, có lẽ là mình sẽ quay trở lại lấy việc nằm võng chơi game là đỉnh cao cuộc đời. Ở nhận thức khác ko có nghĩa là ko còn biểu hiện của nhận thức cũ. Nó giống như nhận thức mới chồng lên nhận thức cũ hơn, layers on top of layers.
Extra thinking, ý liên quan nhưng ko muốn cho vào bài: Cái gì quy định nhận thức? Dùng từ ‘thiên bẩm’, kiểu cha mẹ sinh con trời sinh tính, cũng khá là chuẩn, nhưng dễ gây hiểu nhầm. Nhận thức của bạn đc quy định bởi luồng thông tin từ môi trường mà bạn sống. Bạn ko có quyền kiểm soát thông tin input.
Bạn nghĩ bạn có quyền chọn học hay làm gì đó, nhưng ‘ý định chọn đồ xịn’ là 1 output mà bạn tự động xử lý sau khi nhận input ngoài tầm kiểm soát. Câu hỏi cái gì quy định nhận thức lại liên quan đến vấn đề free will và determinism. “I do not believe in free will. Schopenhauer’s words: ‘Man can do what he wants, but he cannot will what he wills,’ accompany me in all situations throughout my life and reconcile me with the actions of others, even if they are rather painful to me. This awareness of the lack of free will keeps me from taking myself and my fellow men too seriously as acting and deciding individuals, and from losing my temper.” — Albert Einstein (1932), “My Credo”, Aug [5
Đống chữ trên là lý do tại sao mình phải nhịn khi tính thông não tụi bạn vụ Châu Bùi và vẻ đẹp. Too long to read. Nói chung là theo hệ thống ở trên thì ko có đẹp/xấu, đúng/sai tuyệt đối. Bảng giá trị dựa vào nhu cầu, và nhu cầu dựa vào nhận thức. Mà nhận thức có nhiều khía cạnh, chiều ngang và chiều sâu; thay đổi theo thời gian. Châu Bùi chỉ là 1 hình ảnh phóng chiếu, là biểu hiện của 1 vài ý tưởng. Bạn thích ý tưởng ấy thì Châu Bùi đẹp, bạn ko thích ý tưởng ấy thì Châu Bùi xấu. Châu Bùi ko đẹp/xấu tuyệt đối, Châu
Bùi chỉ nhìn hợp thời. Ví dụ khác, hồi xưa xem phim “Người trong giang hồ” thấy Trần Hạo Nam cool vãi nồi; mình cũng luyện hết series truyện manhua này luôn rồi. Nhưng Trần Hạo Nam chỉ là hình ảnh đại diện cho ‘sự tự do’, ‘nam tính’, ‘nghĩa khí’, ‘anh hùng’. Sau này lớn hơn 1 tí thì nhận thức/tầm nhìn thay đổi. Trần Hạo Nam ko hẳn biểu hiện của sự tự do hay anh hùng như mình từng nghĩ, thế là nhìn lại thấy THN chả khác gì Khá Bảnh, chả có mịa gì để hâm mộ cả. Cộng thêm khoản làm giang hồ ko có ích gì lắm cho xã hội nữa. Bây h mình thấy Putin đại đế là chất nhất. Bởi vì Putin là hình ảnh phóng chiếu của những ý tưởng mà mình cho là đẹp và ngầu trong hiện tại.
Có một hình ảnh mà chắc thằng con trai nào cũng phải trải qua khi dẫn bạn gái đi shopping. Khi bạn gái nó cầm cái áo, ướm vào người, và hỏi “đẹp ko anh?” Một thằng con trai bình thường thì bạn gái đẹp thì mặc gì chả đẹp, ko mặc càng đẹp. Thằng nghèo thì phải xem giá trước đã. Thằng thích triết thì sẽ hỏi “đẹp là gì? Cái gì quy định vẻ đẹp? Tại sao gái lại cần confirmation của mình?” Còn người rừng thì sẽ nghĩ “Đẹp là cái đéo gì? Có ăn đc ko?”
Mỗi thế hệ xã hội sẽ có 1 theme, 1 dạng nhận thức riêng. Thế là mỗi thế hệ có 1 hoặc nhiều cách quy định đẹp/xấu riêng; 1 xu hướng thời trang riêng. Youtube có series 100 years of beauty hay beauty over time gì đấy khá là thú vị. https://www.youtube.com/watch?v=kpYv5fy22AA .
Đôi lúc mình tự hỏi ‘ngày xưa người ta nghĩ gì mà ăn mặc kiểu này’. sau đó nhìn từ góc nhìn của người xưa, mình lại nghĩ ‘thế hệ mình suy nghĩ gì mà ăn mặc kiểu này?” Sau đó nghĩ về tương lai, “ Thế hệ trẻ vài chục năm sau sẽ cười vào mặt thế hệ mình ko?”. Ở Việt Nam thì đầu 2000s là mốt tóc 2 mái quần ống loe, cỡ 2008 gì đấy là tóc mái xéo, bờm sư tử, dép đốc-tờ; hồi 2015 gì đấy là undercut, bây h là gì thì ko biết. Thời trang là thứ thay đổi liên tục. Bởi vì khái niệm ‘đẹp’ của loài người thay đổi liên tục. Bởi vì nhận thức của loài người thay đổi liên tục. ‘Đẹp’ chỉ là 1 ý tưởng mà mọi người tưởng tượng ra rồi đồng ý với nhau. Tranh luận cái gì hay/dở, đẹp/xấu, đúng/sai trên phương diện tương đối thì hay và vui đấy. Nhưng ở phương diện tuyệt đối thì, đéo có tuyệt đối.
Để nói thêm về hình ảnh phóng chiếu của 1 ý tưởng. Cách dễ hiểu cái khái niệm này nhất là xem quảng cáo. Apple: https://www.youtube.com/watch?v=5sMBhDv4sik. slogan “Think Different”. https://www.youtube.com/watch?v=WYP9AGtLvRg “Find your Greatness”, “Just Do It”. https://www.youtube.com/watch?v=_XOa7zVqxA4 Dove, “myBeautymySay”.
Các đoạn quảng cáo trên ko hề nói về lợi ích hay tính năng của sản phẩm, chúng chỉ nói về những ý tưởng, và tinh túy của những ý tưởng ấy đc gói gọn trong cái slogans. Khi bạn mua 1 đôi giày nike, dĩ nhiên là bạn nghĩ bạn thấy nó đẹp. Nhưng tại sao bạn thấy nó đẹp? Đối với dân thể thao thì đôi giày đại diện cho ý chí ‘just do it’, ‘ko bỏ cuộc’, ‘thành công’, ‘hy vọng’… đi giày đấy vào thì tập sung hơn. Mua giày chỉ là hình thức, thứ bạn thực sự muốn mua là ý tưởng đằng sau đôi giày. Thứ bạn muốn mua là ‘find your greatness’ và ‘just do it’.
https://visme.co/blog/types-of-advertising-appeals/ blog này nói khá chi tiết về các loại appeal (chả biết dịch sao) mà quảng cáo dùng; phần ham muốn nào mà quảng cáo đánh vào tâm lý bạn.
Như đã nói ở trên, bạn cho thứ gì đó là đẹp, bởi vì ý tưởng đằng sau nó hợp với nhận thức của bạn. Nếu nó ko có ý tưởng gì đằng sau, thì bạn tự cho là nó đẹp, hoặc người ta nói với bạn là nó đẹp rồi bạn chấp nhận ý kiến đó. Vấn đề này thì lại liên quan đến tâm lý đám đông, 1 chủ đề dài vl. Khi ở chung 1 tập thể, thì mọi người thường quan sát hành động của nhau và hùa theo tâm lý chung, với mục đích là hòa nhập với cộng đồng. Chứ thật ra từng cá nhân thường thường đều clueless, chả biết cái mẹ gì, ko có chính kiến. Dù có chính kiến nhưng cũng sẽ rất dễ buông để fit in vào tập thể; bởi vì con người là loài động vật xã hội, hùa theo tập thể là program bản năng rồi. Thế là xã hội hay tập thể sẽ chia ra 2 nhóm, nhóm tạo ra trend và nhóm đú trend; aka nhóm chăn cừu và đàn cừu. Ví dụ khá rõ ràng gần đây là trend rap Việt. Rap đã vào VN từ lâu rồi. Underground là tập thể đầu tiên, những người chăn cừu và đàn cừu đầu tiên.
Sau đó thì 1 vài người chăn cừu vào mainstream, 1 vùng đất màu mỡ với những đàn cừu chăn ko hết.
Nhưng những đợt sóng trước ở mainstream ko đủ mạnh để gây rung động cho xã hội như cái show rap Viet. nếu rap thực sự hay [1 cách tuyệt đối], thì phần lớn xã hội đã đú rap từ lâu 1 cách tự nhiên rồi, ko cần chờ đến Rap Việt. Nhận thức của mainstream thường gắn với ý tưởng về ‘tình yêu’, ‘nhân văn’, ‘đẳng cấp’. Chúc mừng team rap Việt đã thành công trong việc thông não dân Việt, tạo ra những sản phẩm rap gắn với những khái niệm phù hợp với nhận thức của mainstream. Sau đó, khi ‘rap’ đã là 1 phần của nhận thức mainstream, bạn có thể dễ dàng nhồi vào nhận thức mainstream những ý tưởng về ‘tình dục’, ‘gangster’, ‘hàng họ thuốc lá’; bởi vì những ý tưởng này vốn liên quan đến nhận thức ‘rap’. Nhận thức trong nhận thức, layers within layers. À mà có khi nhận thức mainstream đã tích hợp ý niệm của rap từ lâu, rồi các producers khi thấy thời cơ chín mùi thì làm ra show rap Việt để gom tiền. Anh hùng tạo thời thế, hay là thời thế tạo anh hùng? mình ko biết và cũng ko quan tâm. Quan sát của mình về trend rap chỉ xảy ra khi hang out với tụi bạn. Mình ko biết lịch sử hay có data về trend rap này để đưa ra phân tích hay kết luận về sự thay đổi của nhận thức xã hội. Thứ mình đang nói chỉ là kiến giải về cơ chế hình thành trend.
Trend, làn sóng văn hóa – nhận thức, vẽ ra thì nhìn nó giống như 1 bell curve graph, biểu đồ hình chuông.
Nhóm 1 và 2 là nhóm tạo trend. Nhóm này có risk là nếu ko bắt đc xu hướng nhận thức tập thể thì sẽ bị cho ra rìa. Nhưng nếu tạo đúng thì sẽ thành nhóm 0, on top of trending. Càng xa 0 thì risk càng cao, lợi ích càng thấp và càng cần nhiều thời gian chờ nhận thức tập thể thay đổi. Nhận thức của nhóm 0 là top trending của nhận thức tập thể, cho nên nhóm 0 biết rất rõ nhu cầu và bảng giá trị của tập thể, kiểu dò bụng ta ra bụng người. sản phẩm nhóm 0 tạo ra là tập thể sẽ bu vào hít hà. Bởi vì nhận thức tập thể luôn thay đổi, cả chiều rộng lẫn chiều sâu trên nhiều khía cạnh; người ở nhóm 0 nếu muốn giữ vị trí ở nhóm 0 thì cũng buộc phải thay đổi nhận thức của mình. Ca sĩ ko on top hoài đc, họ nghỉ vài tháng thay đổi phong cách, họ thành người nhóm 1, sau đó họ come back để tập thể lại biến họ thành nhóm 0. Nhóm -1, -2 là nhóm đú trend, hít hà mạnh nhất. Bởi vì phần lớn xã hội ko có chính kiến, thường quan sát trend rồi mới đú, nên phần lớn xã hội luôn luôn đi sau và thuộc nhóm -1 -2. Nhóm 3+ (to infinity and beyond) là những con người đi trước thời đại, đôi khi là quá xa. Có lẽ họ là những người có tầm nhìn xa, những người push the limit of humanity (đâm thủng giới hạn của loài người). Mời coi lại video nhồi sọ của Apple: https://www.youtube.com/watch?v=5sMBhDv4sik với slogan “Think Different”.
Có lẽ nhận thức tập thể sẽ ko bao giờ shift đến nhận thức của họ, đưa họ lên top và cho họ những lợi ích mà tập thể có thể offer, thế là họ sống đời loser. Ví dụ 1, Van Gogh – đc coi như cha đẻ của nền hội họa hiện đại – nhưng khi tập thể đưa ổng lên top thì ổng tự out game rồi. Ví dụ 2, 1 nhà văn mà mình thích là Herman Melville với tác phẩm kinh điển Moby Dick. Nội dung quyển này đã khá là ảo và điên rồi nên đc xếp vào hàng kinh điển. Sau này nhận thức của Herman Melville còn đi xa hơn nữa, đến mức ế sách do tập thể éo thể nhai đc ý tưởng ở tầng nhận thức này. Ví dụ 3, Nietzsche và Dostoevsky là nhà văn/triết gia nổi bật của chủ nghĩa hiện sinh. Nietzsche thì tiên đoán trend chủ nghĩa hư vô (nihilism) của châu u ở thế kỷ 20, rồi đưa ra chủ nghĩa hiện sinh và khái niệm Übermensch (siêu nhân) làm giải pháp.
Dostoevsky thì dự đoán cách mạng cộng sản Nga. À chợt nhớ thêm 1 ví dụ về nắm bắt trend, 1 ví dụ từ rap Việt. https://www.youtube.com/watch?v=Wn1ucSLmRO4. Sau khi quẩy xong thì Justatee có tâm sự là đã muốn làm rap melody từ 2008, nhưng lúc đấy nhận thức xã hội chưa shift tới đây nên ko có người nghe, anh đành làm nhạc khác phù hợp với mainstream hơn; đến bây h thì thiên thời địa lợi nhân hòa, anh rất vui vì đc quẩy với con người cũ của mình lúc xưa. Có thể thấy là Justatee rất tỉnh về vấn đề đi trước thời đại, kiếm tiền và theo đuổi đam mê.
Muốn giàu, muốn ‘thành công’ trong xã hội; thì phải tạo ra sản phẩm dịch vụ thỏa mãn nhu cầu xã hội, rồi xã hội sẽ báo đáp lại. Để hiểu nhu cầu và bảng giá trị của xã hội thì phải hiểu trend nhận thức của xã hội. Tạo trend là 1 nghệ thuật mà mình éo biết, thôi chốt thêm cái video này khá hay về khái niệm tạo trend rồi move on. https://www.youtube.com/watch?v=9UspZGJ-TrI
Đây là tôi (danh do sau khi đọc xong bài này của sang do). À, bài này còn 2 bài nhỏ nữa. Mà 2 ý khác. Để post sau