“Hầu hết chúng ta có 2 cuộc sống. Cuộc đời ta đang tồn tại, và 1 cuộc đời khác bên trong ta. Giữa cả 2 ngự trị Sự Kháng Cự.” (The War of Art, Steven Pressfield)
Tại những thời điểm nhất định trong cuộc đời, ta trải qua một lời cầu gọi từ cái tôi cao hơn (Higher self) của mình. Lời cầu gọi này thường hiện diện trong những khoảnh khắc tăm tối và ta nhận ra rằng mình chỉ có 2 lựa chọn trước mắt: sống một cách cao cả, hoặc tiếp tục đi vào con đường cụt mà sẽ chỉ dẫn tới nhiều thất vọng và đau khổ hơn. Trong khi sự hiện hình của cái tôi cao hơn có thể cung cấp cho ta nguồn cảm hứng tạm bợ, ta hiếm khi tuân theo mệnh lệnh của nó lâu dài. Thay vào đó, ta quay trở lại với lối sống lề thói và sống tuân theo những ham muốn cơ bản, thờ ơ, và hoài nghi.
Nhiều người ko để tâm tới lời kêu gọi của cái tôi cao hơn bởi vì sâu trong thâm tâm, họ biết việc trả lời một lời kêu gọi như vậy khó khăn đến nhường nào. Theo lời của Nietzsche, “họ sợ cái tôi cao hơn bởi vì, khi nó lên tiếng, nó lên tiếng một cách đòi hỏi” (Nietzsche, Human, all too Human) Họ mong muốn trái ngọt của thành công, sự tự tin, và lòng can đảm, thứ đi kèm với sự phát triển bản thân, nhưng họ ko sẵn lòng trải qua cái kỷ luật và đau đớn cần thiết để đạt được những trái quả đó. Điều mà những cá nhân thiếu trong trường hợp này đó là sự tham vọng. Nếu ko nhen nhóm điều mà nhà thơ Holderlin gọi là “ngọn lửa linh thiêng bên trong” thì rất ít người sẽ sẵn lòng trải qua công cuộc thay đổi bản thân tích cực khó nhằn.
“Tôi tin rằng, tham vọng, là nền tảng nguyên thủy và quan trọng nhất của con người. Để cảm nhận tham vọng và hành động theo đó chính là đi theo lời cầu gọi độc nhất của linh hồn. Ko hành động theo tham vọng đó chính là quay lưng với chính bản thân và lý do cho sự tồn tại của ta.” (Steven Pressfield, Turning Pro)
Tuy nhiên, thiếu đi tham vọng, ko phải là thứ duy nhất giữ ta lại. Chán nản việc lãng phí cuộc đời đắm chìm trong nỗi sầu và các thói quen xấu, thời cơ xuất hiện khi ta vô cùng mong muốn ko gì khác ngoài cơ hội để thực hiện công việc khó nhằn và kỷ luật cần thiết để sống 1 cách cao cả. Tuy nhiên vì vài lý do, ta chỉ ko thể tiến triển thêm chút nào. Ta cảm thấy 1 sự lôi kéo mạnh mẽ từ cái tôi cao hơn, nhưng ta cảm thấy 1 sự lôi kéo mạnh hơn nữa ở phía đối nghịch, chống đối mọi nỗ lực để tiến về phía trước trên con đường đúng đắn. Steven Pressfield gọi sự chống đối từ bên trong này là Kháng Cự, và cảnh báo rằng nó là kẻ thù lớn nhất ta sẽ phải đối mặt.
“Kháng Cự là thế lực gây hại nhất trên hành tinh… Chịu nhường trước Sự Kháng Cự làm méo mó tinh thần ta. Nó làm ta còi cọc và biến ta kém cỏi hơn chính mình những gì mình được sinh ra để trở thành… Mạnh mẽ như lời kêu gọi hiện thực hóa của tâm hồn ta, những thế lực của Kháng Cự bày binh chống lại nó cũng có uy lực như vậy.” (Steven Pressfield, The War of Art)
Kháng Cự là một tập hợp các khuôn mẫu tâm lý-hành vi (psychobehavioral) và thói quen cản trở ta để tâm tới lời kêu gọi từ cái tôi cao hơn. Bào chữa, hợp lý hóa, sợ hãi, lười biếng, trầm cảm, lo âu, trì hoãn, và khuynh hướng tự chữa trị, tất cả đều là biểu hiện của Kháng Cự. Bởi Kháng Cự là thứ chống đối bất kỳ chuyển động nào từ trạng thái thấp lên cao, trừ khi ta học cách vượt qua chúng, 1 cuộc đời tầm thường sẽ là số phận của ta.
“Mục tiêu của Kháng Cự ko phải làm tổn thương hay tàn phế. Kháng cự nhắm tới việc giết. Mục tiêu của nó là tâm điểm của con người: đặc tính, tâm hồn của ta, món quà độc nhất và vô giá ta dùng trên trái đất này để cho đi và rằng ko ai khác có được ngoài chúng ta… Khi ta đấu với nó, ta đang ở trong 1 cuộc chiến sinh tử.” (Steven Pressfield, The War of Art)
Khoảng 2300 năm trước ở nơi ngày nay là Hoa Bắc (miền Bắc Trung Quốc), 1 dòng dõi các nhà lãnh đạo quân sự đã mang kiến thức của cả tập thể vào dạng văn bản, định hình ra thứ ngày này được biết đến như là The Art of War (Binh Pháp Tôn Tử) của Sun Tzu. Trong khi mục đích chính của bản văn này là cung cấp những nhà lãnh đạo quân sự góc nhìn sâu sắc về cách để chinh phục kẻ thù, cái uyên thâm của nó nằm ở sự thực rằng nó mang tới minh triết trường tồn về cách đương đầu với bất kỳ hình thức xung đột và bất kỳ loại kẻ thù nào. Do đó, để có lời khuyên về cách vượt qua Kháng Cự – kẻ thù bên trong – ta có thể chuyển sang cuốn The Art of War để có cái nhìn sâu lắng.
“Nếu ngươi hiểu kẻ thù và bản thân mình, trăm trận ko nguy khốn. Nếu ngươi hiểu bản thân chứ ko phải kẻ thù, một thắng cùng với một thua. Nếu ngươi ko hiểu kẻ thù lẫn bản thân, mọi trận chiến đều cầm chắc thất bại. (Sun Tzu, The Art of War)
Note:1 thắng cùng 1 thua có nghĩa là thắng nhưng mà cũng sẽ chịu tổn thất tương xứng.
Như minh triết thời cổ đại dặn dò, để vượt qua Kháng Cự và khuynh hướng tự hủy hoại bản thân, ta ko nên phớt lờ hoặc giả vờ nó ko tồn tại, mà hãy nghiên cứu các đặc tính tiêu biểu mà nó phô bày ra để củng cố bản thân chống lại nó tốt hơn.
Đặc tính định rõ Kháng Cự nằm ở tính phổ quát của nó. Bất kỳ khi nào ta dùng lời viện cớ để biện minh cho cách sống mù quáng của mình, hay để cho sự thờ ơ định hình đời mình, ta đang tham gia vào các khuynh hướng có tính phổ quát và tất cả đều có, kể cả những người thành công nhất trong số chúng ta. Ta ko thể xóa bỏ Sự Kháng Cự ra khỏi cuộc đời 1 lần và mãi mãi, thay vào đó ta phải nhìn nhận chúng như là 1 phần của bản chất con người và học cách tiến về phía trước mặc cho sự hiện diện của nó.
Lý do Kháng Cự rất khó để đối đầu, và khuynh hướng tự hủy hoại bản thân lại lan tràn đến vậy, là vì Bản Chất Không Kiên Định (Protean nature) của nó. Kháng cự mang nhiều hình thái và thay đổi thường xuyên đến nỗi hầu như ta ko để ý tới cách mà nó phản đối ta. Một hình thái đặc biệt nguy hiểm mà Kháng Cự mang đến đó là việc phóng chiếu Sự Kháng Cự bên trong ta vào những người xung quanh và tình huống. Ta sau đó đóng vai nạn nhân và đổ lỗi cho những người thân thiết, công việc, xã hội, và tình trạng của thế giới, hoặc thậm chí là Số Phận, vì sự tầm thường và khốn đốn của ta. Sự phóng chiếu cực kỳ gây hại vì nó ko chỉ ngăn ta nhận lấy trách nhiệm cần thiết cho cuộc đời, mà nó còn làm tổn thương tới mối quan hệ với những người thân thiết. Để chiến đấu với khuynh hướng này, Pressfield khuyên ta nên sử dụng câu thần chú sau:
Note: Protean Nature: Dựa vào 1 vị thần cổ đại tên Protean, ý chỉ sự thay đổi liên tục và ko kiên định.
“Kháng Cự đến từ bên trong. Nó được tạo ra bởi bản thân và tự tồn tại. Kháng cự chính là kẻ thù bên trong.” (Steven Pressfield, The War of Art)
Trong khi phóng chiếu rõ ràng là một hình thái nguy hiểm của Kháng Cự, biểu hiện mạnh mẽ nhất của nó xuất hiện dưới dạng nỗi sợ. Sợ phản hồi với thứ gì đó có tiềm năng gây hại là một phản hồi tự nhiên và khỏe mạnh, nhưng ta ko chỉ sợ những gì gây ra mối đe dọa đến ta, mà còn sợ hãi điều tốt đẹp nhất (Highest good), Abraham Maslow quan sát đặc điểm này của bản chất con người, viết rằng:
“Chúng ta sợ những tiềm năng cao nhất…Ta thường sợ trở thành thứ mà mình thoáng thấy trong những khoảnh khác hoàn hảo nhất, dưới điều kiện hoàn mỹ nhất, dưới điều kiện của lòng gan dạ cao quý nhất.” (Abraham Maslow, The Farther Reaches of Human Nature)
Note: Highest good: Theo như định nghĩa của Aristotle thì Eudaimonia chính là Highest good của con người, hay còn gọi là điều tốt đẹp nhất. Eudamonia chính là đích đến cuối cùng của con người, nó là một hoạt động, 1 tiến trình liên tục hiện thực hóa tiềm năng bản thân, trui rèn phẩm hạn, 1 sự khổ cực nhưng đáng để hướng tới đích đến cuối là một cuộc đời đủ đầy. Nó liên quan tới việc tìm kiếm đức hạnh và ý nghĩa để phấn đấu lâu dài, hoàn thành nghĩa vụ, đầu tư vào các mục tiêu tốt…
Điều tốt đẹp nhất mà ta sợ được Steven Pressfield gọi là “lời kêu gọi thực sự” của ta. Để sống phục vụ cho lời kêu gọi như vậy chính là tập trung cuộc đời ta quay quanh 1 hình thái làm việc hiệu quả mà ta nhận thấy là có tính thử thách và hấp dẫn. “Ta càng sợ 1 nhiệm vụ hay lời cầu gọi bao nhiêu, ta càng chắc chắn rằng mình phải làm nó bấy nhiêu.” (Steven Pressfield, The War of Art) Với kiến thức này, ta có thể tận dụng nỗi sợ và để nó dẫn hướng ta tới vị trí của những tiềm năng cao nhất. “Điều bạn sợ chính là 1 dấu hiệu cho những gì bạn kiếm tìm.” (Thomas Merton), nhà văn người Mỹ Thomas Merton viết.
Nhưng một khi ta đã xác định hình thức làm việc hiệu quả phù hợp nhất với ta thì chỉ còn 1 điều cuối cần phải làm: bắt đầu hành động mỗi ngày vì mục tiêu tập trung cuộc đời quay quanh lời kêu gọi thực sự của mình. Tuy nhiên, khi ta làm, ta có thể chắc chắn rằng Kháng Cự sẽ hiện diện trên mỗi bước đường, và giống như Sirens of Odysseus, nó sẽ cố dụ dỗ ta rời xa khỏi sứ mệnh cuộc đời theo cách quyến rũ và mê hoặc. Nhưng cũng như Odysseus có thể vượt qua Sirens bằng cách để cho các thủy thủ của mình nhét sáp ong vào tai và trói bản thân mình (Odysseus) vào cột buồm của con tàu, chúng ta có thể chống lại sự cám dỗ của Kháng Cự. Pressfield nghĩ rằng, tầm quan trọng của việc thực hiện điều này, ko nên quá phóng đại. Bởi khả năng làm chủ Kháng Cự, ngày này qua ngày khác, là thứ tạo nên sự khác biệt giữa những người đã “trở nên chuyên nghiệp” trong lãnh vực tương xứng của họ, với những người mãi mãi bạc phận ko còn gì khác ngoài “sự nghiệp dư”.
Sirens: 1 sinh vật trong cuốn Odysseus, đây là những sinh vật dụ dỗ các thủy thủ bằng giọng hát của mình, quyến rũ họ bị thôi miên và giết chết họ bằng cách làm đuối nước hay ở trên hòn đảo của chúng suốt đời…
“Trở nên chuyên nghiệp giống như từ bỏ thói quen dùng ma túy hoặc ngừng uống rượu chè. Nó là 1 quyết định, 1 quyết định mà ta phải cam kết lại mỗi ngày. Từng ngày, kẻ chuyên nghiệp hiểu rằng, anh ta sẽ thức dậy đương đầu cùng một con quỷ, cùng một Sự Kháng Cự, cùng một sự tự hủy hoại bản thân…Điều khác biệt chính là anh ta sẽ ko chịu nhường cho những cám dỗ đó ngay bây giờ. Anh ta sẽ làm chủ chúng, và sẽ tiếp tục làm chủ chúng.” (Steven Pressfield, Turning Pro)