Sáng nay ăn sáng (sandwich phết mật ong, ngon phết, cũng rẻ độ 6k cho bữa sáng) thì coi tv thụ động thấy một thằng với mác tiến sĩ với appearance như thái giám (giọng éo éo, nói năng lải nhải, ra vẻ nguy hiểm) ngồi phân tích khía cạnh đông tây trong ngoài của mấy drama vớ vẩn rồi tự thoả mãn rằng mình có critical thinking, nhìn mặt loz của nó có một cái cảm giác rất ư là muốn đấm vào mặt nó vài cái. Ăn xong cái đi đọc Taleb. Đọc đoạn trích ở dưới cái tôi ngộ ra vì sao tôi ko ưa thái giám.
Vì 2 cái lẽ chính (maybe còn nhiều lẽ mà chưa nghĩ ra).
– Vì bọn này không có skin in game. Không trực tiếp tham gia battle nhưng vẫn muốn có fame, thu hút tài lực danh quyền về phía mình. Ko trực tiếp đánh battle thì chơi chiêu thâm độc. Ở bọn thái giám này nó có một cái chi đó rất ư là né tránh đối đầu trực diện.
– Cái lẽ 2 bonus với cái lẽ 1 này mới gọi là thảm hoạ. Vì bọn này không có hậu nhân, người nối dõi. Nên xu hướng thiết kế model của bọn nó rất ư là không có hậu. Theo bọn này thì sướng trước mắt đó. Nhưng hậu hoạ về đường dài thì vloz lắm. Đàn ông thực thì khi người ta làm gì thì người ta cũng đều nghĩ cho con cháu aka cái lợi về dài. Bọn thái giám ko hậu nhân thì kệ mẹ đời, chỉ cần không gây hậu quả – mà có thể nhìn thấy – cảm nhận – cầm nắm được, là ok rồi. Đàn ông thì không, cái họ cần là lợi dài cho con cháu về sau. Cái lợi nhỏ trước mắt nhưng hại dài thì họ dẹp không chơi ko tiếp xúc.
Tạm brainstorm thế. Mốt ngộ ra chém tiếp. Ở dưới là mấy đoạn trích hay trong skin in the game.
TRÁNH Né TỔN THẤT
Tạm thời, chúng ta hãy thống nhất với nhau ở điểm này: Điều quan trọng đối với một con người không phải là họ có hay không có thứ gì, mà là họ sợ mất thứ gì.
Càng có nhiều thử để mất, bạn càng dễ bị tổn thương. Nực cười là trong các cuộc tranh luận mà tôi tham gia, tôi đã thấy rất nhiều người từng đạt một giải thưởng gọi là Nobel Kinh tế (thực ra l thưởng của Riksbank nhằm vinh danh Afred Nobel) mà lại cứ nơm nớp sợ phải nhận phần thua trong một cuộc tranh luận. Từ nhiều năm về trước, tôi đã để ý thấy có đến bốn người như thế thực sự lo lắng chuyện tôi, một nhà giao dịch và là một kẻ vô danh tiểu tốt, sẽ gọi họ là đồ lừa đảo giữa thanh thiên bạch nhật. Tại sao họ quan tâm Càng leo lên cao trong lĩnh vực đó, bạn càng dễ ngã đau, vì cãi nhau thua một kẻ thấp kém hơn sẽ tai hại hơn là khi thua một chuyên gia kiệt xuất.
Địa vị cao trong cuộc sống chỉ phát huy tác dụng tốt trong một số điều kiện. Có thể bạn nghĩ rằng giám đốc CIA là người quyền lực nhất nước Mỹ, nhưng hóa ra, David Patraeus đáng kính lại dễ bị tổn của người khác, thương hơn cả anh tài xế xe tải bình thường. Đến bổ nhi ông ta cũng không được phép có. Bạn có thể mao hiểm tính mang nhưng bạn vẫn là một nô lệ. Toàn bộ hệ thống hành chính công được tổ chức theo cách đó.
CHỜ CONSTANTINOPLE’
Đối lập với một người thành đạt trong xã hội nhưng vẫn ở địa vị nô lệ là kẻ chuyên quyền.
Khi tôi viết những dòng này, chúng ta đang chứng kiến giai đoạn đầu của sự xung đột giữa vài bên, bao gồm “nguyên thủ” của các quốc gia thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương hay NATO (các nhà nước hiện đại không thực sự có nguyên thủ mà chỉ có những nhân vật thùng rỗng kêu to mà thôi) và Vladimir Putin của Nga. Rõ ràng là ngoại trừ Putin, tất cả các nhân vật kia đều phải qua bầu chọn mới được ngồi vào vị trí hiện tại, họ có thể bị đảng của mình chỉ trích, và phải so đo từng câu từng chữ trong những phát ngôn của mình với những lối diễn giải chệch choạc của giới truyền thông. Ngược lại, Putin ở vào hoàn cảnh mà với ông, tiền không phải là vấn đề, thể hiện một thái độ “Tôi không quan tâm” rõ ràng, và điều đó lại càng giúp ông ta có nhiều người ủng hộ và nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn. Trong một cuộc đối đầu như thế này, Putin mang dáng vẻ và có những hành động như một công dân tự do đang chạm trán với những kẻ nô lệ vốn cần đến những ủy ban, sự phê chuẩn, lúc nào cũng tâm niệm một điều rằng phải làm sao để các quyết định của mình phù hợp với một đợt đánh giá tức thời.
Thái độ của Putin khiến các tín đồ của ông ta mê mẩn, đặc biệt là người Thiên Chúa giáo ở Levant – mà cụ thể là những người theo Chính Thống giáo vẫn còn nhớ thời kỳ hạm đội của Catherine Đại để tới đây để đảm bảo tiếng chuông sẽ được vang lên từ Nhà thờ Thánh George ở Beirut. Catherine Đại để là “sa hoàng dũng cảm cuối cùng” và bà cũng là người đã lấy lại Crimea từ tay đế quốc Ottoman. Trước đó, những người Sunni tại Ottoman đã cấm những người Thiên Chúa giáo tại các thành phố ven biển dưới quyền kiểm soát của họ đánh chuông nhà thờ chỉ các ngôi làng ở miền núi xa xôi hẻo lánh mới dám tự do đánh chuông. Những người Thiên Chúa giáo này đã mất đi sự bảo vệ của sa hoàng Nga vào năm 1917 và lúc này, 100 năm sau, họ đang nuôi hy vọng vào sự trở về của đế quốc Byzantine. Làm việc với chủ sở hữu doanh nghiệp thì dễ dàng hơn là làm việc với các nhân viên nào đó có thể sẽ mất việc vào năm sau; tương tự, lời nói của một người chuyên quyền sẽ đáng tin hơn lời nói của một vị quan chức được bổ nhiệm với địa vị mong manh.
Khi quan sát Putin, tôi nhận ra rằng những loài động vật được thuần hóa (và triệt sản) không thể có cơ hội thành công trước kẻ săn mồi hoang dã. Không có, dù chỉ là một mảy cơ hội. Hãy quên các sức mạnh quân sự đi: ngòi nổ mới là cái quan trọng.
Trong lịch sử, những nhà chuyên quyền vừa tự do hơn như trường hợp đặc biệt của các lãnh chúa tại các công quốc – và, trong một số trường hợp, vừa có da thịt trong cuộc chơi khi cải thiện lãnh địa họ cai quản; dĩ nhiên, da thịt trong cuộc chơi của họ lớn hơn nhiều so với một vị quan chức được bầu cử với chức năng mục tiêu là vẽ ra những thành tích trên giấy. Nhưng điều này không còn đúng ở thời hiện đại nữa, bởi vì các nhà độc tài, do nhận thức được rằng thời đại của họ có thể sẽ không kéo dài, mải mê cướp phá lãnh địa mình đang cai trị và chuyển tài sản vào các tài khoản ngân hàng Thụy Sỹ – như trường hợp của hoàng gia Saudi.
Hình minh hoạ là Oden. Một nhân vật trong one piece với lối nghĩ để lại lợi ích lâu dài cho đất nước và thế hệ sau. Một hình mẫu quý tộc chuẩn mực.