Cre: sang do
Dạo này đọc mấy bài giải ngáo, thấy nhột nhột. Đây là tâm sự của 1 thằng ngáo.
Để thực sự hiểu 1 ý tưởng hay triết lý thì bạn sống với nó. Cái ý tưởng ấy phải đc đem ra áp dụng vào cuộc sống, vào đời thật. Đây đơn giản là tư duy khoa học, scientific method. Đầu tiên là quan sát môi trường, sau đó đưa ra 1 lý thuyết – theory – để giải thích cơ chế môi trường, rồi thực hành thí nghiệm, thu kết quả, phân tích chúng, và so sánh xem kết quả có giống như dự đoán của lý thuyết hay ko; rồi đưa ra kết luận về lý thuyết (xài đc, ko xài đc, hay nên làm lại thí nghiệm). Sống với ý tưởng tương đương với phần thực hành thí nghiệm.
Việc chưa từng đọc lý luận của 1 triết gia rồi phán lý luận của triết gia đó là xàm lol, cũng giống như việc đọc tiêu đề 1 bài báo rồi tin nó là thật (hoặc giả) mà ko cần phân tích hay kiểm chứng. Ko ổn đâu. Việc nhìn vào kết quả ko tốt khi áp dụng vào đời thật của 1 hệ tư tưởng rồi bảo tư tưởng ấy xàm lol, giống như việc khoa học gia đọc research của người khác rồi tin theo, mà ko cần lập lại thí nghiệm để kiểm chứng. Ko ổn nốt. Kết quả ko đúng như dự đoán, có thể là do lý thuyết ấy xàm lol thật; cũng có thể do cơ sở vật chất ko đủ để chạy thí nghiệm, thí nghiệm có lỗi chứ lý thuyết vẫn có thể ‘cần test lại’. Lý thuyết của xã hội chủ nghĩa đọc cũng hợp lý đó, nhưng nó đc áp dụng ‘sai người sai thời điểm’, khi công nghệ và nhận thức con người ko hợp với hệ tư tưởng này. Lenin và Mao Trạch Đông đều áp dụng tư tưởng của Marx. Lenin và Mao Trạch Đông giỏi vl ấy, cho mình job làm thị giả hay thư ký của 2 ông này mình nhận ngay. Cứ cho là tư tưởng Karl Marx xàm lol đi, nhưng dùng tư tưởng xàm lol để dựng sự nghiệp thì nó cũng ngầu vãi nồi. Thứ mình quan tâm ko phải là hệ tư tưởng đúng hay sai, mình quan tâm đến nhận thức và khả năng của con người.
Đời có vô số hệ tư tưởng, lý thuyết. Hệ tư tưởng giống như giải pháp cho 1 vấn đề, hay 1 giải thích cho cơ chế của tự nhiên. Hệ tư tưởng cũng chỉ là tool để chơi game, mình dùng nó chứ nó ko dùng mình, binh pháp là vật chết người mới là vật sống. Mình ko nghĩ là có 1 tool hoàn hảo dùng đc hết cho mọi trường hợp. Nhiều người Việt mình gặp ở khu mình (North Carolina) nhà ko có 1 quyển sách, đi làm nail, sửa AC, hay mở nhà hàng nhưng ai cũng 1-2+ căn nhà, chơi và nhậu nhẹt rất nhiệt tình nhưng gia đình vẫn rất ok, rất ‘người’ và rất văn hóa. Đừng nói ở Mỹ cơ hội nhiều, bản thân bọn họ cũng sấp mặt 10+ năm mới đc như vậy. Họ chỉ cần biết con boss họ đang đánh là gì, chọn tool, ra ngoài cho nó đánh sấp mặt vài lần, đổi tool hay tiếp tục luyện tool đó. Cần gì lý thuyết cao siêu, chọn tool to quá có khi còn xài ko đc, dùng dao mổ trâu giết gà. Triết học, lấy ví dụ như stoicism đi, như cây Thanh Long đao 80 cân, nếu bạn yếu, bạn vung đao ở nhà luyện tập thể lực (hay chém gió trên mạng) thì oke đấy; nhưng đem nó ra ngoài farm creeps có khi lại fail, bỏ đao đánh tay không có khi oke hơn. Như cái analogy trên thì cầm đc cây đao là có khả năng đọc hiểu, vung đc có nghĩa là áp dụng và lặp lại đc, nhưng dùng nhuần nhuyễn để đánh boss thì lại là áp dụng ở 1 level khác. Vung đc nhưng cây đao nặng quá làm bạn chạy theo quán tính, giống như lỡ cắm đầu theo 1 hệ tư tưởng cho tới lúc té sấp mặt. Vung nhuần nhuyễn, đao và người hợp nhất, cầm đc thì buông đc, 1 tay vung đao tay kia giơ ngón giữa với boss thì mới gọi là master đc cây đao. Level thấp, vung đc cây đao level cao, rồi ảo tưởng rằng mình level cao, rồi đi săn boss to béo thì ăn hành nhé.
Đời người có hạn, việc tự mình chọn tool, test, rồi master skill xài tool rất là tốn thời gian. Dĩ nhiên thì người thực tế thì sẽ chọn những lý thuyết đã đc nhiều người áp dụng và có kết quả tốt; chọn tool của những người đi trước đã đánh bại đc boss. Đây là path/con đường ít nguy cơ nhất. Thêm 1 ý nhỏ về sự tricky của việc chọn tool, Aurelius hay Epictetus có khi toàn dùng kiếm để giết bosses, xong về sau suy nghĩ lại thì thấy ‘biết thế tao dùng đại đao, nhanh và tiện hơn’. Thế là mấy ổng viết ra stoicism, kỹ năng luyện và dùng đại đao. Chứ bản thân mấy ổng level cao rồi cầm cái đéo gì mà chả giết bosses đc. (mình chém thế làm hình ảnh hoán dụ thôi, chứ mình ko biết mấy ổng nghĩ gì đâu). Dân level thấp xem replay cứ tưởng dân pro chỉ có mỗi cây đại đao, rồi khăng khăng cho cây đại đao là binh khí lợi hại nhất. Binh khí ko giết dc boss, chỉ có người chơi mới giết đc boss.
Đánh những top trending bosses cũng vui và khó đấy. Top trending bosses mà hầu hết mọi người đang theo đuổi là nhà, xe, gia đình, của cải vật chất, quyền lực, tình yêu… Nhưng mình là 1 thằng snowflake thích đc đặc biệt (đây là 1 nhu cầu, mình có quyền chọn làm theo hay ko làm theo nhu cầu, nhưng mình ko có quyền chọn mình muốn gì – Schopenhauer). Mình ko chơi game để thắng, mình chơi game để khám phá; và chơi game chỉ để chơi game. God tạo ra game với vô số quests và maps, đã bao nhiêu người chọn trending quests rồi; thêm 1 thằng như mình chỉ làm map thêm chật. Thôi mình đi khám phá những quests khác ít người chơi hơn; chứ god tạo mấy quests đấy mà ko ai chơi thì uổng quá. (lưu ý là god ở đây chỉ là hình ảnh ẩn dụ thôi, mình ko nói đến ông già trên trời có quyền lực siêu nhiên nào đâu).
Thắng game của bạn có thể là nhà lầu xe hơi vợ đẹp con ngoan đc mọi người kính trọng. Thắng game của mình là ngay lúc này, vẫn còn thở và thưởng thức vở kịch. Nếu mình phải đánh boss, cầm đại đao thì cool đấy, nhưng cầm kiếm gỗ mà đánh đc boss thì còn cool hơn. “Life should not be a journey to the grave with the intention of arriving safely in a pretty and well preserved body, but rather to skid in broadside in a cloud of smoke, thoroughly used up, totally worn out, and loudly proclaiming \”Wow! What a Ride!” – Hunter S. Thompson
Đú trend và cày lên top trending là việc mà hầu hết mọi người đang làm. Khi bạn đi off trend – off trail, bạn áp dụng tầm nhìn/nhận thức mới, bạn sẽ hành xử ko giống người bình thường (vì bạn xài tool khác, để đánh boss khác), và người ta sẽ bảo bạn ngáo. Đúng/sai, ngáo/tỉnh chỉ là những ý niệm mọi người tưởng tượng ra và đồng ý với nhau. Khi cả thế giới ăn cứt thì người ăn cơm là người điên. Ko hùa theo đám đông đã là trái với bản năng loài người rồi, đó là bước đầu tiên để ‘ngáo’.
Khi làm so sánh giữa các hệ tư tưởng thì bạn phải nằm ngoài các hệ tư tưởng đó. Nhắc lại là hệ tư tưởng, bảng giá trị đúng/sai, bị ảnh hưởng bởi nhu cầu; và nhu cầu bị ảnh hưởng bởi tầm nhìn/nhận thức. Bạn muốn tiền quyền tình khoái lạc trí tuệ…, mình thì chỉ muốn chơi game (vì ko còn gì khác để làm). Bảng giá trị khác nhau, đúng/sai khác nhau, vốn chẳng thể so sánh được. Đạo bất đồng bất tương vi mưu. Từ góc nhìn của bạn thì mình ngáo, từ góc nhìn của mình thì ko có ngáo hay tỉnh.
Con người mang tiếng là loài có lý trí, nhưng mà lý trí đấy thật ra là để phục vụ cho cảm xúc, nhu cầu.
Làm nô lệ cho nhu cầu đã khổ rồi, ít ra còn có hệ tư tưởng và lý trí là tool để dễ bề phục vụ nhu cầu hơn.
Khi bạn bị kẹt trong 1 hệ tư tưởng, bạn trở thành nô lệ cho chính tool của mình. Khi bạn ko bị kẹt trong hệ tư tưởng, bạn open-minded. Open-minded cho phép bạn tiếp xúc với nhiều tools hơn, bạn có nhiều sự lựa chọn và tự do hơn. Đối với một người chơi thích đánh bosses lạ, khám phá game, ko quan trọng thắng thua đc mất, thì việc tiếp xúc nhiều tools nó sướng hơn là việc dính với 1 tool. Đối với người chơi để thắng game, có boss cụ thể, thích chơi an toàn, thì việc dính và master 1 tool hay toolset (đã đc người đi trước kiểm nghiệm) là điều cần thiết. Chơi game cuối cùng cũng chỉ là để vui, nhưng thắng thì vui hơn.
Cân bằng giữa ngáo và tỉnh thì chơi game vừa vui vừa thắng. Ngáo quá thì nhanh game over. Tỉnh quá thì game nó trở thành 1 gánh nặng; người chơi ko còn là người chơi mà trở thành nô lệ của game, hết vui.