Mấy ngày rồi cái chữ trolley problem nó cứ stuck trong đầu tôi, nên tôi note xuống để nhẹ não. Như mọi khi, ý kiến cá nhân, đọc tham khảo.
Trolley problem đại khái là một câu đố nan đề kiểu có hai cái đường ray. Bạn phải chọn 1 trong hai lựa chọn là giết 1 người cứu 5 người kia, hay giết 5 người kia để cứu 1 người. Dù bạn không chọn gì thì tàu cũng sẽ tự đi theo cách random mà tàu đã được sắp xếp. Tóm tắt thế, ai muốn đọc kỹ hơn thì tự tìm hiểu. Và dân gian vn có một câu rất hay trong truyện cổ tích Vua heo mà tôi xài rất nhiều mà giờ tôi mới nhận ra rằng đó là trolley problem: “heo ăn heo cũng chết, mà heo không ăn heo cũng chết”.
Ngồi ngẫm nghĩ thì cái trolley problem này là một cái câu đố rất hay để phá vỡ cái hàng phòng vệ hay cách “tư duy nhị nguyên” hay tư duy “đúng – sai”. Tôi dùng từ hàng phòng vệ là sao, vì nó khiến chúng ta an toàn và thoải mái. An toàn và thoải mái khỏi chính sự dằn vặt đến từ chúng ta. Sự dằn vặt được cấu tạo từ sự vô minh, bất định, tâm lực tốn kém cho việc suy nghĩ và việc phải chịu trách nhiệm với bản thân. Tới một lúc nào đó thì bạn phải tự suy nghĩ và tự đưa quyết định cho đời bạn thôi, không ai làm giùm được, và việc này thì painful vkl. Bởi nhiều đứa chỉ đáng sinh ra làm nô lệ khi chỉ làm tốt khi bị ai đó cầm roi thúc đít trừng phạt để thực hành đúng một cái doctrine nào đó, còn để tự quyết định tự hành xử thì đời tụi nó nát vkl luôn.
Từ bé thì chúng ta đã tham gia rất nhiều các thể chế – tổ chức (trường học, gia đình, nhóm bạn,…) và tất cả các nhóm này đều có bộ quy tắc đúng – sai riêng. Đi học thì học bài 10 điểm là tốt, 9 8 7 là hơi tốt, dưới 6 bắt đầu không tốt và dưới 4 điểm là bắt đầu tệ. Hay không được đánh bạn, không được ăn cắp. Ở tuổi nhỏ thì mọi thứ khá rõ ràng, tuy nhiên rõ ràng cho bạn dễ theo chứ chưa chắc tốt cho bạn, trolley problem đã bắt đầu hiện diện nhưng bạn không nhận thức được thôi.
Vài ví dụ chơi. Luật đề ra là không được đánh bạn nhưng dkm bạn cứ đánh mình, hay bạn không đánh nhưng bạn làm đủ trò láo đâm chọt mình, nói xấu mình, chơi bẩn với mình. Tới giờ thì có hai lựa chọn. Dizz bạn và phải trả một cái giá gì đó hay cứ ngồi im để bạn dizz mình và không trả giá. heo ăn heo cũng chết mà heo không ăn heo cũng chết. (nói thế chứ ví dụ này dễ giải, chỉ là ta không muốn giải thôi, hahaha, tí chém vụ giải). Ở đây thì phần lớn sẽ chịu bị bullied để yên thân.
Hay rõ chương trình học rõ là ngu học nhưng mọi người bảo bạn phải 10 điểm đi mới là đúng. Nghe theo mọi người thì cày 10 điểm toàn bộ các môn thì bạn tự thiến thành đumb nerd, không nghe theo thì điểm không cao lại bị khinh, bị system loại thoải. Ở đây thì phần lớn sẽ chọn follow system of a down với ít nỗ lực nhất có thể, kiểu thay vì 10 thì cà tàng 5 6 điểm để yên thân mà vẫn không bị thiến và cuối cùng thành một thứ half breed dở ông dở thằng.
Lớn lên tí thì trolley problem kiểu có nên dizz thằng sếp, thằng đồng nghiệp đểu không. Dizz thì có khi mất việc mất thu nhập. Không dizz thì bị hành rồi lâu ngày thành hèn người. heo en heo cũng chết, mà heo khum en heo cũng chết.
Thật ra thì nếu mở rộng ra thì cuộc đời ta đầy rẫy trolley problem luôn và chúng ta thường là chọn phương án không bấm nút, không lựa chọn gì mà cứ để cuộc đời tự đẩy ta vào những cái status quo mà đời đã sắp xếp cho ta. Hoặc giết 5 hoặc giết 1 đều khó nghĩ quá, thôi nhắm mắt lại để xe lửa tự chạy, tới lúc cán xong rồi thì mở mắt ra coi như không biết gì cũng được, không biết không có tội, hê hê, quá phê.
Cũng là một lối sống, cá nhân tôi không có vấn đề gì với lối suy nghĩ này. Tuy nhiên, sống bởi kiếm, chết cũng bởi kiếm. Chơi kiểu nhắm mắt để đời đẩy vầy rất ư là hên xui. VÀ VÀ VÀ VÀ với quy luật entropy – mọi thứ chỉ chực chờ sẵn sàng rớt vào trạng thái hỗn loạn chaos – hay sự xui rủi thất bại xụi bại lụi LUÔN LUÔN ÁP ĐẢO việc may mắn hay thành công thì cái chiến lược nhắm mắt để xe lửa tự chạy là một cái chiến lược siêu siêu tệ.
Ngồi ngẫm nghĩ thì chúng ta không được dạy để deal với những cái trolley problem này với cái tư duy nhị nguyên ở mức cực đoan rằng một thứ gì đó thì hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai. Cái tư duy nhị nguyên cực đoan này nó là một kiểu tư duy đóng, phiến diện, cụt và rất giới hạn sự phát triển của chúng ta.
Với mindset này thì khi chúng ta nghe thứ gì đó là “tốt” thì ta sẽ mù quáng làm theo một cách bất chấp. Còn với thứ gì bị gán mác “sai” thì ta cũng mù quáng loại trừ mà không suy xét.
Rất nhiều điều luật hay điều răn tôn giáo làm rất tốt trong việc xác định những cái sai rõ ràng gây tự hủy. Xác định cái xấu hủy diệt thường dễ. Nhưng với những phạm trù mâu thuẫn kiểu trolley problem thì ta lại không có tool giải quyết. Hahaha, khá là mắc cười khi nhận ra rằng ta có trolley problem vì ta có tự do lựa chọn, không có tự do mà bị bắt buộc thì lại không bị đau đầu. You don’t know what you ask for, tự do ý chí đôi khi mang lại những cơn đau đầu và dằn vặt rất vkl.
thế làm sao để deal với dạng mâu thuẫn kiểu trolley problem này.
Tới đây thì tôi nghĩ ra cái ý
Nghịch cảnh không phải là vấn đề mà vấn đề là cách bạn chọn đối mặt với nó.
Hay thử diễn giải theo cách khác
bạn làm gì không quan trọng, quan trọng bạn là ai.
—————
Với phần lớn vấn đề kiểu trolley problem đời ta thì khi feng lớn lên, có trách nhiệm tí và nhìn lại chắc feng sẽ nhận ra rằng đó là do bản thân mình. Nhận biết dễ lắm, phóng chiếu của cái ý niệm này là “giá mà lúc đó, tôi TRƯỞNG THÀNH HƠN thì tôi sẽ xyz abc”. Ngẫm chơi coi đúng không.
Mà tại sao tôi nói khi feng lớn, trưởng thành, trách nhiệm. Vì khi đó feng sẽ ít hoặc không đổ lỗi cho ngoại cảnh nữa. “giá lúc đó nó/ cái đó/… nó như vậy, thì giờ tao đã đỡ khổ đỡ nát”. Tự nhận trách nhiệm mọi thứ của cuộc đời mình là một dấu hiệu của sự trưởng thành.
Và những người trưởng thành là những người đáng quý. Yeah, nếu nhìn metric này thì số người trưởng thành về mặt nhận thức không nhiều. Phần lớn chỉ già đi thôi chứ không có “khôn lớn”. Từ ý này suy ra một chút thì những người mà điều kiện sống của người ta quá tệ, cuộc đời người ta xoay người ta như dế với những biến cố vận rủi vkl mà người ta vẫn không than vãn, không trách móc, và người ta coi việc cuộc sống của người ta tệ hại là do người ta chưa nỗ lực hết mình – thì những người này là những người đáng quý và tin tưởng được.
Quay trở lại với ý “bạn là ai”
Thực ra để giải quyết vấn đề trolley problem của đời feng thì tôi nghĩ feng cần hai yếu tố:
Nhận thức cao và sức mạnh tinh thần cao.
Nói về ý nhận thức cao. Nhận thức cao để nhìn ra cái gì ở mức trật tự – order cao hơn hay cái gì ở mức trật tự – chaos hơn. Nhìn ra cái nào order cao hơn thì theo, chaos hơn thì bỏ. Cái ý order với chaos này rất lớn, hôm nào viết riêng một bài. Ví dụ đơn giản cho concept này. Cùng một sản phẩm đó nhưng feng làm chỉ thỏa mãn những yêu cầu về chất lượng như cứng, bền, tiện nhưng bạn feng thì cứng, bền, tiện, đẹp, nhỏ gọn, linh động,… thì bạn feng có thứ gì đó ở mức order cao hơn.
Sức mạnh tinh thần cao.
Ngồi nghĩ lại phần lớn lỗi lầm đời tôi thì tôi nhận ra là tôi không ngu mà do tôi hèn, tôi lười với tôi cẩu thả. Mà hèn lười cẩu thả là biểu hiện của một sức mạnh tinh thần thấp – hay mental strength cùi.
Ý này cũng đơn giản thôi. Chúng ta luôn biết chúng ta nên làm gì, chúng ta chỉ là không làm vì chúng ta pút sì – hay mental strength của chúng ta như cc.
Feng chọn path dũng cảm nhìn nhận mà deal với mớ trolley problem đời feng thì feng sẽ bị đau như cách tả đầu bài với những cơn đau đầu hay sự dằn vặt. Nhưng bù lại thì cứ mỗi cái trolley problem sau feng sẽ chọn đúng hơn.
———-
Nhận thức
Trolley problem chap 2
Sáng ngồi ngẫm nghĩ mấy chữ “hiểu”, “biết”, “tuệ”, “nhận thức”, “vô thức”…thấy mấy cái hay hay nên chém gió chơi. Yeah, đây chỉ là post chém gió, không phải scientific stuff, thích science thì tự mò cày, tôi chỉ là một random loser anon nói nhảm giải trí thôi. Khái niệm này hơi to so với trình diễn đạt và hiểu biết (có thể sai) của tôi, nhưng cứ chém cho quen.
Chắc từ nhỏ mấy feng không lạ gì với những cụm như “nâng cao nhận thức của học sinh về vấn đề xyz abc”, “nhận thức cao thì mới dễ làm giàu – đổi đời – etc”, “hạnh phúc tỉ lệ thuận với nhận thức”… kiểu vậy.
Ngồi ngẫm nghĩ chữ nhận thức này thì thấy nó nghĩa bao hàm rất rộng với rất nhiều level.
“biết” là tầng nhận thức thấp.
“hiểu” là tầng nhận thức cao hơn với nhiều cấp độ nhỏ hơn như “hiểu sơ sơ”, “hiểu rõ”, “hiểu sâu sắc”, “thấu hiểu”
Tầng kế tiếp có thể là “tuệ” (tôi không biết dùng khái niệm khác). Khi cái “hiểu biết sâu sắc” “hiểu thấu” của feng về một vấn đề gì đó nó hòa vào cái hiểu chung tổng quát và feng connect và link được với “cái gốc” hay những đề tài – lãnh vực khác.
Luận sơ về mấy chữ này
“biết” về vấn đề. “biết” thì kiểu là biết một việc gì đó có tồn tại hay không. Việc “biết” một thứ có tồn tại hay không thì ở tầng siêu dễ. Có các giác quan thông thường hay có khả năng tư duy căn bản là đã đủ để “biết” một thứ. Tôi biết nhà tôi có 10 cây hoa hồng. Tôi biết những hoa hồng đó có màu đỏ đậm. Tôi biết việc ăn món đó có vị đó. Việc chạm vào thứ đó sẽ có cảm giác đó. Việc ngửi thứ đó sẽ có mùi đó. Tôi biết là thằng nhóc đó có tính đó. Tôi biết cha mẹ tôi không vui nếu tôi hư. Tôi biết là nếu ai đánh tôi chửi tôi thì tôi sẽ buồn và giận dữ…
“hiểu” là bắt đầu nhìn được insight mối nối của vấn đề. Tới đây thì feng bắt đầu nhìn ra MỐI NỐI giữa những yếu tố của vấn đề – sự việc. Đúng vậy ở đây ta sẽ có hai yếu tố để xác định mức độ “hiểu” gồm: SỐ LƯỢNG CÁC YẾU TỐ có ảnh hưởng tới vấn đề mà feng biết (1) + SỐ LƯỢNG/ CHẤT LƯỢNG MỐI NỐI giữa các YẾU TỐ (2)
Chúng ta về vô thức hay bản năng vẫn có nhu cầu gia tăng (1) và (2) liên tục. Việc đọc, chém gió trà đá, nhắn tin chat chit, đọc kinh sách, lướt facebook là các hành động bản năng giúp gia tăng (1) và MỘT PHẦN của (2).
Nói MỘT PHẦN vì quá trình làm tăng số lượng + chất lượng mối nối nó thuộc về phần THỰC HÀNH. Đọc nó chỉ mang tính chỉ đường hướng các mối nối còn cầm bút kẻ thì feng phải tự kẻ. Như vẫn chém thì quá trình kẻ nó khá (à nhầm, rất cực) chứ không phải đơn giản như hình minh họa. Lâu lâu có người đọc sách, đọc bài cái mà ngộ luôn cái đường kẻ đúng thì thường là cái khối lượng trải nghiệm, kinh nghiệm (phi từ ngữ, phi hệ thống dưới dạng ngôn ngữ – model) của người ta quá nhiều rồi, nói phát ngộ luôn. Cái này thiên hạ hình như người ta gọi là “đốn ngộ”, còn không có rồi ngồi kẻ từ từ là “tiệm ngộ”. Hình như thôi nha, tự google mà mò, để biết chính xác.
Chất lượng các mối nối
Ở cái “hiểu” thì ta lại có “hiểu biết nông cạn”, “hiểu biết sâu sắc”, “hiểu sơ sơ” “hiểu rõ”… Cái đoạn này chém thì khá khó. Mốt viết sâu hơn về cái ý “hiểu”. Trong trường hợp tôi làm biếng hay quên viết về ý “hiểu” này thì hint này sẽ giúp mấy feng tăng độ connection deep hơn gấp mấy lần là mấy feng nên tiếp cận việc học – việc hành với tâm thế là đang “thiền”. tập trung, chú tâm, quan sát trải nghiệm, biết mình đang làm thì việc lãnh ngộ sẽ nhanh hơn vài lần.
“tuệ”. Tầng này thì bắt đầu là tầng ứng dụng của nhận thức. Tầng này là bắt đầu dùng “nhận thức” (biết nhiều – hiểu sâu/hiểu rõ)) để “trình diễn” hay “sản xuất” (perform – produce).
Ngồi ngẫm nghĩ thì trolley problem nó không phải là bài toán “đúng” hay “sai” mà là bài toán cho việc “dám chọn” thứ “tốt hơn” hay thứ “ít tệ hơn”.
Với vận động viên chuyên nghiệp thì nhận thức của họ về cơ thể, môn họ chơi, và các kỹ thuật là cao cực kỳ so với người bình thường. Sản phẩm của họ là những pha trình diễn xuất sắc những kỹ năng. Trong những trường hợp mà feng thấy phân vân kiểu nên ra đòn lúc nào, ra đòn gì để tối ưu hóa (trolley problem) thì họ với nhận thức sâu hơn xịn hơn sẽ ra quyết định tốt hơn bạn.
Với doanh nhân thì nhận thức của họ về thị trường, con người, nguyên vật liệu, hệ thống phân phối là áp đảo so với người lãnh vực khác. Feng đang thắc mắc phân vân vì thiếu hiểu biết về những yếu tố hay sự tương hỗ giữa những yếu tố thì họ đã quyết đoán ra quyết định chính xác để tối ưu hóa với tài lực và điều kiện của họ.
Với đầu bếp thì nhận thức của họ về nguyên liệu và khẩu vị của thị trường cũng sẽ cao hơn chúng ta. thế nên dĩ nhiên họ sẽ tối ưu hóa được nguồn lực hiện có khi gặp task khi so với chúng ta.
Yeah. Nãy giờ 3 ví dụ thì tôi đều lặp lại từ “tối ưu hóa”. Với trolley problem thì ta sẽ có “tốt nhất” hay “ít tệ nhất” và để đạt được “tốt nhất” – “ít tệ nhất” aka “tối ưu hóa” các nguồn lực – điều kiện thì việc có một nhận thức sâu và sắc là chuyện bắt buộc phải đạt được.
Ps – edit: quên mất. Đôi khi cái nhận thức này nó không chỉ dừng ở dạng ngôn ngữ – câu chữ – suy nghĩ logic mà nó còn ở dạng cảm xúc, trực giác. Thường thì ở dạng cảm xúc, trực giác thì là nhận thức dừng ở mức “biết” “cảm nhận” còn gọi tên được và hệ thống những cái “biết” “cảm nhận” đó thành câu chữ – hệ thống tư duy logic thì là bắt đầu “hiểu