Ở bài giảng trước, ta đã tìm hiểu mối liên kết giữa đau khổ và hư vô. Ta thấy rằng khi con người nhận ra đau khổ là phần bất biến của cuộc đời này, và lý tưởng hạnh phúc bền lâu chỉ là một điều ko tưởng, con người thường bắt đầu tự hỏi mục đích của mọi thứ là gì và đặt ra một con đường rất có khả năng dẫn tới hư vô. Nhắc lại đôi xíu, chủ nghĩa hư vô, như thuật ngữ ta đang sử dụng đây, chính là niềm tin rằng cuộc đời vô nghĩa, hoặc thiếu một mục đích.
Tuy nhiên, ta cũng nên để ý rằng ngay cả đối với những người đặt ra một con đường bi quan như vậy, sự hư vô chưa phải kết cục bất biến sau cùng. Hầu hết mọi người, đôi lúc dấy lên những suy nghĩ bi quan về đời và tự hỏi mục đích của mọi thứ, hay thậm chí nếu có mục đích, tuy nhiên, con người lại ko tràn ngập bởi đại đa số những người theo chủ nghĩa hư vô. Tại sao lại vậy?
Như Nietzsche giải thích trong 1 đoạn văn từ cuốn The Will to Power, “một lối thoát còn sót lại”. Con đường để thoát khỏi hư vô này đã được sử dụng bởi vô số người xuyên suốt lịch sử, và nó đòi hỏi tìm kiếm mong muốn có ý nghĩa cuộc đời bằng cách tin vào sự tồn tại của thứ gọi là thế giới thực.
Trong bài giảng này, ta sẽ tìm hiểu bản chất của lý thuyết thế giới thực, cụ thể hơn, ta sẽ tìm hiểu kết cấu của nó, nhìn vào những nỗi sợ hiện sinh mà chúng giúp loại bỏ, và đào sâu vào những loại lý thuyết thế giới thực chủ chốt phổ biến xuyên suốt lịch sử.
Julian Young mang đến một định nghĩa sâu sắc về đặc tính chủ chốt của lý thuyết thế giới thực, và giải thích tại sao những lý thuyết này lại hiệu quả trong việc thuyết phục cá nhân tin rằng cuộc đời có ý nghĩa:
“Thế giới thực sự là một đích đến, đạt được nó chính là tiến vào… một trạng thái “phước lành vĩnh cửu”, một thiên đường, nơi cực lạc, hay xã hội ko tưởng (Utopia). Do đó, những triết lý về thế giới thực… mang đến ý nghĩa cho đời bằng cách hình dung nó như một chuyến phiêu lưu; một chuyến phiêu lưu hướng đến “sự chuộc tội, đích đến nhiều hơn là bù đắp những căng thẳng và khó chịu trong chuyến đi.” (The Death of God and the Meaning of Life, Julian Young)
Nietzsche cực kỳ hứng thú với lý thuyết thế giới thực. Ông biết rằng rất nhiều hệ thống tôn giáo và triết học vĩ đại xuyên suốt lịch sử đều là những lý thuyết thế giới thực, và hứng thú với cách nhiều cá nhân lẽ ra thông thái và lý trí lại tin vào các lý thuyết này như nào, điều ông nhìn nhận như là những ảo tưởng ngớ ngẩn. Khi ông bắt đầu tìm hiểu vô số loại lý thuyết thế giới thực, ông nhận ra điểm chung giữa tất cả chúng. Mỗi lý thuyết thế giới thực đều có chung kết cấu nền tảng. Nietzsche gọi kết cấu này là “lý tưởng khổ hạnh” (Ascetic Ideal).
Kết cấu lý tưởng khổ hạnh tồn tại ở 2 cõi, hay vùng, tương xứng với 2 thực tại khác nhau. Có vùng mang giá trị cao cả, gọi là thế giới thực, và vùng mang giá trị thấp hèn, gọi là cuộc sống trần thế. Lý thuyết thế giới thực cho rằng thế giới “đúng nghĩa” có giá trị hơn nhiều bởi vì nó là nơi của phước lành, hạnh phúc, và chân lý bền vững, trong khi cuộc sống trần thế rất nhỏ bé, vô dụng, vì nó tràn ngập khổ đau và kết thúc trong cái chết.
Tất cả lý thuyết thế giới thực, kết cấu quay quanh lý tưởng khổ hạnh này, cho rằng ý nghĩa hay mục đích cuộc đời chính là vượt qua cuộc sống trần thế và có được lối vào thế giới thực sự.
Nietzsche nhìn nhận lý thuyết thế giới thực như là nguồn mục đích duy nhất của loài người trong lịch sử cho đến nay, một quan điểm được bộc lộ trong đoạn văn từ cuốn On the Genealogy of Morals, nơi ông viết:
“Ngoài lý tưởng khổ hạnh ra, con người, loài động vật hình người, ko sở hữu ý nghĩa nào cho đến nay. Sự tồn tại trên trái đất của anh ta vô mục đích; “tại sao lại là con người? – vẫn là câu hỏi chưa có lời hồi đáp thích ứng…” (On the Genealogy of Morals, Friedrich Nietzsche)
Những cá nhân quy cho lý thuyết thế giới thực khinh bỉ cuộc sống này theo nhiều khía cạnh là một mối phiền toái hay thậm chí là một sự kinh rợn phải vượt qua và bỏ lại phía sau. Nietzsche nêu rõ quan điểm này bằng cách tuyên bố rằng một cá nhân như vậy sẽ chấp nhận lập trường của “kẻ phán quyết thế giới, kẻ sau cùng đặt bản thân sự tồn tại lên bàn đo của riêng hắn và nhận thấy nó thiếu khuyết.”
Ko chỉ các tín đồ của lý thuyết thế giới thực cho rằng một thế giới đáng giá hơn tồn tại ngoài thực tại trần thế này, mà hơn thế nữa, họ cảm thấy bản ngã “thực sự” hay “chân chính” của mình thuộc về thế giới thực, chứ ko phải ở hiện thực đời sống hàng ngày tăm tối dối lừa và thấp kém này, như một số người nhận định.
Những lý thuyết này thỏa mãn 2 nhu cầu nền tảng của con người. Ở 2 bài giảng đầu tiên, ta đã thảo luận về nhu cầu đầu tiên trong số những nhu cầu mà lý thuyết thế giới thực thỏa nguyện: đó là, nhu cầu cho niềm tin rằng cuộc đời này có ý nghĩa.
Nhu cầu thứ hai mà lý thuyết thế giới thực thỏa nguyện chính là nhu cầu về lòng tự trọng quá đỗi con người. Mọi cá nhân đều thèm khát cảm giác tự trọng, và trong khi hầu hết mọi người đều tìm kiếm điều này thông qua tương tác xã hội, tin vào một thế giới thực là cách khác để những cá nhân cảm thấy rằng bản thân họ có tầm quan trọng chung.
Nói riêng về lý thuyết thế giới thực trong Cơ Đốc Giáo, Nietzsche hiểu rằng một phần tính phổ biến của nó nằm ở sự thật rằng:
“Nó ban cho con người một giá trị tuyệt đối, trái nghịch với sự nhỏ mọn và biến cố ngẫu hứng trong dòng chảy sinh tử.” (The Will to Power, Friedrich Nietzsche)
Con người trong hàng thiên niên kỷ cảm thấy bản thân họ giống như trung tâm vũ trụ, nhờ đó được ban cho cảm giác về lòng tự trọng mà mọi con người đều thèm khát.
Nhận ra mối tương quan mật thiết giữa nhu cầu cảm thấy quan trọng và chủ nghĩa hư vô của con người, Nietzsche hiểu rằng khi một cá nhân ko còn cảm thấy mình là “những cộng tác viên, chưa nói đến trung tâm, tương xứng”, vậy thì chủ nghĩa hư vô sẽ có khả năng thực sự xảy ra.
Sẽ có ích khi tìm hiểu vô số loại lý thuyết thế giới thực để hiểu cách chúng đã xuất hiện nhan nhản xuyên suốt lịch sử văn minh như nào. Ta có thể nhận ra 3 loại chủ chốt, hay phạm trù của lý thuyết thế giới thực, như đã thảo luận trước đó, tất cả chúng đều có chung kết cấu mà Nietzsche gọi là “lý tưởng khổ hạnh”. Như ta thấy, lý tưởng khổ hạnh, kết cấu sự tồn tại thành 2 vùng là thế giới thực và cuộc sống trần thế.
Mặc dù Nietzsche ko miêu tả đặc điểm chúng như vậy, nhưng để hiểu rõ, ta sẽ gán cho 3 loại thế giới thực này là: thế giới thực thế tục (Temporal), thế giới thực nhất nguyên (monistic), và thế giới thực vĩnh hằng.
Thế giới thực thế tục ko cho rằng một thế giới hay thực tại cách biệt tồn tại ngoài hiện thực này. Thay vào đó, họ nhấn mạnh rằng hiện thực tương xứng hoặc thay đổi này là hiện thực duy nhất. Tuy nhiên, thế giới thực thế tục đề xuất rằng hiện thực tương xứng này đang bị hướng đến một nơi nào đó, và tại một số thời điểm trong tương lai, cuộc sống trần thế này sẽ hoàn toàn biến chuyển thành một xã hội ko tưởng tiêu chuẩn. Thế giới thực, theo như lý thuyết thế giới thực thế tục, ko nằm ở một số cõi siêu hình, mà thay vào đó tồn tại ở tương lai.
Thế giới thực thế tục có mối quan hệ gần gũi với triết học lịch sử, và do vậy sẽ có ích khi ta quanh co một chút để hiểu chính xác triết học lịch sử là gì.
Triết học lịch sử có thể ám chỉ các lý thuyết cố gắng hiểu rõ một khuôn mẫu phổ quát nền tảng trong lịch sử, hoặc tìm hiểu cách các sử gia có được sự đồng tình về các sự kiện quá khứ như nào. Ở đây ta sẽ quan tâm tới triết lý lịch sử theo nghĩa đầu tiên.
Một đoạn văn từ triết gia và nhà kinh tế học vĩ đại mang tên Ludwig Von Mises tiết lộ mối quan hệ giữa triết học lịch sử và lý thuyết thế giới thực thế tục:
“Triết học lịch sử suy xét lịch sử nhân loại ở một khía cạnh khác. Nó cho rằng Chúa hay tự nhiên hay một số thực thể siêu nhiên khác chi phối một cách thuận lợi tiến trình sự kiện hướng đến một mục tiêu rõ ràng…” (Theory and History, Ludwig von Mises)
Một ví dụ nổi tiếng của triết học lịch sử chính là kiểu triết học được Karl Marx tán thành, Marx đề xuất rằng lịch sử tất yếu sẽ tiến tới một thời điểm ông gọi là “hồi kết lịch sử”, thúc đẩy bởi một dạng lực khó hiểu, chưa bao giờ được nhận biết rõ ràng, ông gọi đó là “lực lượng sản xuất vật chất của xã hội”. Vào thời điểm gọi là hồi kết lịch sử, mọi trắc trở, đau khổ, chiến tranh, và đau thương làm ta ưu phiền, sẽ biến mất và con người sẽ sống trong thực tại phước lành ko tưởng của chủ nghĩa cộng sản.
Đặc điểm định rõ thế giới thực nhất nguyên chính là ý tưởng rằng, cũng như một làn sóng riêng lẻ giống hệt đại dương nó khởi nguồn, bản ngã thật của một cá nhân cũng y hệt vũ trụ tâm linh, bản ngã này chính là biểu hiện của nó. Ý tưởng này là trọng tâm của các giáo lý triết học Ấn Độ, và đặc biệt là Ấn Độ Giáo (Hinduism).
Theo tư tưởng của người Ấn, thế giới hầu hết mọi người nghĩ rằng mình đang sống, và bản ngã tự thân họ nhận thấy là hiện hữu, chỉ là một ảo vọng. Trên thực tế, mọi thứ chỉ là biểu hiện của một thần thánh tối thượng và phổ quát, gọi là Brahman, nó ko chỉ sinh ra vũ trụ và mọi thứ bên trong đó, mà còn vượt trội hơn cả vũ trụ.
Hơn nữa, trong khi ta coi bản thân mình như những cá nhân độc đáo, hay cách biệt so với phần còn lại của thế giới, trên thực tế, ta chỉ là một biểu hiện của Brahman như bao thứ khác. Ấn Độ Giáo gọi bản ngã thực sự là “atman”, và trên thực tế tuyên bố rằng bản ngã thực sự này đồng nhất với thần thánh vũ trụ, mang tên Brahman.
Note: Atman có thể hiểu đơn giản là bản ngã, tinh thần, tinh túy, linh hồn hay hơi thở vĩnh cửu. Đó là con người thật trái ngược với bản ngã. Cơ thể con người chỉ là nơi chứa Atman.
Mục tiêu cuộc đời, theo như triết lý người Ấn, chính là vượt qua hoặc vén lên bức màn ảo tưởng khiến ta đui mù trước bản chất thật sự của vạn vật, và nhận ra rằng mọi thứ về căn bản hòa làm một với mọi thứ khác bởi vì mọi thứ là Brahman. Ý tưởng này được thể hiện trong một đẳng thức nổi tiếng ở cuốn Upanishads, văn bản triết lý Ấn Độ quan trọng nhất. Đẳng thức này phát biểu rằng:
“Con người gọi nó bằng nhiều cái tên, nhưng nhà hiền triết biết rằng nó là độc nhất.”
Thế giới thực nhất nguyên ban cho ý nghĩa cuộc đời bằng cách mang đến những cá nhân niềm tin rằng bản ngã thực của họ là điều gì đó vượt ngoài tính cá nhân bề nổi của họ. Như Nietzsche viết trong đoạn văn thuộc cuốn The Will to Power:
“Vài kiểu hợp nhất, vài kiểu “nhất nguyên”: niềm tin này đủ để cho con người một cảm giác sâu lắng khi đứng trong bối cảnh của, và bị phụ thuộc vào, một dạng toàn vẹn vượt trội vô cùng tận so với anh ta, và anh nhận thấy bản thân mình là một hình thức của Vị Thượng Đế này.” (The Will to Power, Friedrich Nietzsche)
Lý thuyết thế giới thực vĩnh hằng là lý thuyết thế giới thực chiếm ưu thế nhất trong lịch sử văn minh phương Tây. Ở bài giảng đầu tiên mang tên Nietzsche and The Will to Power, ta có nhắc tới những lý thuyết này là lý thuyết hai thế giới. Nó cho rằng bên cạnh hiện thực trần thế, còn tồn tại một hiện thực khác, đáng giá hơn và vĩnh cửu. Một thế giới thực vĩnh hằng được coi là phản đề với thực tại này ở chỗ nó được xem như là một trong điều vĩnh cửu và hoàn mỹ, trái nghịch với hiện thực trần thế luôn đổi thay và tràn ngập khuyết sót này.
Những ai tin vào lý thuyết thế giới thực vĩnh hằng cho rằng tiếp cận chúng sau khi chết là điều khả thi, và do vậy, lý thuyết này thường cho rằng những cá nhân sở hữu một linh hồn có thể duy trì sự sống độc lập khỏi cơ thể. Sau khi con người chết đi, và cho rằng điều kiện chín muồi, linh hồn này sẽ trôi dạt khỏi hiện thực trần thế và tiến vào thế giới thực vĩnh hằng.
Lý thuyết thế giới thực vĩnh hằng nổi tiếng nhất đến từ Cơ Đốc Giáo. Những lời giáo huấn của Cơ Đốc Giáo được chấp nhận một cách hiển nhiên bởi đại đa số ở thế giới phương Tây từ khoảng thế kỷ thứ 4, khi hoàng đế La Mã Constantine cho phép các hoạt động Cơ Đốc Giáo bằng sắc lệnh Milan (Edict of Milan), cho đến khoảng thế kỷ 18, khi một lượng lớn các nhà tư tưởng làm sáng tỏ những triết lý trở thành mầm mống cho cuộc nổi dậy tri thức sắp tới chống lại Cơ Đốc Giáo.
Lý thuyết thế giới thực của Cơ Đốc Giáo thường được xem là mô phỏng một số khía cạnh đến từ ý tưởng của Plato, tiêu biểu nhất là góc quan của ông về thế giới bên kia. Một số người cho rằng triết lý của Plato có tầm ảnh hưởng trực tiếp lên những lời giáo huấn Cơ Đốc Giáo bởi nhiều nhà thần học Cơ Đốc Giáo ban sơ, tỉ dụ như Thánh Augustine, đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những quan điểm của Plato và tân Platon (Neo-Platonic)
Một trong những ý tưởng của Plato mà một số người tin là có ảnh hưởng tới Cơ Đốc Giáo chính là ý tưởng về linh hồn. Plato cho rằng mỗi cá nhân có một linh hồn bất tử, nó là bản ngã thực của họ, và mục tiêu cuộc đời chính là giải phóng linh hồn này ra khỏi sự giam cầm của cơ thể và để nó tiến vào thế giới thực, nơi ông gọi là hiện thực Hình Thái (Forms). Do đó, khái niệm về thế giới bên kia rõ ràng được khởi xướng bởi Plato và những nhà thần học Cơ Độc Giáo, mặc dù khác biệt ở một số khía cạnh, nhưng về mặt nền tảng thì rất tương đồng.
Lý thuyết thế giới thực vĩnh hằng, cùng với mọi lý thuyết thế giới thực khác ta đã tìm hiểu ở bài giảng này, ngăn chặn chủ nghĩa hư vô bằng cách ban cho mỗi cá nhân ý nghĩa sự sống, hay nói cách khác, là có mục đích cuộc đời giúp bảo đảm vượt qua bản chất tạm bợ, và đôi lúc khốn đốn của cuộc sống trần thế.
Bây giờ, ta đã có một sự thông hiểu rõ ràng về bản chất và tính đa dạng của lý thuyết thế giới thực, có khả năng để hiểu thêm lời tuyên bố của Nietzsche rằng “Chúa đã chết”. Ở bài giảng tiếp kế, ta sẽ tìm hiểu tại sao Nietzsche cho rằng “Chúa đã chết”, và ông ấy thực sự muốn nói gì thông qua lời tuyên bố này. Điều này sẽ giúp ta chuẩn bị cho bài giảng kế tiếp, nơi ta sẽ nghiên cứu hiện tượng của chủ nghĩa hư vô từ góc quan của Nietzsche.