Trong số tất cả các nhà triết học Khắc Kỷ mà tôi biết, Seneca là người nhắc đến sự giàu có nhiều nhất. Thế nhưng ông lại là người xuất thân từ một gia đình giàu có và không cần phải lo lắng về tiền bạc. Ông cũng thuộc tầng lớp trí thức hàng đầu của Rome và là cố vấn thân cận nhất của hoàng đế Nero (người trị vì từ năm 54 sau Công nguyên đến năm 62 sau Công nguyên).
Nhưng Seneca không duy trì được địa vị và sự giàu có suốt cả cuộc đời mình. Những năm tháng cuối cùng của cuộc đời ông thật bi thảm. Sau khi mất ảnh hưởng trong giới chính trị, ông rút lui khỏi giới chính trị và sống ẩn dật cho đến năm 65 sau Công nguyên – thời điểm bị cáo buộc tham gia âm mưu ám sát Nero. Và hình phạt của ông chính là lệnh tự sát – cũng là điều mà Seneca thực sự đã làm mà không hề có chút chống đối nào. Trong ba năm cuối đời, Seneca đã viết ra những tác phẩm triết học hay nhất của mình. Đó là một giai đoạn được gọi tên bằng những chuyến du lịch và sự giản dị. Ông đã viết:
“Người có ham muốn giàu có thì sợ sự giàu có, và không có ai thích thú với đống tài sản mà nó là nguồn cơn của sự rắc rối. Anh ta khao khát vun đắp vào đó và khi anh ta tập trung vào việc làm thế nào để tài sản, tiền bạc của mình nhiều lên thì anh ta lại quên mất không sử dụng nó.”
Khi bạn tin rằng giàu có thật sự quan trọng đến mức cuộc sống của bạn phải phụ thuộc vào nó, bạn có thể sẽ làm tất cả mọi thứ để kiếm được tiền. Những người nghĩ rằng càng nhiều tiền đồng nghĩa với việc càng nhiều hạnh phúc thường cố gắng hết sức để kiếm thêm tiền. Đây chắc hẳn là tâm lý của nhiều người trong nhiều thế kỷ qua. Mục tiêu duy nhất của họ chỉ là ngày càng tích lũy thêm nhiều tiền.
Và với việc chạy theo tiền bạc, họ dường như quên mất lý do tại sao ngay từ đầu họ lại theo đuổi những điều này. Một cuốn sách rất hay về tiền bạc và đầu tư là The Psychology of Money của Morgan Housel – một nhà tài chính và đầu tư lâu năm. Tôi khuyên mọi người nên đọc quyển sách này, đặc biệt là với những ai muốn có một mối quan hệ lành mạnh với tiền bạc và không muốn rơi vào cái bẫy tích lũy. Như Morgan viết, tiền bạc là một chủ đề mang tính cảm xúc:
“Ít người đưa ra quyết định tài chính hoàn toàn dựa trên những bảng tính.” Tất cả chúng chúng ta đều muốn tin rằng chúng ta là những người rất lý trí và giỏi tính toán, phân tích, không dễ dàng mắc phải những sai lầm phổ biến về tiền bạc. Nhưng chúng ta là con người mà, chúng ta không phải là robot.
Và bởi vì tiền bạc là thứ mà thế giới xoay quanh, thật dễ dàng để bị cuốn vào những hành vi không lành mạnh. Thật tốt khi đặt tiền bạc lên hàng đầu và lo cho bản thân, gia đình. Nhưng cũng thật tồi tệ nếu hy sinh cuộc sống và gia đình chỉ để bạn có thể trở nên giàu có.
Và chúng ta đã thấy rằng, từ lời trích dẫn của Seneca, vấn đề về hành vi tiền bạc không lành mạnh không phải là một câu chuyện mới. Họ đã phải đối mặt với những vấn đề tương tự cách đây khoảng 2000 năm, và có thể tiền bạc đã trở nên quan trọng trong xã hội vào khoảng từ những năm 600 trước Công nguyên.
Theo kinh nghiệm của tôi, chủ nghĩa Khắc Kỷ cung cấp một mô hình tinh thần tuyệt vời để đối phó với tiền bạc. Điều đó cũng tương tự như việc bạn không nên gắn mình với việc theo đuổi sự giàu có một cách sâu sắc. Hãy luôn nhắc nhở bản thân rằng bạn kiếm tiền vì một lý do và đó chính là để xã hội vận hành một cách đúng đắn. Những người theo chủ nghĩa Khắc Kỷ không nghĩ rằng sự giàu có quyết định hạnh phúc của một người. Tất cả những thứ đó còn có ý nghĩa gì khi mà bạn không hề tận hưởng cuộc sống của mình? Hay cả những lúc bạn phải bỏ lỡ những sự kiện quan trọng trong cuộc sống của gia đình cơ chứ? Chúng ta và những người chúng ta yêu thương đều sẽ phải chết. Nghe thật kinh khủng nhưng tốt hơn hết là chúng ta nên nhắc nhở bản thân về điều đó.
Seneca thường xuyên suy ngẫm về việc mất tiền. Đôi khi ông dành cả ngày để giả vờ như mình không có tiền. Ông sẽ mặc quần áo cũ, ăn ít và ngủ trên mặt đất. Ông học được rằng không có tiền không phải là điều ông nên sợ. Khi bạn có một số tiền, bạn thường sợ mất nó. Nhưng điều này không đúng với những người theo chủ nghĩa Khắc Kỷ. Họ tin rằng chúng ta không nên gắn bó với bất cứ điều gì, dù là tiền bạc, địa vị, vật chất, công việc, và thậm chí là con người. Tôi thích phương pháp của Seneca để nhắc nhở bản thân rằng ông không cần phải giàu có. Hãy tưởng tượng rằng bạn không có bất kỳ khoản tiền nào ngày hôm nay.
Bỏ qua những thú vui hàng ngày của bạn. Sống đơn giản, ngay cả khi đó là một hoặc hai ngày. Điều đó nhắc nhở bạn rằng đơn giản không phải là xấu.
Bạn sẽ có điều gì đó mà những người mong muốn tự do không có: Tự do thực sự. Và sau tất cả, định nghĩa thực sự về sự giàu có chắc chắn không phải là mối lo lắng về tiền bạc?