Cũng giống như giấc ngủ, một thứ hiển nhiên như hơi thở thường bị đa số người xem nhẹ, chài hít vào thở ra thôi mà có gì đâu khó. Ừa thì phần lớn ai cũng có thể hít thở dễ dàng, nhưng thở thế nào cho đúng, thở thế nào cơ thể khoẻ hơn thì không phải ai cũng biết.
À, chờ đã, lý thuyết về quá trình thở này tương đối khó hiểu, tôi đọc sách gốc cũng lâu rồi nên không nắm hết, những gì được nhắc đến trong post này tôi diễn giải theo ý hiểu của tôi, có thể sẽ dễ hiểu hơn, nhưng chắc chắn sẽ có thiếu sót, dù sao cá nhân tôi từng quan sát được và cũng đã trải nghiệm qua. Tôi tin nó vẫn có ích cho một số người.
Có nhiều sai lầm trong khi hít thở, sẽ được nhắc dần ở các bài post về sau, hôm nay tôi nói đến sai lầm phổ biến nhất, và ít được để ý đến nhất và cũng không nghĩ thở như vậy là sai nhất – thở bằng miệng.
Anh em nhớ cho điều này, miệng là để ăn, không phải để thở, mũi là bộ phận duy nhất phù hợp cho quá trình hô hấp. Thở bằng miệng bắt nguồn từ cảm giác thiếu Oxy bên trong cơ thể, chúng ta thấy hơi khó thở phần lớn thời gian trong ngày, nên một hơi thở dài bằng miệng sẽ khiến cơ thể mình dễ chịu hơn.
Phổ biến nhất là trong lúc chơi thể thao, đa phần cơ thể sẽ lâm vào tình trạng khó thở, đòi hỏi lượng không khí nhiều hơn mà thở bằng mũi khó có thể đảm nhận được và rồi chúng ta chuyển sang thở bằng miệng.
Thở bằng miệng có gì sai?
Thứ nhất, thở bằng miệng đem lại cảm giác được cung cấp nhiều không khí hơn, lại không đồng nghĩa với nhiều Oxy hơn. Oxy chỉ thực sự tối đa tác dụng khi nó được chuyển từ hoàn lưu máu vào trong các tế bào (cơ bắp, nội tạng, não,…) – chỉ có thể được thực hiện khi Oxy không bị bão hoà do hít thở quá độ. Tức là, thở bằng miệng không kích hoạt được tác dụng chính của Oxy, chỉ gây ra bão hoà Oxy lưu truyền trong máu (và vài yếu tố liên quan khác như CO2, ở post khác)
Thứ hai, khi rơi vào tình trạng nguy hiểm, chúng ta sẽ có xu hướng thở gấp, ngực liên tục được căng lên rồi hạ xuống – những dấu hiệu của cơ chế chiến-hay-chạy. Thói quen thở bằng miệng đánh lừa cơ thể, làm nó nghĩ rằng chúng ta đang lo lắng, khiến ngay cả trong những giờ phút nghĩ ngơi chúng ta cũng cảm thấy nao nao, bồn chồn. Về lâu về dài thì người hay thở miệng khó bình tĩnh trong các tình huống then chốt hơn người thở mũi, cuộc đời người thở bằng miệng không vui bằng, không hạnh phúc bằng, không giàu có bằng, không sống lâu bằng à đùa thế thôi chớ không có đâu hehe.
Một vài tác hại khác, thói quen thở bằng miệng sẽ làm xấu đi cấu trúc hàm của chúng ta, từ lúc sinh ra cho đến tuổi vị thành niên là khoảng thời gian khung xương hàm của con người dễ định hình nhất, cha mẹ nếu không để ý sẽ khiến con mình sau này dễ bị hô hoặc hàm không đồng đều. Trẻ sơ sinh chỉ thở bằng miệng, anh em để ý thấy bụng chứ không phải ngực là thứ đang chuyển động khi trẻ thở, nhưng dần theo thời gian trưởng thành, chúng ta bị lây nhiễm thói quen xấu là thở bằng miệng. Ở một số gia đình Ấn Độ, người mẹ hay để ý và lấy tay khép miệng bé lại nếu có dấu hiệu mở miệng khi ngủ – có thể nà vì thế.
Thở bằng miệng gây ra tình trạng ngáy vào ban đêm, đồng thời với đó là chứng ngưng thở khi ngủ, làm gián đoạn thời gian nghỉ ngơi của anh em. Người nhà tôi có người có thâm niên thở bằng miệng gần như không thể sửa đổi được, ngáy rất to vào ban đêm, chợt tỉnh giấc từ rất sớm do bị nghẹn họng (ngưng thở khi ngủ) và thức luôn đến sáng. Khi ngủ thì anh em sẽ không biết được mình có phải là người thở miệng hay không, dấu hiệu là cứ mỗi khi thức dậy thì mồm khô khốc hoặc hay chộp giấc nửa đêm.
Với anh em nào hay tập luyện thể thao, thở bằng miệng làm giảm đi hiệu suất cũng như hiệu quả của những giờ tập. Cơ bắp phát triển không tối ưu, khi tập nhanh mệt hơn. Nguyên do là Oxy không đi vào các tế bào cơ bắp (như đã nhắc ở trên) và sức bền khi tập chỉ có thể được cải thiện khi anh em quen hẳn với việc thở bằng mũi (sẽ nói rõ hơn khi có dịp).
Một lần nữa, đây là một chủ đề rộng mà tôi nghĩ sẽ biên nhiều bài có khi còn chưa đủ. Tóm lại, miệng chỉ để ăn, không phải để thở. Hô hấp qua đường miệng làm giảm chức năng của Oxy, còn dẫn đến tình trạng thở quá độ (không tốt tí nào), tâm trạng cũng là thứ bị ảnh hưởng từ chính thói quen thở miệng, làm xấu cấu trúc hàm, ngáy và chứng ngưng thở khi ngủ, làm công sức tập luyện của anh em không đạt được thành quả tối đa.
Tóm lại 2, trước giờ không quan tâm mấy, thì từ nay anh em nên để ý hơn hơi thở của mình, có hay thở dài không, tập luyện và cả khi nghỉ ngơi có vô thức thở bằng miệng không, ngủ có ngáy nhiều không.
Chuyển sang thở bằng mũi và thở nhẹ nhàng gần như là giải pháp duy nhất, à mà chuyển sang từ từ thôi, vì ban đầu nó sẽ hơi khó chịu, nhưng tính ra chính cảm giác “thiếu khí” (air shortage – trong sách ghi vầy) lại tối đa hoá tác dụng của khí Oxy.
Tạm vậy đã, có dịp biên thêm, chài còn nhiều lám. Ở nước ngoài cái này khá thịnh nè anh em, một miếng tape chặn để tránh thở miệng trong khi ngủ. Trong cuốn Oxygen Advantages tôi đọc tác giả rất khuyến khích dùng cái này, để bữa nào dùng băng keo điện dán thử, chớ khum có tiền mua mấy món này nơi.