Nói về trầm cảm, thì hầu hết chúng ta ai cũng bị cả, từ nhẹ đến nặng thôi.
Vậy tại sao và khi nào lại xảy ra trầm cảm?
Là khi thực tế không diễn ra đúng như kỳ vọng của anh em.
kỳ vọng càng xa thực tế chừng nào thì cảm giác ức chế trong tâm càng mạnh chừng đấy.
nếu kỳ vọng một thứ mà nó lập đi lập lại mãi không theo ý mình thì sự ức chế tích tụ lâu ngày quá, làm cảm xúc trầm xuống thì nó thành trầm cảm.
dồn nén trong quá khứ, những điều bất toại nguyện không gỡ được, những nỗi sợ cứ ám ảnh liên tục…là vì do kỳ vọng chưa bao giờ được thấy ra và được buông xuống.
kỳ vọng 10, thực tế được 3, thì hụt hẫng 7 phần thiếu.
kỳ vọng 3, mà thực tế được 10, thì làm sao tâm nó ức chế được.
khi anh em kỳ vọng mình sẽ sống lâu nên tất nhiên sẽ sợ về với cát bụi sớm.
Kỳ vọng cái gì càng nhiều thì nỗi sợ về hướng ngược lại càng lớn.
rất dễ thấy, một người đang vô cùng năng lượng và tích cực, tuy nhiên nỗi sợ ch*t vẫn ngấm ngầm bên dưới, bỗng 1 ngày bác sĩ báo, 3 tháng nữa chuẩn bị lo hậu sự nha, thì nỗi sợ sẽ làm thân tâm người đó sụp hoàn toàn ngay… vì xưa giờ đâu có nghĩ mình đi sớm như vậy. Lẽ ra 3 tháng mới đi, mà trầm cảm quá nên mới có 1 tháng là xuống tàu rồi.
anh em cứ tua lại những kỳ vọng của mình về game đời, về các mối quan hệ xung quanh, về việc mình phải là ai trong game đời này, về việc người A phải đối xử với mình như thế nào, rồi về chuyện B phải diễn ra đúng ý mình ra sao…
có kỳ vọng về cái gì là tâm anh em đã dính chặt hay bám chấp vào nó rồi
Sự thật, mọi thứ luôn vận động và thay đổi liên tục mà anh em, trụ vào một thứ thay đổi là vọng tưởng đấy.
nói nhanh thêm vụ ‘trầm cảm sau sinh’
anh chị em biết tại sao nó lại hay xảy ra vào giai đoạn đó hay không?
và có bao giờ anh em hỏi Mẹ, hỏi Dì , hỏi Bà nội, Bà Ngoại, liệu mấy thời trước đó, có trầm cảm sau sinh không?
thời trước cũng có, nhưng không nhiều, dù thời bà nội bà ngoại sinh một lần chục đứa, chứ có phải 2-3 đứa như thời bây giờ, tính ra thời đó phương tiện hỗ trợ thiếu đủ thứ, kiến thức hạn chế thì lẽ ra phải dễ trầm cảm hơn bây giờ chứ.
tại sao có sự khác nhau đó?
bởi vì sự kỳ vọng khác nhau ở các thời,
và cốt lõi hơn nữa là thân lực, tâm lực và trí lực khác hoàn toàn.
chị em sinh con dễ trầm cảm, một là do thay đổi sinh học, máu huyết, nội tiết tố, thân lực hay thể lực lúc đó dồn hết cho đứa con rồi. Mà khi năng lượng ở phần thân xuống thì tâm nó phóng dật và nhạy cảm dữ lắm.
cái tiếp theo, tâm lực, tại sao trầm cảm không xảy ra ở tất cả phụ nữ, vì mỗi gia đình sẽ có cảnh khác nhau, khi ai cũng bu vào ý kiến nên chăm con thế nào, rồi con thì không ăn không uống, chồng thì ít quan tâm hoặc bỏ đi đâu chơi.
nói gọn nhất, là sự kỳ vọng sau sinh con xong, thì nó sẽ thế này thế này theo sự sắp xếp trước đó của mình, ai ngờ thực tế, nó ra hướng khác hẳn.
kỳ vọng quá xa thực tế thì tâm nó ức chế.
chị em nào từ nhỏ quen khổ rồi, đi làm, thi cử, gia đình gì cũng toàn điều trái ý, nếu đã từng vượt qua được thì tự nhiên bớt kỳ vọng hay bớt vọng tưởng về cuộc đời.
tâm lực chỉ tăng, khi người đó đã trải qua những cảnh khó, mất mát và khổ đau đủ rồi. tâm lực cao thì khả năng bước qua chuyện trái ý mình nó tốt lên.
riêng anh chồng nào đọc đến đây và chuẩn bị kế hoạch có con đầu lòng thì hãy hiểu và thông cảm cho vợ mình.
cứ tạm mặc định, vợ mình, thể lực và tâm lực đều không tốt thì anh chồng cần làm gì?
đó là thể lực và tâm lực của anh chồng phải đủ mạnh để bù lại phần đang thiếu của vợ mình.
Không gánh được toàn bộ thì hãy làm điều tốt nhất.
khi vợ mình có dấu hiệu ức chế tâm thì các yếu tố ngoại cảnh gây ức chế phải được hạn chế tối đa.
nhất là mấy gia đình có Phụ Huynh ở chung, thì mẹ chồng nàng dâu, ý kiến ra vào việc nuôi con, thì rất dễ gây ức chế.
nếu mẹ chồng không tinh ý thì anh chồng phải ‘cách ly’ mẹ ra khỏi vợ mình vài tháng đầu, thậm chí 1 năm đầu tiên, lâu lâu cho bà gặp tý thôi. Mẹ trách cũng được nhưng quan trọng là vợ mình qua được khúc đó.
Còn tại sao đẻ đứa thứ 2 thứ 3 thì việc trầm cảm lại ít xảy ra hơn?
vì trí lực của chị em nó tăng rồi,
một là có kinh nghiệm đứa đầu tiên nên tự tin hơn,
hai là thân tâm cũng lỳ đòn hơn rồi, những cái khổ với đứa đầu tiên cũng đi qua rồi nên không có nhiều nỗi sợ nữa.
nhưng cái chính nhất, vẫn là sự kỳ vọng của chị em đã đi sát hơn với thực tế rồi.
cái này nó áp được với tất cả mọi thứ,
kỳ vọng quá lớn so với thực tế là vọng tưởng,
nên trầm cảm chính là người đó đang sống trong vọng tưởng hay ảo vọng quá nhiều.
nên để trị bệnh trầm cảm, có rất nhiều phương tiện và cách thức, nhưng cái cốt là đưa kỳ vọng của người đó trở về mặt đất, thì tự động nó hết bệnh.
sống thì cũng nên kỳ vọng, nhưng đừng đi quá thực tế là được…
mà mọi thứ ở game đời này có gì là mãi mãi đâu…
nên anh em phải tự nhắc, kỳ vọng ở những thứ luôn đổi thay thì chỉ làm anh em khổ luỵ thêm.
Cheers
Bác 7B
——
Hình của Davia Atten
nhiều anh chị qua Mỹ, 6 tháng đầu trầm cảm luôn, vì không dễ ăn như mình tưởng.
mình tốt với Anh A nên vô tình tạo sự kỳ vọng Anh A sẽ tốt lại với mình… ai ngờ Anh A quay xe nên trầm cảm luôn
mình hết lòng cho tổ chức, ai ngờ tổ chức cho người khác lên làm trưởng phòng, thế là lại trầm cảm
mình chơi đẹp với đời, rồi kỳ vọng đời sẽ chơi đẹp lại với mình, đó cũng là vọng tưởng.
anh em cứ hết lòng, còn chuyện nó diễn ra thế nào thì chuyện của nó, nên bớt kỳ vọng lại.
do the best and expect nothing
kỳ vọng đừng bay quá là được
không kỳ vọng luôn là bậc Thánh nhân rồi
kỳ vọng người khác phải hiểu mình,
kỳ vọng người khác phải tốt, phải thông cảm cho mình,
đó là một dạng vọng tưởng,
chúng ta có quyền thiện lành với tất cả… nhưng đừng bắt họ phải giống mình. Họ có nghiệp của họ…
chuyện mình cần làm thì cứ làm… chứ đừng ép ai phải theo cách mình cả.
Như vậy thì trầm cảm cũng đâu đáng sợ nếu mình đủ hiểu cái cách nó vận hành bác nhỉ?! Đúng là cái gì cũng có cái nguyên nhân, cái cốt lõi ban đầu, mà quan trọng là lúc mình đang chìm đắm trong cái vọng tưởng thì mình lại khó mà thấy được. Đôi khi bản thân đang stress thôi nhưng thân lại cứ cố bám vô cái “kết quả tưởng tượng”, rồi nó lại không thành hình, đâm ra là mình ức chế rồi trầm cảm.
Hồi đó ở trong nhà mà có xích mích thì hay nghe can cái câu : “Thôi kệ nó, kệ nó đi.” Kệ ở đây là khi chuyện đến mức đỉnh điểm của cảm xúc thì ta kệ, kệ là không đụng chạm đến nữa để chuyện đi quá tầm kiểm soát. Mà lúc đó là quan tâm và quan sát, quan sát cái người giận dữ, cái cảm xúc không bình thường của mọi người, của ta. Rồi chỉ cần nửa ngày sau đó, dài lắm thì hết ngày. Thì mọi người lại trở về cái cảm xúc bình thường.
Điều quan trọng là bản thân cần nhận biết lúc nào cơn trầm cảm đến để mà chuẩn bị. Nếu cả cuộc đời của một người bình thường là một cuộc chiến. Thì những người mắc bệnh trầm cảm phải trải qua cuộc chiến đó vào mỗi ngày.
Chúc anh chị em đang phải sống với điều này mỗi ngày một vững tâm hơn, tự tin vào bản thân là vũ khí mạnh nhất lúc này, đừng bỏ cuộc!