Vào những năm 1960s, có một giáo sư ở đại học Stanford tên Walter Mischel đã tiến hành một chuỗi các nghiên cứu tâm lý trên trẻ em. Hàng trăm trẻ em đã được mời tham gia chương trình rồi được theo dõi tiếp đến tận 40-50 năm sau.
Một trong các nghiên cứu cực kỳ nổi tiếng của ông Walter là thí nghiệm ‘kẹo xốp’ (Marshmallow experiment). Với tôi thì đây là thí nghiệm minh chứng cực kỳ rõ cho câu ‘thói quen nào, thì số phận đó’.
Cụ thể thí nghiệm, từng bé sẽ được mời vào cái phòng trống (có kính quan sát ở phòng khác), trên bàn có để 1 cục kẹo xốp marshmallow rồi nghiên cứu viên sẽ giải thích luật chơi cho bé rồi đi ra ngoài. Tóm tắt luật chơi là:
Mức 1: Bé có quyền ăn cục kẹo xốp ngay lập tức (nếu không muốn chờ)
Mức 2: nếu Bé kiên nhẫn chờ thêm 15 phút, thì khi nghiên cứu viên quay lại phòng, nếu cục kẹo đầu tiên chưa ăn thì bé sẽ được thưởng thêm 1 cục nữa.
Mức 3: là chờ lâu hơn nữa, tầm 25-30 phút, thì khi quay lại bé được thưởng thêm 3-4 cục kẹo.
thí nghiệm này chia trẻ làm 2 nhóm:
>>> nhóm 1: nhóm ăn ngay, khỏi suy nghĩ
>>> nhóm 2: trì hoãn sự thỏa mãn, đợi nhận thêm phần thưởng rồi mới ăn
Cả hai nhóm trẻ này tiếp tục được nghiên cứu đến khi chúng trưởng thành thì kết quả nghiên cứu đã cho thấy kết quả khác biệt rất rõ giữa 2 nhóm.
Những đứa trẻ chấp nhận trì hoãn sự thoả mãn và chờ đợi để được chiếc kẹo thứ hai thì sau này đạt điểm SAT cao hơn, tỷ lệ lạm dụng thuốc, tỷ lệ béo phì thấp hơn và biết cách giải quyết các căng thẳng trong cuộc sống tốt hơn, các kỹ năng xã hội cũng cải thiện hơn.
Nhóm nghiên cứu quyết định theo dõi từng đứa trẻ thêm 40 năm nữa và hết lần này đến lần khác, nhóm trẻ em kiên nhẫn đợi chiếc kẹo thứ hai liên tiếp thành công trong mọi lĩnh vực mà chúng thử sức sau này.
Đọc đến đây, anh em sẽ thấy hình bóng mình ở đâu đó…
Thí nghiệm kẹo xốp này, nó khớp hoàn toàn với định nghĩa hai chữ ‘kỷ luật’ mà tôi hay dùng
‘Kỷ luật’ là sự lựa chọn giữ cái mình muốn bây giờ và cái mình muốn nhất.
Cái mình muốn bây giờ, chính là cái ngắn hạn, cái trước mắt.
Cái mình muốn nhất, chính là cái dài hạn, cái đã có kế hoạch.
Có vô vàn tình huống trong game đời để anh em quán chiếu định nghĩa này, cũng như thí nghiệm kẹo xốp vào chính hoàn cảnh của ae.
Sáng sớm, anh em sẽ có 2 sự lựa chọn, một là nướng tiếp (cho sướng), hai là đứng dậy rửa mặt rồi đi tập thể thao ngay. Đó chính là sự kỷ luật, là trì hoãn sự thỏa mãn của việc ngủ tiếp.
Đầu tư cryto, chơi chứng khoán, anh em cũng có 2 nhóm lựa chọn cơ bản, một là ăn tiền nhanh (ngắn hạn), hai là giữ (hold) đến tận 3-5 năm sau, thậm chí 10-15 năm sau rồi mới bán. Dù giá hiện tại đang rất thơm, thấy ai cũng giải ngân chốt lời nhưng ae vẫn trì hoãn để đi đến đích cuối cùng.
Anh em sắp cưới vợ, quen nhau đã 4-5 năm, gần ngày cưới, ae lại vô tình gặp 1 em gái khác đúng gu, rất hợp với ae hơn cả cô vợ. Ẽm bảo, over-night 1 lần thôi anh iu, không sao đâu, đó là bí mật giữa chúng ta…
Đây cũng là lúc ae đứng trước 2 sự lựa chọn… một là sướng con ku ngay bây giờ nhưng khả năng sẽ mù con mắt trong tương lai (ae nghĩ em ấy sẽ tha cho ae lần 2, lần 3 hở? …)… hoặc ae quyết định giữ thân mình để đi đường dài với vợ mình ! đó chính là kỷ luật thép cho những cái dài hạn mà ae đã ước mơ bấy lâu nay.
Tiếp nữa, bạn bè khích tướng ae, nhậu đi, chơi thuốc đi,… một là quất luôn ra oai, để giữ cái danh… hai là kệ mẹ chúng nó, tao phải lo thân tao trước, dài hạn thì tao còn Ba mẹ già, vợ con thơ… ae bệnh rồi ai lo cho gia đình ae.
nói về ngắn hạn và dài hạn trong cuộc sống thì vô vàn,
Từ sáng sớm mở mắt ra thì ae đã phải quyết định giữa cái ngắn hạn và dài hạn rồi…
Từ chuyện ngủ nướng hay đi tập
Từ chuyện ăn sướng cái miệng hay kiêng ăn giữ sức khỏe/body
Từ chuyện đập thằng sếp bố láo ngay bây giờ hay kiên nhẫn chờ nó bị hạ bệ
….
Quy chung lại là, trong game đời, ae luôn phải lựa chọn cái sướng ngay bây giờ hay cố gắng trì hoãn sự thỏa mãn để có một thành tựu cao hơn nữa.
AE nên hiểu là game đời luôn tăng level, luôn tăng độ khó liên tục. Đặc biệt những thứ ngắn hạn luôn hấp dẫn, phê nhanh, lên đỉnh nhanh…. sướng nhanh tê nhanh lâu ngày thì ae sẽ thành nô lệ của con quỷ ngắn hạn… chậm tý là ae dell chờ đợi gì được lâu, và phê ít hơn là ae gào rú ngay.
Tâm lý chung dẫn đến, là ae làm gì thì cũng muốn có quả ngay, trồng cây vài ngày thì muốn ra trái… thì chỉ có đường tà đạo mà thôi.
Cho nên, ae phải dán luôn tờ giấy ngay cửa phòng để mỗi sáng đọc x 3 lần (nghiêm túc) rồi mới bắt đầu một ngày mới.
Tại sao?
Vì tôi chứng kiến khá nhiều ae đã lên kế hoạch cuộc đời rất kỹ càng, có plan 5-10 năm, đã và đang có đà chạy rất êm thì đụng ngay vài cái ‘sướng’ ngắn hạn quá hấp dẫn nên gãy gánh giữa đường.
Đó cũng là tại sao người thành đạt, thành công rất ít trong xã hội… còn phần đông thì luôn lẩn quẩn vời game đời, chẳng có lối thoát.
Ngoài ra, trong nhà Phật, có một khái niệm tương tự, đó là ‘chánh tinh tấn’,
Nghĩa của nó rộng hơn nhưng cốt lõi vẫn là tập trì hoãn sự thỏa mãn lại và bớt phóng dật lại.
Chánh tinh tấn, là sự kỷ luật, sự nhất quán, sự đều đặn, làm đủ khó, cho một mục đích ‘không hại mình và không hại người’. Tinh tấn cho việc thiện lành, đó là chữ Chánh. Chứ không phải ae kỷ luật đi tập để có body đẹp rồi đi dzụ con gái nhà người ta, thì đó là ‘tà tinh tấn’.
Hiểu sâu sắc cốt lõi của trì hoãn sự thỏa mãn kèm với chánh tinh tấn thì đúng như kết quả của thí nghiệm kẹo xốp trên, thói quen nào thì quyết định số phận đó.
Đến đây, nếu ae thắc mắc tại sao mình còn nghèo, còn khổ, còn lú thì tất cả đều do chính ae đã quyết định cuộc đời mình đi theo hướng tự huỷ mà thôi.
Cuộc đời ae sẽ sáng láng hơn nếu ae chịu bắt đầu tập thói quen kỷ luật này từ ngay bây giờ. Chỉ cần 3 năm thôi, tôi chắc chắn, ae sẽ lên một level khác hẳn.
Khổ trước-sướng sau,
Hay sướng trước-khổ sau,
Tất cả đều nằm trong tay ae.
Make a wise choice.
Cheers
Bác 7B
Hình “Immortal Hands” by Michael Aboya