“Chúng ta cần 1 sự phục sinh vĩ đại của anh hùng trên thế giới. Mọi khía cạnh của xã hội con người, bất kỳ nơi nào có thể hiện hữu trên hành tinh này, dường như đang rơi vào một sự hỗn loạn vô thức.” (Robert Moore and Douglas Gillette, King, Warrior, Magician, Lover,)
Nhà thơ người Mỹ thế kỷ 19 mang tên Henry Wadsworth Longfellow đã nói rằng “Danh tiếng là mùi hương thoang thoảng của chiến công anh hùng.” (Tales of a Wayside Inn), nhưng điều này ko còn xảy ra trong thế giới hiện đại. Danh tiếng, trong thời kỳ của ta, chủ yếu được gán cho người nổi tiếng và chính trị gia, 2 kiểu người mà từ “anh hùng” ít khi được áp dụng. Và do đó, nếu như người Hy Lạp cổ đại tin rằng, một người được hiểu rõ thông qua những thần tượng mà họ tôn thờ, thì sẽ ko nguôi ngoa khi nói rằng tinh thần của chủ nghĩa anh hùng đã biến mất khỏi thế giới hiện đại. Nếu có chút cơ may nào, một người anh hùng thực sự xuất hiện dưới con mắt công chúng, nhiều người sẽ đáp lại bằng sự ghen tỵ và soi mói tới những khuyết điểm, vì sự thực là họ mang “bàn chân bằng đất sét”.
Note: Feet of clay, bàn chân bằng đất sét ý chỉ 1 khuyết điểm chí mạng ở người “nổi tiếng” hoặc đáng ngưỡng mộ. VD: 1 người công chức liêm minh nhưng lại dính vấn đề về ma túy, 1 nhà hoạt động bình quyền nhưng lại là kẻ lăng nhăng…
“Thời đại của ta ko phải là thời đại muốn có anh hùng. Thời đại của ta là thời đại của sự đố kỵ, trong đó tính lười biếng và vị kỷ ngự trị. Bất kỳ ai cố gắng tỏa sáng, dám đứng trước đám đông, đều bị hạ thấp bởi sự mờ nhạt và những kẻ tự cho mình là “ngang hàng”.” (Robert Moore and Douglas Gillette, King, Warrior, Magician, Lover,)
*Nhưng khi lựa chọn sùng kính những người nổi tiếng, chính trị gia, hay các nhân vật trong truyện tranh hay phim ảnh khác, và ko phải những anh hùng phàm trần thực sự, ta đang tự báo hại chính bản thân mình. Bởi ta ko chỉ cấm cản sự trỗi dậy của những anh hùng có thể đẩy lùi hỗn loạn mà thế giới đang rơi vào, mà ta còn đang tự bóp chết thôi thúc hướng đến chủ nghĩa anh hùng, một thôi thúc nền tảng cho sức khỏe tâm lý. Hay như nhà nhân chủng học văn hóa Ernest Becker viết:
“Trong nền văn hóa của ta, nhất là trong thời kỳ hiện đại, người hùng dường như là điều quá cao cả đối với ta, hoặc là ta quá nhỏ bé so với nó. Nói với 1 cậu trai trẻ rằng cậu ta được quyền trở thành anh hùng và cậu sẽ thẹn đỏ mặt… nếu mọi người thật sự thừa nhận thôi thúc trở thành 1 anh hùng của cậu, đó sẽ là lúc phóng thích sự thật mang tính tàn phá. Nhưng sự thật về tính thiết yếu của chủ nghĩa anh hùng ko dễ để mọi người thừa nhận… Trong 1 quần chúng con người tầm thường thụ động hơn, nó được che đậy như là một lời khiêm nhường… tuân theo những vai trò mà xã hội cung cấp dành cho sự quả cảm của họ và cố thăng tiến trong hệ thống… cho phép bản thân họ bám trụ cố gắng, nhưng nó luôn quá ít ỏi và quá an toàn…” (Ernest Becker, The Denial of Death)
Trong hy vọng chứng kiến sự phục sinh của chủ nghĩa anh hùng và đẩy lùi những kẻ ngập tràn đố kỵ muốn giữ tất cả chúng ta ở cùng mức độ tầm thường ko đáng để tâm, ta sẽ tìm hiểu về tâm lý học người hùng. Cụ thể hơn, ta sẽ tìm hiểu xem chủ nghĩa anh hùng thực sự bao gồm những gì, tiềm năng trở thành 1 anh hùng tồn tại trong mỗi chúng ta như nào, và cách ta có thể thỏa mãn thôi thúc anh hùng riêng mình.
Để hiểu về anh hùng, trước hết ta phải hiểu vai trò của giá trị trong cuộc đời anh hùng, bởi trên hết, 1 cuộc đời anh hùng, là một cuộc đời phục vụ giá trị:
“Sống 1 cuộc đời giá trị là hành động phục vụ những gì mà bạn coi trọng. Chính Bob Dylan đã viết, “Anh phải phục tùng ai đó.” Câu hỏi là: Ta sẽ phục vụ ai (hay cái gì)?” (Steven Hayes, Get Out of Your Mind and Into Your Life)
Tất cả chúng ta đều sống để phục vụ điều gì đó, nếu ko ta sẽ như 1 con thuyền thiếu đi bánh lái và phương hướng cuộc đời sẽ bị đẩy đưa và lôi kéo bởi những thế lực bên ngoài. Ta có thể sống phục vụ một người khác, ta có thể sống phục vụ một tổ chức hay hệ tư tưởng, hay ta có thể tạo nên hệ thống giá trị tự chọn và sống phục vụ nó. Chọn con đường thứ hai đồng nghĩa với việc đưa ra nhận định về điều ta cho là đáng để đấu tranh và bảo vệ. Nó đòi hỏi ta phản ánh câu hỏi: “với tôi một cuộc đời tốt đẹp bao gồm những gì?”. Để có được câu trả lời, ta có thể tin cậy vào minh triết của những người khác, ta có thể nhìn vào hình mẫu để lấy cảm hứng, nhưng sau cùng ta phải lựa chọn điều ta tin là sẽ đưa mình tới vị trí của một cuộc đời vĩ đại hơn. Điều ta đã quyết sẽ trở thành những bộ phận của hệ thống giá trị và như một vài ví dụ khác, ta có thể chọn trân quý tự do, sự thật, sắc đẹp, tình bạn, tính chừng mực, tình yêu, ta có thể coi trọng một thú tiêu khiển nhất định hay nghề thủ công, hay như lời nói của tác giả Andrew Bernstein:
“Một cá nhân có thể yêu chuộng giáo dục, hay nghề nghiệp trong lĩnh vực cụ thể, hay một người đàn ông hoặc phụ nữ cụ thể, hay trẻ con, hay bất kỳ và tất cả điều trên, hay một trong vô vàn khả năng khác – nhưng bất kể giá trị của anh/cô ta là gì thì vẫn có những thứ, con người, hay hoạt động được xem là quan trọng nhất trong cuộc đời.” (Andrew Bernstein, Heroes, Legends, Champions: Why Heroism Matters)
Giá trị thúc đẩy cuộc sống; nó ko bao giờ ngăn cản hay làm hại. Nhưng với tư cách là những sinh vật phàm trần, ta có thể hiểu sai những gì mình nhìn nhận là một giá trị. Ví dụ, những kẻ nghiện ma túy, anh ta được cho là coi trọng một lần nghiện nữa; kẻ nghiện rượu thì là một lần uống say; kẻ độc tài thì là nhiều sức mạnh hơn người khác; kẻ đố kỵ thì là sự tàn phá vì lợi ích chính nó. Nhưng trong những trường hợp như này, đối tượng ham muốn gây hại tới hạnh phúc của ta hoặc tới người khác, và do đó, nó ko phải là một giá trị mà là một con ác quỷ có khuynh hướng tiến tới đau khổ và/hoặc cái chết. Giá trị cũng có thể trở nên đồi bại theo thời gian. Một số thứ đáng giá tại 1 giai đoạn cuộc đời mất đi năng lực thúc đẩy cuộc đời tại 1 giai đoạn khác. Và do vậy, khi tạo dựng hệ thống giá trị, ta phải nghiêm túc về những gì mình chọn, bởi như Socrates đã lưu ý từ lâu về trước, sự phớt lờ trong nhiều trường hợp là nguyên do gây ra nỗi đau khổ nhiều hơn là ý định quỷ quyệt.
Dựa trên sự sáng tỏ ngắn gọn về bản chất và tầm quan trọng của giá trị này, ta bây giờ có thể liên hợp kiến thức này để hiểu tốt hơn ý nghĩa của việc trở thành anh hùng là gì, hay như Bernstein giải thích:
“Lòng trung thành trên thực tế, mặc cho trở ngại hay thử thách tới những giá trị được yêu quý nhất của con người – chính là bản chất của phẩm hạnh chính trực – và nó là nền tảng của chủ nghĩa anh hùng.” (Andrew Bernstein, Heroes, Legends, Champions: Why Heroism Matters)
Anh hùng là những cá nhân cam kết với giá trị vượt xa mức thông thường và sở hữu hệ thống giá trị phục vụ hạnh phúc con người ở quy mô đại chúng. Anh hùng có thể cống hiến cuộc đời của anh hay cô ta cho công lý để làm dịu hệ quả của cái ác, đổi mới để nâng cao chất lượng sống, hiểu biết để đỡ đau khổ, hay tự do để chiến đấu với những kẻ chuyên chế và thúc đẩy hợp tác xã hội.
“Về mặt thực tiễn, anh hùng có nghĩa vụ gánh vác giúp đỡ nhân loại và đưa họ đến với nền văn minh phồn thịnh.” (Andrew Bernstein, Heroes, Legends, Champions: Why Heroism Matters)
Trái ngược với niềm tin thông thường, chủ nghĩa anh hùng ko đòi hỏi tự hy sinh bản thân. Chủ nghĩa anh hùng ko phải trò chơi có tổng bằng không (Zero-sum game) mà trong đó anh hùng phục vụ như là ân nhân của loài người nhưng với kết quả là phải đích thân gánh chịu. Thay vào đó, khi duy trì cam kết với giá trị thúc đẩy con người tiến tới một sự phồn thịnh tốt hơn, người anh hùng phải đồng thời nâng cao mục tiêu cuộc đời của anh hay cô ta và tìm kiếm sự hiện thực hóa bản thân. Hay như Bernstein nói:
“…có một niềm tin phổ biến rằng chủ nghĩa anh hùng ko đòi hỏi hoàn thành ước nguyện của chính mình, mà là tương phản của nó – sự hy sinh bản thân… Niềm tin như thế là sai, thậm chí nguy hại… Anh hùng là 1 phạm trù con của những người ngay thẳng về mặt đạo đức. Những người ngay thẳng đạo đức ko hy sinh bản thân mình… Về khía cạnh thực tiễn: Chính việc thực sự hoàn thành ước nguyện bản thân của một cá nhân mới mang đến lợi ích cho người khác, ko phải sự hy sinh của anh hay cô ta.” (Andrew Bernstein, Heroes, Legends, Champions: Why Heroism Matters)
Khi anh hùng sống theo cách có khuynh hướng tiến tới sự hiện thực hóa bản thân cùng lúc thúc đẩy hạnh phúc của người khác, họ là một hạng người hiếm có và sở hữu một vài thuộc tính độc nhất. Điều trên hết trong số những thuộc tính này chính là một cam kết kiên quyết với giá trị của mình. Anh hùng miễn nhiễm với sự hăm dọa và chán nản dễ dàng làm chệch hướng của những kẻ phi anh hùng. Họ đối diện với thử thách thay vì co rúm trước nó và nếu những thế lực mang tính tàn phá mạnh mẽ cắt ngang con đường của mình, họ sẽ đáp lại bằng một lòng gan dạ tuyệt vời, và nếu cần thiết, tham gia vào một trận chiến thiên anh hùng ca với những thế lực này với quy mô của David và Goliath.
Note: David và Goliath và 2 nhân vật trong câu chuyện kể vào khoảng 3000 năm trước. Tại Palestine có một cậu bé chăn cừu tên David, cậu ta nhỏ bé nhưng đã đốn hạ được 1 gã khổng lồ ko ai địch lại tên Goliath bằng cục đá và cái nỏ cao su. Từ đây thì 2 nhân vật này biểu tượng cho cuộc chiến đấu giữa kẻ nhỏ bé và những tên to lớn, ý nghĩa sâu xa hơn như đoạn trên thì là cuộc đối đầu giữa người anh hùng với những thế lực bất định mạnh mẽ hơn anh ta.
“Họ có thể mệt mỏi nhưng vẫn bền chí. Họ có thể sợ hãi nhưng vẫn đối diện với nguy hiểm một cách gan dạ. Họ có thể vừa mệt vừa sợ nhưng họ ko nao núng khi đối diện với trở ngại và/hoặc nguy hiểm. Anh hùng ko bị nản lòng bởi những vấn đề hết sức khó nhằn và/hoặc bởi những tên phản diện có sức mạnh lợi hại. Khi đối đầu với một trong hai hoặc cả hai, họ ko hề nản lòng.” (Andrew Bernstein, Heroes, Legends, Champions: Why Heroism Matters)
Đặc tính tiếp theo mà tất cả các anh hùng đều có chính là sở hữu một vài hình thức tài năng và kỹ năng đặc biệt, có thể là về mặt trí tuệ, cơ thể, hay đạo đức. Nhưng khả năng để có tố chất phi thường mà anh hùng sở hữu này mang đến 1 vấn đề: Nếu sự kết hợp độc nhất của tự nhiên và tác động môi trường thúc đẩy sự phát triển ko ban tặng ta trí tuệ của Carl Jung, một sở trường sáng tạo như Nikola Tesla, hay tinh thần kiên cường và sôi nổi của một Socrates hay Frederick Douglass, liệu ta vẫn có thể là anh hùng?
Để trả lời câu hỏi này và cứu nguy chủ nghĩa anh hùng ra khỏi hệ thống đẳng cấp, nơi mà con người hoặc được sinh ra và nuôi dưỡng hoặc mãi mãi bị trừ khử. Bernstein giới thiệu khái niệm về bán-anh hùng (Demi-hero). Bởi cũng như thần thoại ngập tràn các vị thần và á thần, á thần là những kẻ nửa người nửa thần, vậy nên sẽ có nhiều mức độ khác nhau trong chủ nghĩa anh hùng. Đại đa số chúng ta có thể thiếu đi động lực hay khả năng để thay đổi dòng chảy lịch sử, nhưng tất cả chúng ta đều có tiềm năng trở thành bán anh hùng trong phạm vi cuộc đời riêng bản thân mình. Và điều này trước hết có thể đạt được thông qua trau dồi một hệ thống giá trị và sau đó cam kết duy trì con đường, kể cả khi những trở ngại to lớn trước mắt ta. Mỗi ngày sau đó, ta sẽ phải đối diện với 1 lựa chọn định đoạt mức độ nếm trải chủ nghĩa anh hùng. Ta có thể, như Odysseus của Hy Lạp cổ đại, kiên gan trong sự vất vả và rắc rối và đáp lại hiểm nguy bằng lòng gan dạ, hay ta có thể, như kẻ phản-anh hùng (Anti-hero), thoát ra khỏi trận chiến với đời, đầu hàng trước con quỷ nội tâm, từ bỏ giá trị ta trân quý và khuất phục trước một cuộc đời vô nghĩa.
“Chủ nghĩa anh hùng nói rằng: Tích hợp bóng âm (Shadow) đó hoặc đốn hạ chúng, quên đi điều bất hạnh và tiếp tục cuộc đời của mình.” (James Hillman, The Soul’s Code)
Hay như Bernstein viết:
“Mỗi người đàn ông hay phụ nữ, dưới nhiều hình thức và thời điểm, tìm kiếm những giá trị tích cực, nâng cao cuộc sống – đều phải đối diện với những trở ngại và/hoặc sự phản đối mạnh mẽ-từ chối hy sinh mục tiêu của anh/cô ta – để tiếp tục đấu tranh một cách sôi nổi đến sức cùng lực kiệt – và, trong nhiều trường hợp, vượt qua trở ngại và giải quyết thành công một nhiệm vụ gian khó. Những hành động như vậy rõ ràng là quả cảm.” (Andrew Bernstein, Heroes, Legends, Champions: Why Heroism Matters)
Để được ban cho sức mạnh đưa ra lựa chọn hàng ngày ưu ái chủ nghĩa anh hùng, ta có thể tham gia thực hành thờ phụng anh hùng. Để thực hành thờ phụng anh hùng, ta cần tìm những cá nhân, từ quá khứ hay hiện tại, thể hiện một cam kết quả cảm tới giá trị tương tự như của chúng ta, và sau đó ta có thể tìm hiểu về những trắc trở họ đối mặt, con quỷ nội tâm họ đương đầu, và những đối thủ họ chiến đấu và đánh thắng. Trong những thời điểm đơn độc, ta có thể ngẫm nghĩ những khó khăn và chiến thắng của họ, và cho phép cảm xúc của ta trỗi dậy tiến vào chín tầng mây cảm hứng.
“…một người tôn thờ anh hùng trải nghiệm cảm xúc ưu việt nhất mà con người có thể đạt được: Một cảm giác của người cao quý.” (Andrew Bernstein, Heroes, Legends, Champions: Why Heroism Matters)
Trải nghiệm đi kèm với cảm xúc mạnh mẽ được in sâu trong bộ não của ta. Và do vậy, khi trải nghiệm cảm giác của người cao quý cùng lúc suy nghiệm cuộc đời của những anh hùng ta ngưỡng mộ, ta đang thực hiện song song hoạt động rèn luyện sự gan dạ của chính mình. Trong quá trình này, ta thêm vào kho vũ khí của mình một liều thuốc giải vĩ đại cho sự đau khổ. Bởi bất cứ khi nào ta bị đè nặng bởi những thế lực suy đồi bên trong, ta có thể chọn một người hùng cụ thể và hỏi bản thân những câu sau:
“Người anh hùng này… sẽ đáp lại trở ngại gây kinh hãi trong cuộc đời ta như thế nào? Sau cùng, ngay cả khi mức độ can đảm của người anh hùng sử thi hiện diện, tại sao ta ko thể đáp lại bằng lòng can đảm và tận tụy với cuộc sống con người mà 1 người anh hùng sẽ làm? …Thực vậy, tại sao ko? Câu trả lời, tất nhiên là một người tôn thờ anh hùng có thể làm được.” (Andrew Bernstein, Heroes, Legends, Champions: Why Heroism Matters)
Để sống một cuộc đời anh hùng phục vụ những giá trị tự chọn, trong thời hiện đại, chính là bơi ngược dòng. Bởi ta sống trong một thời đại mà sự băng hoại lan tràn của giá trị đã dẫn dắt nhiều người đàn ông và phụ nữ hướng tới những niềm vui sao lãng và trống rỗng. Nếu ta muốn thành một trong số ít chống lại xu thế này và bác bỏ căn bệnh tuân thủ của thời hiện đại thì ta phải làm quen với việc đi ngược lại xu thế được xã hội chấp thuận.
“Khi cả thế giới tiến về một vách đá, kẻ chạy ngược lại dường như là đang mất trí.” (C.S. Lewis)
Để giúp ta duy trì sự tự chủ về mặt đạo đức khi thoát khỏi chủ nghĩa khoái lạc gây suy đồi của thời đại này và tiến tới một cuộc đời mang quy mô anh hùng, ta có thể ngẫm nghĩ về minh triết của Arthur Schopenhauer, người đã nhận định rằng:
“Một cuộc đời hạnh phúc là điều ko tưởng, điều cao nhất con người có thể đạt được chính là một cuộc đời anh hùng.” (Arthur Schopenhauer, Parerga and Paralipomena)
Nói cách khác, khi phấn đấu cho chủ nghĩa anh hùng, ta ko hy sinh 1 cuộc đời mãi mãi hạnh phúc, thoải mái, và vui thích, bởi một cuộc đời như thế sẽ ko mở ra cho ta. Thay vào đó, khi cống hiến cuộc đời cho chủ nghĩa anh hùng, ta đang chọn cuộc đời tốt nhất có thể; một cuộc đời mang ý nghĩa, thử thách, thú vị. Hoặc như Nietzsche đã viết:
“Than ôi, tôi biết những người cao quý đã mất đi hy vọng tốt nhất của họ. Và từ rày về sau họ phỉ báng tất cả hy vọng tốt nhất. Từ rày về sau họ sống một cách khinh suất trong những niềm vui ngắn hạn, và họ hiếm khi có một mục tiêu xa hơn ban ngày… Trước kia họ từng nghĩ tới việc trở thành người hùng: nay họ là những kẻ trác táng. Người hùng đối với họ là một nỗi ưu phiền và khiếp đảm. Nhưng, bằng tình thương và hy vọng tôi khẩn nài cậu: đừng chối bỏ người hùng trong tâm hồn của mình! Hãy giữ lấy hy vọng thánh thiện cao nhất!” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)