“Những chuyến phiêu lưu phá vỡ một thực tại gò bó, dai dẳng như thể đó là một mảnh thủy tinh vậy. Nó là một thứ không ai lường trước, bị bỏ quên, mới mẻ. Mỗi hành trình lại là một sự chào đời khác hẳn trên thế giới này, một quá trình độc nhất. Làm sao mà nó không thú vị được cơ chứ?” (José Ortega y Gasset, Meditations on Quixote).
Với tư cách là những sinh vật của thói quen, ta có được sự thoải mái từ những lề thói được thiết lập sẵn. Những lề thói này giúp ta áp đặt trật tự trong một môi trường bất biến, và những thói quen tốt được lặp đi lặp lại mỗi ngày chính là một trong những chìa khóa để thành công trong cuộc đời và sự nghiệp. Nhưng với một số người thì thói quen và lề thói không phải là thứ thúc đẩy một cuộc sống tuyệt vời mà thay vào đó là một chuỗi tư duy và hành vi giam cầm và giới hạn tiềm năng của ta, và do đó những suy nghĩ về chúng có thể gợi ra cảm xúc vô vọng và kinh hãi.
“Có nhiều người, may mắn hoặc không, sở hữu con đường đời có rất ít hoặc không có sự thoát ly nào khỏi những lề thói quy củ này. Dù điều này thoạt nhìn thì có vẻ thoải mái, nhưng sau cùng thì nó lại là một sự kinh hãi không thốt lên lời.” (Teofilo F.Ruiz, The Terror of History)
Hay như Jose Ortega y Gasset lặp lại:
“Chẳng bao lâu sau khi bắt đầu sống, ta mới nhận thức được sự giam cầm bên trong nhà tù của chính mình. Nó khiến ta mất nhiều nhất là 30 năm để nhận ra phạm vi ranh giới mà tiềm năng của ta sẽ di chuyển. Ta có một kho lưu trữ ở thực tại, nó như đang đo lường độ dài của sợi xích gông cùm chân chúng ta. Sau đó ta sẽ thốt lên: “Đây là cuộc đời sao? Không còn gì ngoài nó nữa sao? Một vòng lặp khép kín luôn lặp đi lặp lại, luôn giống nhau?“ Đây chính là giờ khắc nguy khốn nhất của mỗi con người.” (José Ortega y Gasset, Meditations on Quixote)
Ngẫm nghĩ về bản chất lặp đi lặp lại của sự sống có thể gây ra sự kinh hãi, nhưng như nhà thơ Holderlin đã chỉ ra: “Nơi nào có nguy hiểm, nơi đó cũng nảy sinh nguồn sức mạnh ẩn chứa.” (Friedrich Hölderlin). Nếu tánh đơn điệu thường ngày trở thành một lệ thường trong vô vọng, nó chính là dấu hiệu cho thấy ta cần thi hành giải pháp để mang đến nhiều sự mới mẻ hơn vào cuộc sống của mình. Bởi lẽ, với cái chết cận kề dù ta chọn điều gì đi chăng nữa, vậy tại sao không bùng cháy hết mình trong một cuộc sống thú vị, hơn là vụt tắt trong đơn điệu và buồn tẻ?
“Tôi thà hóa tro hơn cát bụi. Tôi thà để cho tia sáng của mình cháy rực trong ngọn lửa huy hoàng còn hơn là chết ngạt bởi sự thối rữa khô héo. Tôi thà làm một tảng thiên thạch nguy nga, từng nguyên tử trong một chùm ánh sáng lộng lẫy – hơn là một hành tinh sống dai dẳng và ngái ngủ. Chức năng phù hợp nhất của con người là để sống, không chỉ đơn thuần là “tồn tại”… tôi sẽ tận dụng thời gian của chính mình.” (Jack London, Tales of Adventure)
Nếu mục tiêu của ta là để sống, không chỉ đơn thuần là tồn tại, vậy làm sao để dùng thời gian của mình một cách tốt nhất? Một lựa chọn đó là đi theo bước đường của Don Quixote, nhân vật chính của một trong những câu truyện vĩ đại nhất từng được kể ra, và thay vì bằng lòng với một sự tồn tại lặp đi lặp lại, thì hãy kết cấu cuộc đời mình như một chuyến phưu lưu.
“Don Quixote…. chính là một câu chuyện ngụ ngôn cho cuộc đời mỗi con người, anh ta không như những kẻ khác… theo đuổi một mục tiêu, điểm cuối lý tưởng đã ngự trị trong suy nghĩ và mong muốn của anh; và, tất nhiên, sau đó anh nổi bật lên như một sự kỳ lạ của thế gian này.” (Arthur Schopenhauer, The World as Will and Representation)
Khi nhìn nhận cuộc đời như một chuyến phiêu lưu, ta có thể, như Don Quixote, chọn cách sống phục vụ cho những giá trị và lý tưởng bản thân mình đã chọn, trở nên vô song và độc nhất, và cố biến cho cuộc sống của ta không lường trước được, mang tính phiêu du, đáng nhớ, và có thể xứng đáng để được kể trong những câu chuyện một ngày nào đó . Như nhà viết kịch Tennessee Wiliiams khuyên rằng:
“Hãy ngao du đi! Thử đi. Không còn điều gì khác nữa đâu.” (Tennessee Wiliiams, Camino Real)
Để tạo nên những chuyến hành trình của một cuộc đời phiêu du, ta phải trở nên mạnh mẽ, bởi tất cả những chuyến đi như này đòi hỏi ta phải rời xa vùng đất thân thuộc. Những chuyến phưu lưu được định hình bởi tính bất định, nguy hiểm, và rủi ro, và do vậy ta phải học cách đương đầu với nỗi sợ bất định và xa lạ ban sơ.
“Kẻ mạo hiểm gan dạ gặt hái nhiều nhất.” (Ovid)
Sự gan dạ một phần được thúc đẩy bởi hành động trở nên giống trẻ con hơn – bằng cách lấy lại khả năng muốn biết, tò mò, và quan trọng nhất, chơi đùa.
“Những ai tiếp cận cuộc đời như 1 đứa bé chơi trò chơi, di chuyển và đẩy các mảnh ghép, sở hữu sức mạnh của những vị vua.” (Heraclitus)
Ko như người lớn “thông thường” mục rữa từ bên trong và tiêu thụ đồ ăn vặt, ma túy, chất cồn, và thú tiêu khiển đơn giản trong công cuộc tìm kiếm điên cuồng cảm giác được sống, nhìn nhận ánh bình minh mới mỗi ngày như là một cuộc hành trình khác lạ là điều tự nhiên của những đứa trẻ khỏe mạnh về mặt tâm lý, và cảm giác như thể những khám phá thú vị đang vẫy gọi và tiếp tục nằm chờ đợi. Trẻ em chán ghét tính đơn điệu và nhàm chán theo bản năng. Như Don Quixote, chúng đi tìm kiếm những chuyến phiêu lưu.
“Sự trưởng thành của con người chính là lấy lại được tính ngây thơ của 1 đứa trẻ nô đùa háo hức.” (Nietzsche, Beyond Good and Evil)
Cùng với việc trau dồi lòng gan dạ, để biến cuộc đời thành 1 chuyến phưu lưu, ta cũng cần xác định giá trị, lý tưởng và kiểu loại phiêu lưu sẽ định hình sự tồn tại của mình. Một trong những lựa chọn rõ rệt hơn chính là rời khỏi ngôi nhà an toàn với tư duy và giá trị của 1 kẻ khám phá, dấn thân vào những điều vĩ đại ẩn số.
“Kẻ khám phá luôn tích cực; anh ta hăng hái tìm kiếm con người, hành trình, trải nghiệm. Du khách thì thụ động, họ mong đợi những thứ thú vị xảy đến với mình.” (Daniel Boorstin, The Image: A Guide to Pseudo-Events in America)
Tuy nhiên, trở thành 1 người khám phá thế giới, ko phải là lựa chọn khả thi cho tất cả. Tài chính hạn chế cùng với chính quyền chuyên chế và những cam kết với gia đình và sự nghiệp, có thể hạn chế mức độ mà ta có thể du hành. May mắn thay, ta ko cần rời khỏi nhà về mặt thể lý để biến cuộc đời thành chuyến phưu lưu, bởi ta cũng có thể đi trên 1 chuyến hành trình dẫn tới những vùng đất chưa được khai phá của tâm trí, và một trong những cách để làm điều này chính là định hướng cuộc sống quay quanh truy cầu tri thức. Khi dành cả đời mình cho hành trình đi tìm tri thức, Nietzsche đã tìm thấy sợi dây của Ariadne ko chỉ cứu rỗi cuộc đời ông, mà còn truyền mục đích, sự hứng thú và niềm vui vào nó.
Adriadne thread: Sợi dây của Ariadne, xuất phát từ 1 câu chuyện thần thoại Hy Lạp, khi Theseus quyết định giết Minotaur, thì Ariadne đã tặng 1 cây kiếm và cho sợi dây để khi Theseus giết được Minotaur thì có thể theo sợi dây đã trải đi ngược lại để thoát khỏi mê cung. Theo ngữ nghĩa hiện tại thì nó ám chỉ bất kỳ điều gì dẫn dắt ta ra khỏi 1 tình thế khó khăn.
“Ko! Cuộc sống ko làm tôi thất vọng! Ngược lại, tôi thấy nó trù phú hơn, đáng ao ước và bí ẩn hơn mỗi năm – kể từ ngày kẻ giải thoát vĩ đại đến với tôi, ý tưởng rằng cuộc đời có thể là 1 thử nghiệm của người truy cầu tri thức – và ko phải là 1 nghĩa vụ, tai họa, xảo trá gì! – Và bản thân tri thức: hãy để nó là thứ gì đó đối với kẻ khác, ví dụ, 1 cái giường để nghỉ ngơi … hay một thú tiêu khiển, hay 1 hình thức lười biếng – với tôi nó là một thế giới của những nguy khốn và chiến thắng mà trong đó những cảm xúc quả cảm anh hùng cũng tìm thấy nơi để nhảy múa và chơi đùa. “Cuộc đời như 1 phương tiện để tiến tới tri thức” – với nguyên tắc này trong trái tim, con người có thể sống ko chỉ gan dạ mà còn thậm chí vui vẻ và cười một cách hân hoan nữa!” (Nietzsche, The Gay Science)
Truy cầu tri thức là điều quan trọng vì bản thân nó. Plato bày tỏ với Socrates rằng “Tri thức là thức ăn cho tâm hồn” (Protagoras). Khi được hỏi liệu sinh ra hay ko thì tốt hơn, triết gia tiền Socrates tên Anaxagoras đã trả lời rằng được sinh ra thì tốt hơn bởi vì nó ban cho con người cơ hội “nghiên cứu thiên đường và toàn bộ vũ trụ” (Anaxagoras) Nhưng cống hiến cuộc đời truy cầu tri thức, trong khi là điều quý giá vì bản thân nó, trở nên có giá trị hơn thông qua những lợi ích thứ yếu mà nó mang đến, một trong số đó chính là giúp ta thoát khỏi sự tầm thường và trở thành 1 con người tốt hơn.
“Kiến thức là điều, kế cạnh phẩm hạnh, thực sự nâng tầm một người cao hơn kẻ khác.” (Joseph Addison)
Kiến thức, giống như rượu tốt, ngon hơn qua thời gian và sau cùng biến thành minh triết; và minh triết là thứ thúc đẩy ta tiến tới trạng thái Hiền Triết (Philosophical Sage) lý tưởng. Truy cầu tri thức cũng mang đến những lợi ích thiết thực và sinh lợi bởi nó có thể mở ra sự nghiệp mới và cơ hội nghề nghiệp. Một ví dụ thuộc về lịch sử chính là George Washington Carver. Sinh ra trong tình cảnh nô lệ, Carver khi chết lại là một nhà khoa học và nhà phát minh nông nghiệp nổi tiếng. Khát vọng tri thức ko có điểm dừng đã giúp ông chiến thắng muôn vàn thử thách và vượt lên trên sự nhục nhã ông phải chịu đựng một cách tàn bạo bởi vì gia cảnh của mình.
“Tôi muốn biết tên từng loại đá và hoa và côn trùng và chim và gia súc.” Carver thú nhận. “Tôi muốn biết nó có màu sắc từ đâu, nó có sự sống từ đâu – nhưng chẳng ai chỉ cho tôi cả.” (George Washington Carver, Scientist and Symbol)
Nếu truy cầu tri thức ko hấp dẫn đối với chúng ta, một lựa chọn khác chính là truy cầu sắc đẹp. “Sắc đẹp là kẻ quyến rũ vĩ đại của con người” (Paulo Coelho, The Alchemist). Hay như Roger Scruton quá cố đã viết:
“…cái đẹp ko phải chuyện đùa. Nó ko chỉ là một thứ chủ quan mà là một nhu cầu chung của con người. Nếu ta phớt lờ nhu cầu này, ta sẽ thấy bản thân mình ở nơi hiu quạnh của tâm hồn.” (Roger Scruton, Why Beauty Matters)
Truy cầu sắc đẹp được xem là khó nhằn ko phải vì thiếu cái đẹp trên thế giới, mà là vì nhiều người thiếu đi con mắt để quan sát nó. Cảm mỹ quan của ta có khuynh hướng hao mòn trong những năm tháng phát triển vì phải thực hành ghi nhớ hàng ngày, nghi thức lặp đi lặp lại, học vẹt cấu thành nên thứ gọi là “giáo dục”. Thông qua việc học được nhà nước tài trợ, chúng ta ở trong tình cảnh bị ngăn cấm cái đẹp và nhìn nhận thế giới thông qua sắc màu ý tưởng vô hồn và sự tuân thủ đơn giản.
“Dù chúng ta du hành khắp thế giới để tìm cái đẹp, ta phải mang nó cùng với mình, hoặc ta ko tìm chúng.” (Ralph Waldo Emerson, The Essential Writings of Ralph Waldo Emerson)
Để truy cầu cái đẹp, ta cần kích hoạt lại cảm mỹ quan của mình, và ta có thể làm điều này bằng cách dành thời gian mỗi ngày cảm nhận cái đẹp. Có 2 nguồn cái đẹp trên thế giới mà ta có thể cố định tập trung vào. Đầu tiên, ta có thể học cách tìm niềm vui đích thực và khoải cảm trong thế giới tự nhiên và thấy được điều tuyệt diệu vốn có trong từng hạt giống, thực vật, cây cối, côn trùng, động vật, con người, quang cảnh, núi và hồ.
“Nói thực lòng, rất ít người trưởng thành có thể nhìn thấy tự nhiên. Hầu hết mọi người ko thấy ánh mặt trời. Ít nhất thì họ có một cái nhìn rất hời hợt. Mặt trời chỉ rọi sáng vào mắt con người, nhưng tỏa sáng vào đôi mắt và trái tim của con trẻ. Người yêu thiên nhiên là kẻ sở hữu cảm quan hướng nội và ngoại vẫn được điều chỉnh để thực sự phù hợp với nhau; kẻ vẫn giữ tâm hồn tuổi thơ ấu kể cả khi bước vào thời kỳ trưởng thành.” (Ralph Waldo Emerson, Nature)
Thứ hai, ta có thể điều chỉnh cảm mỹ quan tới cái đẹp tạo ra bởi những cá nhân, từ quá khứ hay hiện đại, mà Schopenhauer gọi là “tinh hoa hay lợi nhuận ròng của sự sống” (The World as Will and Representation) nó là kết quả của sự công nhận rằng cái đẹp do con người tạo nên là nguồn niềm vui và ý thích thuần khiết nhất mà cuộc đời gửi tặng. Nietzsche từng 1 lần viết rằng “Thiếu đi âm nhạc, cuộc sống sẽ là 1 sai lầm.” (Twilight of the Idols) và điều tương tự có thể áp dụng với mỹ nghệ, thơ văn, tiểu thuyết, triết học, và tất cả những tác phẩm tuyệt đẹp khác do đôi bàn tay của đàn ông và phụ nữ tạo nên. Những kho tàng cái đẹp này rất rộng lớn, đến nỗi khi đang trên hành trình hiểu rõ cái đẹp có ích như này, ta đã có đủ nó trong tay để khẳng định cuộc đời. Như Albert Camus viết:
“Ko một tác phẩm mỹ nghệ thực sự đơn lẻ nào mà sau cùng lại ko thêm vào cái tự do nội tâm của mỗi người đã biết đến và yêu thích nó. Vâng, đó là sự tự do mà tôi ca tụng, và nó là thứ giúp tôi trải qua cuộc đời.” (Albert Camus, Resistance, Rebellion, and Death: Essays)
Nhưng truy cầu cái đẹp ko nhất thiết chỉ nằm ở việc coi trọng nó. Ta cũng có thể tạo ra cái đẹp và bằng cách này thêm vào “tinh hoa và lợi nhuận ròng của sự sống” của Schopnehauer. Ta có thể tạo ra âm nhạc, thơ văn, mỹ nghệ, truyện kể, triết học, phim ảnh, khu vườn tuyệt đẹp hay những đứa trẻ khỏe khoắn và tự lập. Hay ta có thể thay đổi chính bản thân hay nhân cách thành một công trình nghệ thuật tuyệt đẹp. Ta có thể tự hỏi rằng, tại sao lại đặt thời gian và công sức cần thiết để tạo nên cái đẹp? “Tôi đau khổ, do đó tôi sáng tạo” chính là nguyên lý cơ bản mà những người sáng tạo cái đẹp tuân theo.
“Với tư cách là một sinh vật đau khổ, tôi ko thể làm việc mà thiếu đi điều gì đó vĩ đại hơn chính mình – điều sẽ trở thành cuộc đời tôi – sức mạnh để sáng tạo.” (Van Gogh)
Hay như Nietzsche viết:
“Sáng tạo, đó là sự cứu chuộc khỏi đau khổ, và là ánh sáng đâm chồi của cuộc đời.” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)
Mỗi hành trình đã đề cập trước đó đòi hỏi tính bất định và nguy hiểm. Khi trở thành 1 kẻ du hành quanh thế giới, ta đặt bản thân mình vào những nguy hiểm ko ai biết đang rình rập ở những xó xỉnh ko ai hay của thế giới. Khi truy cầu tri thức, khi trở thành người mà Emerson gọi là “kẻ truy cầu vĩnh cửu” làm “đảo lộn tất cả mọi thứ”, ta có thể tình cờ bắt gặp những sự thật và kiến thức kinh khủng làm lung lay nền tảng thế giới quan của mình. “Bởi càng nhiều minh triết, càng nhiều sầu khổ.” Cuốn sách Ecclesiastes đã nói. Khi thực hiện hành trình quý trọng cái đẹp, ta có thể nhận thức rõ hơn về tính ngắn ngủi của cuộc đời và nỗi sầu đau của cái chết: “Thế lực bên trong thân xanh lá thúc đẩy dữ dội hoa màu…chính là kẻ hủy diệt của tôi.” , nhà thơ Dylan Thomas viết. Và sau cùng, khi nhìn nhận cuộc đời như chuyến phưu lưu sáng tạo cái đẹp, ta có thể thành mục tiêu của những kẻ ghen ăn tức ở. Bởi như Rollo May giải thích: chính “những họa sĩ, nhà thơ, và các thánh là những người đe dọa hiện trạng mà mỗi xã hội hết mình bảo vệ.” (Rollo May, The Courage to Create)
Tuy nhiên ta phải hỏi bản thân: liệu những nguy hiểm như này có đủ để giữ ta giam cầm trong những lề thói đã được thiết lập sẵn, trong vòng lặp khép kín cuộc đời lặp đi lặp lại lấp đầy bằng cảm xúc vô vọng và kinh hãi trong ta? Để giúp suy ngẫm về câu hỏi này, chúng tôi sẽ kết thúc bằng 1 đoạn văn từ triết gia người Ý mang tên Giacomo Leopardi, người đã nói những lời sau tới 1 nhà thám hiểm biển khơi, đang tìm kiếm những vùng đất mới.
“…nếu tại thời điểm này tôi và anh, và tất cả những người đồng hành khác, ko ra khơi trên những con tàu này, ở trong biển cả, trong sự cô lập ko ai biết này, trong một tình cảnh bất định và nguy hiểm như anh muốn; còn tình huống nào mà chúng ta sẽ gặp phải trong cuộc đời này nữa? Chúng ta sẽ làm gì đây? Ta sẽ trải qua những ngày tháng này như nào đây? Anh có nghĩ mình sẽ hạnh phúc hơn chứ? Hay chúng ta thà ko gặp một vài trắc trở to lớn hơn hay lo âu, hoặc nếu ko thì đầy chán chường?… Kể cả nếu ta chẳng được lợi lộc gì từ chuyến đi xa này, với tôi dường như nó mang lại lợi ích nhiều nhất cho chính bản thân, nó giữ ta ko chán chường một thời gian, làm cho cuộc đời trở nên trân quý với ta, và khiến ta quý trọng nhiều thứ mà lẽ ra mình sẽ ko thèm đếm xỉa.” (Giacomo Leopardi, The Moral Essays)